iPhone, AirPods ngày càng đắt, chúng ta đang phải trả tiền cho thứ gì?
Ngoài chi phí sản xuất, có hàng loạt các “ chi phí ngầm” mà người dùng buộc phải gánh chịu khi các hãng công nghệ đồng loạt tăng giá sản phẩm điện tử tiêu dùng thời gian gần đây.
Apple vừa chính thức trình làng một sản phẩm mới với công thức quen thuộc: giá bán cao hơn nhiều so với đối thủ. Mặc dù biết sản phẩm Apple chưa bao giờ rẻ, khi “Táo khuyết” thông báo mức giá lên đến 549 USD cho mẫu tai nghe trùm dầu AirPods Max, nhiều fan trung thành nhất của hãng cũng phải giật mình. Đã có người đặt câu hỏi: “Liệu có nhầm lẫn gì ở đây không?”
Apple vừa công bố tai nghe AirPods Max với giá tương đương một chiếc iPhone.
Tuy nhiên, có một thực tế là Apple không phải công ty duy nhất liên tục tăng giá sản phẩm trong thời gian qua. Và mặc dù liên tục phàn nàn, vẫn có không ít người sẵn sàng chi tiền để mua các sản phẩm đắt đỏ đó. Giá của các sản phẩm điện tử tiêu dùng, đặc biệt là smartphone, máy tính, thậm chí phụ kiện đang tăng rất mạnh. Vậy, chúng ta đang phải trả tiền cho những giá trị gì ở phần tăng thêm đó?
Gánh nặng sản xuất
Về cơ bản, sản xuất những thiết bị điện tử tiêu dùng như smartphone hay headphone hiện nay không còn quá khó khăn. Với nguồn cung vô tận từ Trung Quốc, bất cứ ai cũng có thể đứng lên, tự lắp ráp những chiếc smartphone mang thương hiệu của riêng mình với những công nghệ hiện đại bậc nhất.
Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ mà linh kiện sản phẩm có thể mua ngoài chơ như bó rau, lắp ghép như LEGO, ở góc độ nào đó, người dùng vẫn chỉ ưa chuộng các sản phẩm từ Apple, Samsung, Lenovo hay Microsoft.
Video đang HOT
Giá bán lẻ một sản phẩm tất nhiên lớn hơn nhiều so với việc cộng giá linh kiện lại. Người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy các báo cáo đọc vanh vách từng hạng mục giá linh kiện (giá BoM – Bill of Materials) của một chiếc smartphone, smartwatch hoặc laptop. Họ cũng chẳng ngạc nhiên khi biết một chiếc Galaxy Note 20 giá 1.200 USD có giá linh kiện chỉ 549 USD hay iPhone 12 Pro 999 USD có giá linh kiện 593 USD.
Còn có rất nhiều “chi phí ngầm” khi phát triển một sản phẩm, từ lắp ráp cho đến vận chuyển và bán lẻ. Tất nhiên, không thể không kể đến phần chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), vốn ngốn một khoản cực lớn của mọi nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, tất cả chi phí đó cộng lại vẫn không thể chiếm đến một nửa giá bán sản phẩm.
Ngoài phí linh kiện, sản xuất, nghiên cứu phát triển, bạn còn phải trả cho một thứ gọi là “phí hệ thống” – gồm cả một hệ sinh thái của nhiều ngành hàng kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm đó. Vì sao bạn yêu thích một sản phẩm này hơn sản phẩm khác? Bạn đang trả tiền cho việc phát triển ra sản phẩm đó và một giá trị vô hình được đảm bảo một cách rõ ràng bởi thương hiệu của sản phẩm đó.
Chi phí linh kiện cho iPhone 12 Pro gần 600 USD nhưng sản phẩm này được bán với giá 999 USD. Người dùng buộc phải trả thêm cho nhiều “chi phí mềm” khác.
Thật không may, những giá trị này vô cùng khó định lượng. Và nó trở thành lý do hoàn hảo để một sản phẩm được định giá gấp đôi phí linh kiện. Đã có những câu hỏi đặt ra về việc “phí hệ thống” cho một sản ph ẩm thực sự là bao nhiêu và có nên đặt gánh nặng đó lên vai người tiêu dùng hay không. Ngoài ra, nếu đã có luật và các tiêu chuẩn công nghiệp được thiết lập, người dùng có phải trả thêm phí cho những tính năng cơ bản của một sản phẩm hay không?
Đó là chưa kể đến việc có hay không hoạt động “nghiên cứu và phát triển” cho một số sản phẩm nhất định. Khi khoảng cách về giá sản xuất và giá bán lẻ của các sản phẩm công nghệ đang ngày càng nới rộng, chắc chắn phải có một điểm dừng nào đó. Đáng tiếc, chúng ta hoàn toàn mù mờ về việc điểm dừng đó ở đâu?
Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là sự thật. Người dùng luôn mong muốn các sản phẩm tốt hơn nữa qua mỗi năm. Khi đó, nhiệm vụ của các công ty công nghệ là tạo ra sản phẩm (và định giá chúng) đáp ứng mong muốn của người dùng.
Luôn có những thời điểm trong lịch sử khi thị trường phát sốt với những sản phẩm được xem là “phá giá thị trường”. Tuy nhiên, sau một thời gian, hầu hết mọi thứ lại quay về sự bình ổn như nó vốn phải có. OnePlus hay Xiaomi đã cố làm điều đó trên thị trường di động. Tuy nhiên, bản thân họ phải thừa nhận không đủ sức cạnh tranh nếu không tăng giá sản phẩm.
Cũng từ đó, thị trường tạo ra một cái vòng luẩn quẩn. Khi giá sản phẩm tăng cao, người dùng có xu hướng giữ sản phẩm cũ của họ lâu hơn. Điều này, ngược lại, làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất, buộc họ phải tăng giá sản phẩm đề bù đắp cho doanh số thiếu hụt.
Tai nghe AirPods Max mới được sản xuất tại Việt Nam
Một bản tin từ chuỗi cung ứng Apple hôm nay đã tiết lộ chiếc headphone trùm tai mới - AirPods Max - được sản xuất tại Việt Nam.
Trên thực tế, khi đọc bản tin, bạn sẽ thấy điều này được thể hiện khá rõ ràng, nhưng xét về mặt câu chữ, chưa thể khẳng định 100% được.
Cũng có khả năng quá trình sản xuất AirPods Max diễn ra tại cả hai quốc gia.
Cụ thể, bản tin đăng trên Digitimes có nội dung như sau:
" Chiếc headphone trùm tai mới ra mắt của Apple, AirPods Max, được sản xuất bởi các công ty trụ sở Trung Quốc là Luxshare Precision Industry và Goertek, theo các nguồn công nghiệp.
Các nhà sản xuất Trung Quốc này đã đánh bại các đối thủ Đài Loan để giành được các đơn hàng AirPods Max, dù rằng Inventec Appliances trước đó được cho là đã tham gia vào quá trình phát triển ban đầu của thiết bị.
Inventec Appliance, nhà sản xuất chủ lực đối với sản phẩm AirPods Pro, từ chối bình luận về các khách hàng cụ thể. Nhưng họ từng nói rằng sẽ liên tục phát triển các dây chuyền sản xuất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác nhau và đạt được các mục tiêu trong chiến lược đa dạng hoá của mình.
Các nguồn tin nói rằng cả Luxshare và Goertek đang sản xuất AirPods Max tại các nhà máy của họ ở Việt Nam, dấu hiệu cho thấy Apple đang đẩy nhanh việc chuyển địa điểm của các chuỗi cung ứng liên quan ra khỏi Trung Quốc "
Được biết, từ vài năm qua, Apple đã và đang tìm cách giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc, và họ ngày càng đẩy mạnh việc này trong bối cảnh bị tác động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung do chính quyền ông Trump khởi xướng. Apple còn phải đối mặt với nhiều cáo buộc vi phạm luật lao động tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Sự lệ thuộc của Apple vào Trung Quốc đã đặt họ vào vị trí ngày càng khó khăn hơn xét trên khía cạnh PR, bởi Apple sẽ bị buộc phải chấp thuận với những điều luật khắt khe của quốc gia này.
" Vào năm 2017, chính phủ Trung Quốc từng yêu cầu Apple xoá bỏ ứng dụng New York Times khỏi App Store Trung Quốc; Apple chấp thuận. Cuối năm đó, Trung Quốc ép Apple xoá bỏ hơn 400 ứng dụng VPN khỏi App Store; Apple hiển nhiên đã làm theo.
Cũng trong năm 2017, Bộ Công an Trung Quốc yêu cầu Apple xoá bỏ Skype; công ty trụ sở tại Cupertino này một lần nữa tuân thủ răm rắp. Tiếp đó, hãng tiếp tục xoá bỏ ứng dụng tin tức Quartz; đó là chưa kể họ còn cấm cả một ứng dụng liên quan đến biểu tình ở Hong Kong.
Gây tranh cãi hơn nữa, Trung Quốc đã đưa ra một điều luật mới vào năm 2017 nhằm yêu cầu các công ty nước ngoài phải sử dụng các công ty Trung Quốc để lưu trữ dữ liệu người dùng. Điều đó có nghĩa Apple phải hợp tác với một công ty tại đây để lưu trữ dữ liệu iCloud. Apple khẳng định dữ liệu được mã hoá và chỉ có mình mới nắm giữ khoá giải mã, nhưng có nhiều nghi hoặc xoay quanh vấn đề này. Và kể cả nếu Apple yêu cầu phải có trát của toà mới cho phép lực lượng hành pháp Trung Quốc truy xuất dữ liệu người dùng, điều đó cũng chỉ mang tính hình thức ở Trung Quốc mà thôi ".
Chính vì vậy, tìm cách đưa dây chuyền sản xuất của các sản phẩm mới nhất ra khỏi Trung Quốc là điều hoàn toàn hợp lý mà Apple sẽ muốn thực hiện cho bằng được.
Apple trình làng tai nghe AirPods Max giá 549 USD AirPods Max là mẫu tai nghe không dây dạng over-ear có chống ồn chủ động đầu tiên từ Apple với giá cao gấp đôi AirPods Pro. AirPods Max. Mẫu headphone mới từ Apple hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói với trợ lý ảo Siri, kết nối nhanh không dây với iPhone. Sản phẩm cũng có cảm biến phát hiện đeo để tự...