Iran muốn có S-400 sẽ khiến Israel đẩy nhanh cuộc tấn công
Tờ Bloomberg cho biết, Iran có ý định mua các hệ thống phòng không S-400 từ Nga nhằm chống lại mối nguy cơ từ Israel.
Ấn phẩm Bloomberg không nêu rõ Iran muốn nhận hệ thống phòng không nào, nhưng khả năng cao đó là tổ hợp S-400 Triumf.
Với kinh nghiệm có được khi vận hành S-300PMU-2, dự kiến Tehran sẽ chỉ mất khoảng hai năm để đưa S-400 vào hoạt động.
Theo Bloomberg, hợp tác trong lĩnh vực quân sự giữa Moskva và Tehran gây lo ngại nghiêm trọng cho Tel Aviv, bởi Israel tin rằng Iran có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân, do vậy họ sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn điều này xảy ra.
Israel sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh của mình ở phương Tây. Hơn nữa, các quan chức tại Tel Aviv đã đưa ra những tuyên bố rất rõ ràng về điều này: “Bạn càng chờ đợi lâu, tình hình càng trở nên khó khăn hơn”.
Tuyên bố trên là lời của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, rõ ràng ám chỉ cuộc tấn công vào Iran, ý kiến này được đưa ra vào tuần trước tại một hội nghị an ninh ở Tel Aviv.
Video đang HOT
Iran có thể sớm nhận được hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf từ Nga.
Ấn phẩm Bloomberg nhắc lại rằng Iran cáo buộc Israel đã tiến hành ám sát nhiều nhà khoa học hạt nhân của họ, điều mà Tel Aviv không thừa nhận công khai.
Các nhà phân tích của ấn phẩm Mỹ tin rằng hệ thống phòng không S-400 với khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 250 km (phiên bản xuất khẩu) sẽ tạo ra “chiếc ô” tin cậy trong việc bảo vệ bầu trời, và điều này khiến Israel rất lo lắng.
“Họ càng có nhiều hệ thống phòng không thì càng gây ra nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ phân tích khi nào là thời điểm tốt nhất để hành động”, tuyên bố này được ông Yossi Kuperwasser – cựu quan chức tình báo và hiện là thành viên cấp cao của Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Israel đưa ra như lời cảnh báo đanh thép.
Moskva lên tiếng cảnh báo sau thông tin Israel không loại trừ khả năng gửi 'Vòm Sắt' cho Ukraine
Chính quyền tiền nhiệm của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối chuyển giao các hệ thống vũ khí cho Ukraine, nhưng điều này có thể thay đổi, dẫn tới phản ứng của Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu với báo giới tại Moskva. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đài RT của Nga cho biết ông Netanyahu, người vừa trở lại làm Thủ tướng Israel, đã có cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Jake Tapper của kênh CNN vào hôm 31/1.
Trong cuộc phỏng vấn, người đứng đầu chính phủ Israel bày tỏ sẵn sàng làm trung gian hoà giải cho xung đột giữa Nga và Ukraine,
Trước đây, sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát, ông Netanyahu từng đề nghị được đóng vai trò trung gian hòa giải không chính thức, nhưng chưa làm được vì khi đó còn ở phe đối lập tại Israel.
Điều đáng chú ý là trong cuộc phỏng vấn ông Netanyahu cho biết ông không loại trừ khả năng gửi các hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) tới Kiev.
Đây là điều mà chính quyền tiền nhiệm ở Israel đã bác bỏ. Trong một cuộc họp báo với các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/10/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz nói rằng Tel Aviv ủng hộ và sát cánh với Ukraine, NATO và phương Tây, nhưng sẽ không chuyển giao các hệ thống vũ khí cho Kiev.
Phát biểu của ông Netanyahu liên quan tới khả năng chuyển giao Vòm Sắt cho Ukraine đã dẫn tới phản ứng từ phía Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nói với các phóng viên báo chí ở Moskva rằng: "Tất cả các quốc gia cung cấp vũ khí (cho Ukraine) nên hiểu rằng chúng tôi sẽ coi những (vũ khí) này là mục tiêu hợp pháp của các lực lượng vũ trang Nga".
Bà Zakharova nhấn mạnh: "Bất kỳ nỗ lực nào - đã được thực hiện hoặc thậm chí chưa được thực hiện nhưng đã được công bố, nhằm cung cấp thêm vũ khí, cung cấp vũ khí mới hoặc cung cấp một số loại vũ khí khác - sẽ dẫn đến sự leo thang của cuộc khủng hoảng này. Và mọi người nên nhận thức rõ điều đó".
Theo Đài RT, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã phản ứng lại tuyên bố của nhiều hãng truyền thông rằng ông Netanyahu "chắc chắn đang xem xét" khả năng triển khai các hệ thống Vòm Sắt tới Ukraine. Tuy nhiên, câu trích dẫn này không xuất hiện trong bản tường thuật cuộc phỏng vấn của CNN hoặc hai đoạn video được CNN đăng trực tuyến.
Vòm Sắt là một hệ thống phòng không tầm ngắn mà Israel đã sử dụng để chống lại các tên lửa do Phong trào Hezbollah và Phong trào Hamas phóng đi.
Sau khi từ chối đề nghị gửi hệ thống phòng không cho Ukraine hồi tháng 10/2022, vào tháng 11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz đã giải thích rằng Israel không có "cơ sở sản xuất đủ lớn" để đáp ứng nhu cầu của Ukraine, trong khi một cố vấn quân sự cấp cao cho biết nước này không muốn chống lại Nga, quốc gia có sự hiện diện quân sự lớn ở nước láng giềng Syria.
Hãng tin AFP của Pháp cũng cho hay Israel là một trong số ít nước duy trì mối quan hệ tương đối nồng ấm với cả Ukraine và Nga. Đến nay, Israel vẫn không viện trợ vũ khí trực tiếp cho Ukraine nhằm tránh gây căng thẳng với Nga, nước đang gần như kiểm soát vùng trời Syria và được cho là đã làm ngơ trước các cuộc không kích của Israel nhắm vào các mục tiêu của Iran tại đây.
Hồi tháng 3/2022, Thủ tướng Israel khi đó là ông Naftali Bennett bất ngờ đến Moskva để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Bennett sau đó chuyển thông điệp của ông Putin cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng không thành công trong việc tổ chức một cuộc đàm phán trực tiếp giữa hai lãnh đạo.
Muốn chặn tham vọng hạt nhân Iran, Thủ tướng Israel phát tín hiệu sẵn sàng đối đầu quân sự? Ngày 21/2, phát biểu tại Hội nghị an ninh Hertog tại Tel Aviv, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận định, răn đe quân sự thực tế là cách tốt nhất để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran. Thủ tướng Israel (thứ 2 từ phải sang) tại Hội nghị an ninh Hertog tại Tel Aviv ngày 21/2. (Nguồn: GPO) Nhà lãnh đạo...