Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân
Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân, song điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm túc của các bên trong vấn đề này.
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi đưa ra ngày 14/11 sau cuộc gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ở thủ đô Tehran.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran, ông Araghchi cho biết các cuộc đàm phán giữa ông với người đứng đầu IAEA tốt đẹp và mang tính xây dựng, đồng thời nhấn mạnh hai bên sẽ vạch ra một con đường mới để giảm căng thẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân giữa Iran, cơ quan này và các bên khác. Ngoại trưởng Iran nêu rõ do “chắc chắn được bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân” mà nước Cộng hòa Hồi giáo đang theo đuổi, nên Tehran “không có vấn đề gì” khi hợp tác với IAEA và có thể tiếp tục các hoạt động hợp tác này. Tuy nhiên, các bên khác cũng cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.
Cùng ngày, sau cuộc họp với Tổng Giám đốc IAEA, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami cảnh báo Tehran sẽ nhanh chóng phản ứng với bất kỳ nghị quyết nào mà Hội đồng Thống đốc IAEA đưa ra chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo. Tại cuộc họp báo chung, ông Eslami tuyên bố Iran sẽ không bị ảnh hưởng trước các sức ép và sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân trong khuôn khổ lợi ích quốc gia. Ông Eslami cũng bày tỏ sẵn sàng duy trì hợp tác với IAEA.
Video đang HOT
Khi được hỏi về nguy cơ Israel tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân của Iran, ông Grossi nhấn mạnh các cơ sở này không nên là mục tiêu của bất kỳ vụ tấ.n côn.g nào. Theo ông Grossi, IAEA và Iran đã hợp tác trong thời gian dài và hiện là thời điểm quan trọng để đạt được những kết quả rõ rệt cũng như truyền tải thông điệp đến thế giới rằng các bên chọn con đường khác thay vì đối đầu.
Tổng Giám đốc IAEA dẫn đầu phái đoàn đến Tehran ngày 14/11 để hội đàm với giới chức Iran. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai bên vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, trong đó có việc IAEA tuyên bố đã tìm thấy “dấu vết uranium” tại một số địa điểm chưa được Iran báo cáo, trong khi Tehran nhiều lần bác bỏ.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày cho biết Washington mong muốn Iran “hành động thay vì lời nói” về chương trình hạt nhân của mình.
Tuyên bố của Washington được đưa ra trong bối cảnh mới đây Tổng thống Pezeshkian nêu rõ Iran sẵn sàng giải quyết những “mơ hồ và nghi ngờ” về hoạt động hạt nhân hòa bình của quốc gia này.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), với các cường quốc thế giới vào tháng 7/2015, chấp nhận các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018, tái áp đặt các lệnh trừng phạt và thúc đẩy Iran thu hẹp một số cam kết hạt nhân của mình.
Những nỗ lực nhằm khôi phục JCPOA được bắt đầu triển khai từ tháng 4/2021 tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, qua nhiều vòng đàm phán, các bên vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể nào. Vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra vào tháng 8/2022.
Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân gián tiếp với Mỹ bên lề Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân gián tiếp với Mỹ thông qua trung gian hòa giải bên lề khóa họp 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đây là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 18/9.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Nasser Kanaani cho biết Tehran sẽ theo đuổi nỗ lực dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thông qua đàm phán ngoại giao và cam kết đi theo lộ trình đàm phán. Nhà ngoại giao này khẳng định Iran sẽ tận dụng bất cứ cơ hội tiềm năng nào bằng con đường ngoại giao để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt "khắt khe" và chuẩn bị sẵn sàng cho việc các bên, kể cả Mỹ, cam kết quay trở lại tuân thủ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ về việc khôi phục JCPOA đã khởi động lại từ tháng 4/2021 tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn chưa đạt được bất cứ đột phá đáng kể nào kể từ phiên họp gần đây nhất hồi tháng 8/2022.
Cùng ngày, các nước phương Tây gồm Mỹ, Pháp, Anh và Đức đã ra tuyên bố chung đã kêu gọi Iran hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và đảo ngược những bước đi làm giảm tính minh bạch của chương trình hạt nhân của Tehran.
Trong tuyên bố, đại diện thường trực của các nước nói trên tại IAEA nêu rõ Iran cần ngay lập tức đảo ngược quyết định của nước này về việc hạn chế các cuộc thanh sát của IAEA đối với những cơ sở hạt nhân của Tehran. Đồng thời, tuyên bố cũng kêu gọi Iran hợp tác với IAEA để đảm bảo Iran thực hiện chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình theo đúng các quy định của cơ quan nói trên.
Tuyên bố chung nhấn mạnh IAEA quan ngại sâu sắc về các hoạt động và vật liệu hạt nhân chưa được khai báo ở Iran, trong khi Tehran chưa giải đáp về vấn đề này trong hơn 4 năm qua.
Hôm 18/9, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cũng kêu gọi Iran xem xét vấn đề trên, đồng thời cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng nếu Tehran không hợp tác với cơ quan này. Trước đó, ông Grossi cũng ch.ỉ tríc.h động thái "không cân xứng và chưa từng có" của Iran khi cấm nhiều thanh sát viên được giao nhiệm vụ đến giám sát các hoạt động hạt nhân của Tehran.
Tổng giám đốc IAEA tới Tehran trao đổi về chương trình hạt nhân của Iran Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim đưa tin, ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân của nước này. Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington,...