Internet of Things trị giá tới 19000 tỷ USD, kết nối vạn vật
“Internet of everything” sẽ có tác động đến xã hội mạnh hơn gấp năm đến 10 lần so với bản thân Internet, Giám đốc điều hành Cisco John Chambers cho biết.
Theo CNET, Chambers tin rằng Internet of everything, hay còn được gọi là Internet of Things (IoT), sẽ tạo ra 19 nghìn tỷ USD lợi nhuận và giá trị kinh tế trong thập kỷ tới.
Internet of Things (IoT) là một viễn cảnh trong đó vạn vật (kể cả con người) đều được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa con người với con người hoặc con người với máy tính.
Phát biểu tại Hội nghị Mobile World Congress (MWC), Chambers cũng khẳng định rằng Internet of Things có khả năng tác động mạnh hơn gấp 5-10 lần so với bản thân Internet đối với xã hội.
Chambers cũng đưa ra minh chứng cho sự phát triển của các thiết bị kết nối, đó là nếu chỉ có 1.000 thiết bị kết nối Internet khi Cisco được thành lập vào năm 1984 thì cho tới năm 2010, đã có hơn 10 tỷ thiết bị kết nối. Đến năm 2020, Chambers kỳ vọng con số này sẽ lên đến 50 tỷ thiết bị kết nối Internet.
Video đang HOT
Quan tâm một cách nghiêm túc đến lĩnh vực này nghĩa là bạn đang nắm giữ trong tay chìa khóa thành công của mọi thời đại. Chambers nói đùa rằng ông đã từng phải “mua chuộc” người khác đi uống nước khi muốn nói về Internet of Things. Thế nhưng bây giờ, nhiều công ty đã phải mời ông ra ngoài ăn tối và xin cung cấp thêm thông tin trong lĩnh vực này.
Tại Consumer Electronics Show vào tháng trước, Chambers cho biết năm 2014 sẽ được xem như là một năm phát triển đỉnh điểm của Internet of Things, với nhiều thiết bị hơn sẵn sàng được kết nối và kết hợp cùng nhau. Ông nói thêm rằng đánh giá của mình phần lớn dựa trên những ý kiến mà khách hàng, chủ yếu là những người đến từ các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông và cung ứng.
Những thay đổi lớn đang đến gần, và với sự phát triển nhanh chóng của Internet of Things, trong tương lai không xa, những ngôi nhà thông minh, những thành phố thông minh, quốc gia thông minh sẽ không còn xa lạ nữa.
Theo VNReview
Thị trường PC suy thoái không phanh
Dựa theo thống kê của IDC và Gartner, doanh số PC (laptop, máy để bàn...) trong kì nghỉ lễ vừa qua tiếp tục giảm tới 6-7% so với cùng kì năm ngoái, tiếp tục xu hướng suy thoái không thể chống cự lại được của thị trường PC.
Các con số được 2 công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng Gartner và IDC cho thấy smartphone và tablet tiếp tục đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Các thiết bị di động này ít cồng kềnh hơn, tiện dụng và cũng rẻ hơn PC rất nhiều, giúp chúng ngày càng trở nên phổ biến cho người dùng, bất kể mục đích sử dụng là công việc, giải trí hay liên lạc và tìm kiếm thông tin.
Gartner cho biết sự tăng trưởng quá ấn tượng của thị trường thiết bị di động là lý do chính khiến doanh số tiếp tục giảm 7% so với 1 năm về trước. Các con số được Gartner thống kê tới tháng 12/2013, thời điểm nhu cầu thị trường đồ điện tử đang ở trong giai đoạn "đỉnh" nhất của năm. Đây là quý thứ 7 liên tiếp doanh số PC bị sụt giảm.
IDC đưa ra con số hơi khác biệt một chút. Theo công ty này, sản lượng PC trong quý IV/2013 chỉ giảm 6%.
Cả Gartner lẫn IDC đều đưa ra kết luận rằng số lượng PC xuất xưởng trong năm vừa qua đã giảm 10%. Sản lượng PC trong nhiều thập kỉ vừa qua gần như chưa bao giờ sụt giảm quá 4% (so sánh quý năm trước với cùng kỳ năm sau). Trong những năm qua, thị trường PC mới chỉ chứng kiến 2 lần sụt giảm quá mốc 4%: vào năm 2001, khi rất nhiều công ty Internet bắt đầu sụp đổ và vào năm 2012, thời điểm tablet bắt đầu trỗi dậy một cách mạnh mẽ.
Theo Gartner và IDC, sản lượng PC năm nay đạt từ 314 đến 316 triệu máy. Điều này có nghĩa rằng thị trường PC đang giảm tới mức ngang bằng năm 2009, khi mà các thị trường đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Năm nay, IDC cho rằng doanh số PC sẽ tiếp tục giảm 4%.
HP, nhà sản xuất PC lớn nhất nước Mỹ, đã trải qua quý IV cực kì khó khăn khi sản lượng giảm từ 7% - 9% so với cùng kỳ năm 2012, dựa theo số liệu của cả Gartner và IDC. Điều này khiến HP trở thành nhà sản xuất PC lớn thứ 2 thế giới, sau Lenovo (Trung Quốc). Trong năm vừa qua, sản lượng của Lenovo tăng 9%. Nhờ đó, Lenovo hiện đang chiếm thị phần 19%, trong khi HP chỉ chiếm 17%.
Mặc dù HP vẫn đang gặp nhiều khó khăn, có vẻ như cuộc khủng hoảng PC trên nước Mỹ hiện đang lắng dịu dần. Tốc độ sụt giảm sản lượng PC của các nhà sản xuất khác không còn nặng nề như những năm trước.
Theo IDC, sản lượng PC tại Mỹ trong quý IV chỉ giảm dưới 2%. Nhà phân tích Rajani Singh của IDC cho rằng người dân Mỹ đang bắt đầu mua PC mới, sau khi nhận ra rằng họ vẫn cần máy để bàn hoặc laptop để làm các công việc như soạn thảo văn bản cỡ lớn và làm các bảng tính Excel.
Song, các nhà sản xuất PC vẫn sẽ gặp khó khăn tại các quốc gia kém phát triển. Theo nhà phân tích Mikako Kitagawa của Gartner, người dân tại các nước này sẽ ít mua những chiếc máy để bàn cồng kềnh: "Tại các thị trường mới nổi, thiết bị được kết nối đầu tiên của người tiêu dùng đang dần trở thành smartphone, và thiết bị điện toán đầu tiên của họ sẽ là tablet".
Theo Huffington Post
10 xu hướng công nghệ thế giới năm 2014 Ultrabook có webcam 3D, smartphone màn hình cong, menu Start trở lại trên Windows 8.2... là ba trong số các xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ xảy ra trong năm 2014. Theo trang Laptopmag, dự đoán về tương lai luôn là việc đầy rủi ro, mạo hiểm. Tuy vậy, Laptopmag cũng đã nghiên cứu và đưa ra 10 xu hướng công...