Intel muốn đoạt ngôi vương của TSMC, Samsung vào năm 2025
Intel cho biết sẽ sản xuất bán dẫn hiện đại nhất thế giới vào năm 2024 và giành lại ngôi vương từ tay TSMC, Samsung vào năm tiếp theo.
Intel vừa đạt thỏa thuận sản xuất chip di động cho Qualcomm bằng công nghệ mới, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của công ty Mỹ trên thị trường gia công chip (foundry). Intel, nhà sản xuất chip số 1 Mỹ, bị các đối thủ châu Á bỏ lại phía sau những năm gần đây sau một loạt trì hoãn trong việc đưa công nghệ sản xuất tiên tiến ra thị trường.
Dù vậy, công ty kỳ vọng “cân bằng” về công nghệ với những người dẫn đầu thị trường như TSMC và Samsung vào năm 2024 và lấy lại ngôi vương vào năm 2025. Tham vọng của Intel xuất hiện trong bối cảnh Mỹ và các nước khác đều thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước. Gần đây, Washington phê duyệt gói 52 tỷ USD kích thích ngành công nghiệp chip nội địa. Bản thân Intel và TSMC cũng đổ hàng tỷ USD vào xây dựng và mở rộng nhà máy bán dẫn tại Mỹ.
Theo Intel, công nghệ mới mang tên 20A sẽ hiện đại hơn so với công nghệ mà TSMC và Samsung đang cung cấp, tương đương 2nm. Nanometer (nm) là khoảng cách giữa các bóng bán dẫn trên một con chip. Kích thước nm càng nhỏ, con chip càng hiện đại và mạnh mẽ, từ đó chi phí phát triển và sản xuất cũng tốn kém hơn.
Hiện nay, chỉ có Intel, Samsung, TSMC sản xuất được chip bằng công nghệ dưới 10nm. Chẳng hạn, TSMC đặt mục tiêu sản xuất đại trà 3nm vào nửa sau năm 2022. Trong khi đó, Intel lại tiếp tục hoãn sản xuất số lượng lớn bộ xử lý Xeon cho máy chủ và sẽ không thể bắt đầu sản xuất đại trà bằng công nghệ 7nm cho tới cuối năm 2022 hoặc 2023, đi sau cả Samsung và TSMC.
Video đang HOT
Intel vừa là đối thủ, vừa là khách hàng của TSMC, công ty đang nắm 50% thị trường foundry toàn cầu. Hồi tháng 3, Intel cho biết sẽ quay lại thị trường này và muốn có 100 khách hàng. Trước đây, hãng chủ yếu sản xuất chip để dùng cho nội bộ.
Intel cũng cho biết Amazon Web Service sẽ chuyển sang công nghệ đóng gói của Intel. Đây là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất chip, tích hợp nhiều loại chip khác nhau vào wafer. Đóng gói chip được xem là mặt trận tiếp theo của các công ty đứng đầu thị trường.
CEO Intel cảnh báo thiếu hụt chip có thể kéo dài đến năm 2023
CEO Pat Gelsinger dự báo thiếu hụt chip toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2023 khi Intel phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thiết kế và sản xuất chip.
Thiếu hụt chip toàn cầu đã gây ra ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, như ngành sản xuất xe hơi đang bị gián đoạn nghiêm trọng do thiếu hụt các thành phần bán dẫn.
Hãng xe lâu đời của Đức Volkswagen AG đã cảnh báo rằng thiếu hụt chip toàn cầu có thể tệ hơn trong vòng 6 tháng tới. Trong khi các hãng khác dự báo vấn đề có khả năng kéo dài sang cả năm sau.
Phải mất 2 năm để nguồn cung trở lại bình thường, như CEO Pat Gelsinger của Intel trả lời báo giới trong buổi công bố báo cáo tài chính quý II/2021.
CEO Intel (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Versailles vào tháng trước.
Dù vậy, nguồn cung thiếu hụt có thể được giảm bớt vào cuối năm nay khi nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) tăng tốc độ sản xuất chip tự động. TSMC dự kiến thiếu hụt chip đối với các hãng xe hơi có thể không còn trong vài tháng tới.
TSMC và Intel đã bắt tay xây dựng nhà máy mới mặc dù sẽ mất khoảng 2 năm nữa mới hoàn thành.
Kể từ khi trở lại Intel vào tháng 2, Pat Gelsinger đã hành động mạnh mẽ hơn để giảm bớt sự thiếu hụt chip. Ông cam kết thực hiện các hợp đồng sản xuất chip, mở rộng nhà máy và lôi kéo những kỹ sư tài năng để làm Thung lũng Silicon vĩ đại trở lại. Intel cũng đang đàm phán để mua lại nhà sản xuất chip GlobalFoundries với giá 30 tỷ USD.
Quý II/2021, Intel báo cáo khoản doanh thu và lợi nhuận cao hơn kỳ vọng, lần lượt là 19,6 tỷ USD và 5,1 tỷ USD. Mặc dù đánh bại dự đoán của Phố Wall, biên lợi nhuận của Intel có thể trượt giảm vào cuối năm nay.
Sự bùng nổ của thị trường PC trong đại dịch là chất kích thích giúp Intel tăng trưởng mạnh, cũng như nhờ thông báo cập nhật Windows 11 vào cuối năm nay của Microsoft. Nhờ đó, Intel tăng dự báo doanh thu cho cả năm lên 77,6 tỷ USD và cho quý sắp tới lên 19,1 tỷ USD.
Hồi tháng 3, Pat Gelsinger sau khi nắm quyền đã lên kế hoạch xây nhà máy 20 tỷ USD ở bang Arizona. Đến tháng 5, ông nâng cấp kế hoạch thêm 3,5 tỷ USD cho bang New Mexico.
Vào tháng 6, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch thúc đẩy phát triển công nghệ trong đó có gói 39 tỷ USD dành cho các nhà máy sản xuất chip nội địa. Dự luật này vẫn cần được Hạ viện thông qua trước khi trình ký lên Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Bên trong nhà máy của Intel ở Ireland.
Dẫu vậy, Intel sẽ phải chứng kiến các đối thủ chi ngày càng nhiều cho nhà máy sản xuất chip. Hồi tháng 4, TSMC công bố kế hoạch chi 100 tỷ USD trong 3 năm tới để nâng công suất nhà máy trong khi Samsung lên kế hoạch đầu tư 116 tỷ USD đến năm 2030 để mở rộng khả năng sản xuất chip nhớ.
Intel cũng phải đối diện với sự cạnh tranh của các đối thủ trực tiếp. AMD dù phải đối diện những khó khăn tương tự nhưng đã tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Trong quý I/2021, doanh thu của AMD đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và giới phân tích dự báo công ty sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa khi báo cáo tài chính quý II được công bố vào tuần tới.
Những công ty công nghệ khác của Mỹ như Texas Instruments Inc. cũng báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng vọt trong quý vừa qua. Nvidia Corp vừa báo cáo doanh thu kỷ lục trong quý và chính thức vượt mặt Intel để trở thành nhà sản xuất chip có giá trị vốn hóa lớn nhất nước Mỹ.
Apple, Intel sẽ là hai hãng đầu tiên sản xuất chip bằng tiến trình 3nm của TSMC Theo tờ Nikkei, Apple và Intel sẽ là hai đối tác đầu tiên áp dụng công nghệ sản xuất chip thế hệ tiếp theo của TSMC. Apple và Intel đang thử nghiệm thiết kế chip dựa trên công nghệ sản xuất chip 3nm của TSMC. Tờ Nikkei Asia cho biết, các dòng chip 3nm mới sẽ bắt đầu sản xuất vào năm tới...