iPhone xách tay khan hàng, nhiều đại lý giảm giá ảo để hút khách
iPhone xách tay rơi vào tình trạng khan hàng tại Việt Nam, nhiều mẫu máy đồng loạt tăng giá 300-500 nghìn đồng.
“iPhone 6S, iPhone 6S Plus đồng loạt giảm giá sốc 1 triệu đồng”, đó là lời quảng cáo của một số cửa hàng bán lẻ điện thoại xách tay tại Hà Nội trong những ngày gần đây.
Theo ghi nhận của Zing.vn, mức giảm giá này được các cửa hàng áp dụng cho phiên bản iPhone 6S Plus 16 GB. Theo đó, máy chỉ có giá chưa tới 6 triệu đồng, rẻ hơn từ 700.000 đến 1 triệu đồng so với mức giá bán trung bình trên thị trường.
GSM Arena.
Tuy nhiên, người dùng sẽ không mua được những chiếc máy này bởi khi có khách hỏi, các chủ cửa hàng đều cho biết đã hết máy và chỉ còn phiên bản 64 GB với mức giá chênh lệch hơn 2 triệu đồng.
Theo anh Quang Trung, đại diện một hệ thống bán lẻ điện thoại tại Hà Nội, đây là chiêu trò thường được các cửa hàng nhỏ lẻ sử dụng để hút khách.
Video đang HOT
Trên thực tế, họ hoàn toàn không có máy và chỉ dựa vào mức giá ảo để tìm kiếm khách hàng, sau đó lôi kéo khách lựa chọn những loại máy có mức giá cao hơn.
Anh cũng cho biết thêm, iPhone xách tay đang xảy ra tình trạng khan hàng. Việc nhập máy gặp nhiều khó khăn, nguồn hàng thiếu, các thương gia cũng được dịp tăng giá từ 200-500 nghìn đồng tùy sản phẩm.
Anh Minh Đức, đại diện một hệ thống bán lẻ khác cũng cho biết so với thời điểm cách đây 2 tuần, giá nhập các phiên bản iPhone xách tay đã tăng 300-500 nghìn đồng.
Cụ thể, giá của iPhone 6 đã tăng 300 nghìn đồng, trong khi đó giá của iPhone 7 và 7 Plus cũng đồng loạt tăng khoảng 500 nghìn đồng. Thậm chí, một số mẫu máy như iPhone 6 16 GB, iPhone 6S Plus 16 GB còn xảy ra tình trạng “cháy hàng”.
Anh Đức cho biết thêm việc khan hàng xảy ra ngay thời điểm sinh viên nhập học, có nhu cầu mua sắm cao đã khiến việc kinh doanh của nhiều cửa hàng gặp không ít khó khăn.
Các loại máy được ưa chuộng như iPhone 6, iPhone 6S khá ít hàng, nhiều lúc cung không đủ cầu. Những mẫu máy cao cấp hơn như iPhone 7 và 7 Plus không xảy ra tình trạng hết hàng nhưng do mức giá cao nên không thu hút được nhiều sự quan tâm.
Bên cạnh máy quốc tế, giá bán của những chiếc iPhone khóa mạng cũng tăng từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng. Theo đó, iPhone 6s lock đã tăng 400 nghìn đồng so với trước lên mức giá 3,8 triệu đồng, trong khi đó iPhone 7 Plus lock có giá hơn 8 triệu đồng, tăng 800 nghìn đồng so với trước đây.
Nguồn: Zing
Bí quyết mua hàng tốt và rẻ của một nhân viên văn phòng
Cùng một mặt hàng bán ở chợ - siêu thị - cửa hàng đại lý, thường thì mua ở đại lý sẽ rẻ nhất.
Ảnh minh họa: thewinanews
Tôi làm cho một công ty cổ phần, sáng 8h có mặt ở văn phòng, chiều 5h30 nghỉ, nhưng thường tôi không mấy khi rời công sở trước 6 giờ, một phần vì muốn làm hết việc, một phần vì không muốn ra ngoài sớm tắc đường. Đi từ công ty về nhà mất khoảng 40 phút. Vì thế tôi có hai cách đi chợ, hoặc là sáng sớm hoặc là chiều tối muộn sau khi tan việc.
Tôi sống ở quận 7, TP HCM. Khu vực nhà tôi sống gần chợ, gần một siêu thị to và mấy siêu thị nhỏ, ngoài ra là nhiều cửa hàng đại lý các đồ tiêu dùng. Nếu tính trong bán kính 4km thì còn có thêm hai siêu thị lớn nữa.
Tôi thường khảo giá một mặt hàng ở nhiều nơi bán khác nhau để chọn mua được hàng ở mức giá rẻ nhất. Sau một thời gian, tôi phát hiện ra hàng tiêu dùng ở các cửa hàng đại lý thường rẻ nhất vì họ tốn ít tiền cho chi phí mặt bằng (thường bán luôn tại nhà) cũng như nhân viên (chỉ có vài người) và ông bà chủ thường trực tiếp là người thu ngân. Tuy nhiên, rất nhiều món hàng tặng kèm sản phẩm của nhà sản xuất bị các đại lý này ém đi. Giá cùng một mặt hàng sẽ không giống nhau khi bán tại các siêu thị khác nhau, rất may siêu thị có niêm yết giá để người mua hàng tự so sánh.
Tuy nhiên, khi siêu thị có chương trình khuyến mại giảm giá, thì mặt hàng đó sẽ rẻ hơn cả cửa hàng đại lý. Cùng một mặt hàng nhưng các chương trình khuyến mại ở các siêu thị nhiều khi cũng không giống nhau. Ví dụ một chai nước giặt, siêu thị A có chương trình giảm giá vào đầu tháng 10, siêu thị B tặng kèm một khăn tắm vào tháng 11. Những khi gặp chương trình khuyến mại, tôi thường mua số lượng nhiều hơn để dùng dần. Tôi cũng xem kỹ thời hạn sử dụng để không mua nhiều quá, dùng không kịp trước khi hàng hết hạn.
Về rau củ, thực phẩm tươi sống, hàng bán ở chợ cũng rẻ hơn hàng trong siêu thị. Tuy nhiên, vì hàng chợ bảo quản không tốt nên tôi chỉ mua dịp sáng sớm. Hôm nào không đi chợ sáng kịp, tôi sẽ mua ở siêu thị lúc tan tầm. Đặc biệt nhiều loại rau và thực phẩm chín (đã qua chế biến) đến cuối ngày (sau 18-19h) được giảm giá tại nhiều siêu thị. Những thực phẩm này vẫn đảm bảo chất lượng nếu mua về ăn ngay. Vì thế, đây là mặt hàng yêu thích của tôi, nhưng tôi cũng chỉ mua đủ lượng ăn ngay trong bữa tối đó để không lãng phí.
Còn chồng tôi, khi mua những đồ điện tử cũng thường khảo sát giá ở nhiều nơi. Không cần thiết phải đến tận cửa hàng, chúng tôi khảo giá qua trang web của các siêu thị, đại lý, hoặc gọi điện thoại trực tiếp hỏi. Nhìn chung, những đại lý ít tốn tiền mặt bằng nhân viên sẽ có giá mềm hơn. Tất nhiên khi mua sản phẩm chúng tôi luôn đòi hỏi có giấy bảo hành chính hãng.
Theo vnexpress.net
Một số kinh nghiệm khi đi mua ô tô mới Mua xe là một quyết định quan trọng với một số tiền rất lớn nên cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi mua. Nhìn chung mua xe ô tô là một quyết định quan trọng, một số tiền rất lớn mà chủ xe phải bỏ ra để sở hữu chiếc xe yêu thích kèm với đó là số tiền nuôi xe hàng...