Iran truy tố ‘thủ phạm’ vụ ám sát chuyên gia hạt nhân
Giới chức Iran truy tố một cựu binh bị cáo buộc là thủ phạm chính trong vụ ám sát chuyên gia hạt nhân Fakhrizadeh hồi tháng 11/2020.
“Thủ phạm chính là một binh sĩ bị đuổi khỏi lực lượng vũ trang Iran, rời khỏi đất nước trước vụ ám sát và đang bị truy tố”, Bộ trưởng Tình báo Iran Mahmoud Alavi nói ngày 15/2 và cho biết một số người liên quan đã được xác định, song không nêu chi tiết về việc bắt nghi phạm chính trong vụ ám sát.
Alavi cáo buộc Israel lên kế hoạch cho “những chiến dịch bạo lực” nhằm vào Iran, bao gồm các vụ ám sát, sau khi chuyên gia hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh bị sát hại. “Những nỗ lực này bị tình báo Iran phát hiện và đánh bại”, Alavi nói.
Fakhrizadeh, từng giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng Iran và đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới Quốc phòng, thiệt mạng trong vụ phục kích cách thủ đô Tehran khoảng 175 km về phía đông hồi cuối tháng 11/2020.
Hiện trường vụ ám sát Mohsen Fakhrizadeh gần thủ đô Tehran, Iran, tháng 11/2020. Ảnh: AFP .
Iran gần như lập tức cáo buộc Israel tổ chức chiến dịch ám sát chuyên gia Fakhrizadeh, cho biết cơ quan tình báo Israel Mossad đứng sau chiến dịch này và sẽ trả thù. Tel Aviv không bình luận về thông tin trên, song một quan chức nói nước này nên được “cảm ơn” vì đã ám sát Fakhrizadeh.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hồi năm 2018 nói Fakhrizadeh là giám đốc chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và kêu gọi cộng đồng quốc tế “ghi nhớ cái tên này”. Iran nhiều lần phủ nhận việc phát triển vũ khí hạt nhân. Lãnh tụ Iran Ali Khamenei ban hành lệnh cấm phát triển vũ khí hạt nhân, tương tự sắc lệnh của người tiền nhiệm Ruhollah Khomeini.
Tờ Jewish Chronicle tuần trước dẫn các nguồn tin tình báo cho biết chiến dịch ám sát chuyên gia Fakhrizadeh là “nhiệm vụ của Mossad” và khẩu súng đặc biệt được dùng trong vụ phục kích được “mang lậu từng phần” vào Iran trong năm 2020. Hơn 20 điệp viên Israel được cho tham gia chiến dịch ám sát Fakhrizadeh, bao gồm công dân Israel và Iran, với “kế hoạch tỉ mỉ”.
Nhiều chuyên gia và quan chức nước ngoài nói rằng vụ ám sát chuyên gia Fakhrizadeh phơi bày lỗ hổng an ninh của Iran, khi đặc vụ nước ngoài có thể xâm nhập nước này để thực hiện đòn tấn công.
Ít nhất 5 chuyên gia liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran bị ám sát trong 10 năm qua, tất cả đều được cho là do đặc vụ Israel thực hiện. Các vụ ám sát thường diễn theo một phương thức chung, khi chuyên gia Iran trên đường đi làm hoặc trở về nhà.
Tướng Iran nói 'sát thủ AI' ám sát chuyên gia hạt nhân
Tướng Iran cho rằng súng điều khiển từ xa trang bị công nghệ AI nhận diện đã được sử dụng để ám sát chuyên gia hạt nhân Fakhrizadeh.
Giới chức Iran tiếp tục đưa ra các giả thuyết không thống nhất về vụ ám sát chuyên gia hạt nhân hàng đầu Mohsen Fakhrizadeh ngày 27/11. Một số nhân chứng cho biết khoảng 3-4 người "bị coi là khủng bố và bị bắn chết" trong vụ ám sát Fakhrizadeh, song nhiều tướng Iran cho rằng chuyên gia này bị hạ sát bởi súng điều khiển từ xa và không có sát thủ nào có mặt ở hiện trường.
Phát biểu trong buổi lễ ở Tehran ngày 6/12, thiếu tướng hải quân Ali Fadavi, phó tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cung cấp thông tin chi tiết hơn, cho biết tổ hợp súng điều khiển từ xa dùng để ám sát Fakhrizadeh được gắn trên một chiếc xe bán tải Nissan. Chiếc xe bán tải dường như được gài thuốc nổ và phát nổ sau vụ tấn công để xóa dấu vết.
Tuy nhiên, tướng Fadavi đưa ra thông tin đáng chú ý là tổ hợp súng điều khiển này được trang bị một hệ thống vệ tinh tình báo có thể zoom cận cảnh vào Fakhrizadeh và sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý tình huống.
Hiện trường vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh gần thủ đô Tehran, Iran, ngày 27/11. Ảnh: AFP .
"Khẩu súng chỉ tập trung vào gương mặt của liệt sĩ Fakhrizadeh, vợ của ông ngồi cách đó 25 cm không bị bắn trúng", tướng Fadavi nói. "Không một sát thủ nào xuất hiện tại hiện trường. Toàn bộ 13 viên đạn được bắn từ khẩu súng trên chiếc xe bán tải. 4 viên trong số đó găm trúng đội trưởng đội cận vệ khi người này lấy thân mình ra che chắn cho Fakhrizadeh".
Ý tưởng sử dụng AI trong xung đột vũ trang từng khiến nhiều nhà khoa học lo lắng. 1.000 nhà khoa học, bao gồm Stephen Hawking, năm 2015 từng ký thư ngỏ kêu gọi cấm phát triển AI dùng cho mục đích quân sự.
Giáo sư Noel Sharkey, thành viên Chiến dịch Chống sát thủ robot, bày tỏ quan ngại về việc các lực lượng quân sự sở hữu vũ khí trang bị công nghệ AI như vậy có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ngoài sức tưởng tượng. "Nếu những thiết bị như vậy hoạt động tự động, sử dụng tính năng nhận diện để xác định và ám sát mục tiêu, chúng ta sẽ đối mặt tình trạng đổ vỡ hoàn toàn an ninh toàn cầu", Sharkey nói.
Tổ hợp súng điều khiển từ xa SMASH Hopper của Israel. Video: Smart Shooter .
Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của tướng Fadavi, vốn chưa được bên độc lập nào kiểm chứng.
Chuyên gia chiến tranh điện tử Tom Withington nhận định Iran "thêm mắm dặm muối" vào tuyên bố này và dùng những lời lẽ đao to búa lớn để che giấu thất bại trong việc đảm bảo an ninh cho chuyên gia hạt nhân hàng đầu.
Fakhrizadeh được an táng tại phía bắc thủ đô Tehran hôm 30/11, giới chức Iran hạn chế quy mô đám tang do lo ngại nCoV lây lan. Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei thề sẽ trả thù vụ ám sát và yêu cầu "trừng phạt đích đáng" những kẻ đứng sau vụ ám sát.
Các quan chức và tướng lĩnh Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công nhằm vào chuyên gia Fakhrizadeh. Tel Aviv đến nay chưa lên tiếng thừa nhận hay bác bỏ cáo buộc.
Truyền thông Israel ngày 4/12 đưa tin các chuyên gia hạt nhân, từng làm việc tại lò phản ứng tuyệt mật Dimona bên trong sa mạc Negev, được giới chức nước này cảnh báo "thận trọng". Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Israel yêu cầu các công dân đang ở Trung Đông và châu Phi cảnh giác trước "mối đe dọa từ Iran".
Vị trí xảy ra vụ ám sát chuyên gia hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh. Đồ họa: Google, BBC .
Giới chức Israel nhiều lần tuyên bố Fakhrizadeh đứng đầu chương trình phát triển vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran. Iran bác cáo buộc của Israel về chương trình vũ khí hạt nhân, khẳng định nó chỉ phục vụ mục đích dân sự, cho rằng Israel là quốc gia Trung Đông duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ít nhất 5 chuyên gia liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran bị ám sát trong 10 năm qua, tất cả đều được cho là do đặc vụ Israel thực hiện. Các vụ ám sát thường diễn theo một phương thức chung, khi chuyên gia Iran trên đường đi làm hoặc trở về nhà.
Bí hiểm rợn người trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh Tình hình Trung Đông đang đứng trước thách thức mới sau khi nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh bị ám sát trước sự bất lực của phản gián Iran. Vụ việc gây tổn hại lớn cho Iran trên nhiều phương diện. Ngày 27/11/2020, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran - Mohsen Fakhrizadeh, đã bị ám sát ở ngoại ô...