Instagram ra mắt công cụ chặn bình luận phân biệt chủng tộc
Instagram sử dụng “những cảnh báo mạnh hơn” khi mọi người đăng tải những bình luận mang tính phản cảm, đồng thời cung cấp chức năng “làm mờ chữ” để người sử dụng lọc các thông điệp mang tính lạm dụng.
Ngày 11/8, Instagram đã thông báo một số biện pháp mới nhằm ngăn chặn các nội dung mang tính phân biệt chủng tộc hoặc lạm dụng trên ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí này.
Động thái trên được đưa ra sau làn sóng các bình luận có nội dung kích động sự thù hằn, phân biệt chủng tộc nhằm vào các cầu thủ tuyển đội bóng đá Anh tham dự vòng chung kết EURO 2020.
Nền tảng mạng xã hội Instagram cho biết sẽ bắt đầu sử dụng “những cảnh báo mạnh hơn” khi mọi người đăng tải những bình luận có thể mang tính phản cảm cũng như cung cấp chức năng “làm mờ chữ” nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lọc các thông điệp mang tính lạm dụng.
Instagram cũng sẽ cho phép người dùng hạn chế các bình luận và các đề nghị gửi tin nhắn.
Video đang HOT
Các nội dung mang tính hận thù và phân biệt chủng tộc nhằm vào đội tuyển bóng đá quốc gia Anh thời gian qua đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của chính giới và dư luận tại Anh, đồng thời sức ép đối với các mạng xã hội lớn của Mỹ như Facebook và Twitter trong vấn đề kiểm duyệt các nội dung đăng tải.
Giám đốc Instagram, ông Adam Mosseri cho biết các biện pháp mới được thiết kế nhằm giảm mức độ lan truyền các nội dung phân biệt chủng tộc, phân biệt giới và kỳ thị người đồng tính.
Trong một bài đăng, ông Mosseri viết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rất nhiều bình luận tiêu cực nhằm vào một số gương mặt công chúng xuất phát từ những người không thực sự theo dõi họ, hoặc từ những người mới theo dõi gần đây.”
Theo ông, chính sách mới “cho phép bạn đọc bình luận từ những người đã theo dõi bạn lâu ngày, trong khi hạn chế tiếp xúc với những người chỉ xuất hiện để tấn công bạn.”
Theo Instagram, các cảnh báo hiện nay đã giúp giảm 50% tần suất xuất hiện các bình luận mang tính lạm dụng.
Trên thực tế, Instagram đã cho hiển thị một cảnh báo khi một ai đó tìm cách đăng một bình luận nhằm mục đích kích động. Nếu họ tìm cách đăng những bình luận như thế nhiều lần, cảnh báo mạnh hơn sẽ được hiển thị.
Theo chính sách mới nhất, “cảnh báo mạnh sẽ được đưa ra ngay từ lần đầu tiên xuất hiện bình luận kiểu này”.
Dịch vụ đánh sập tài khoản Instagram giá 60 USD
Bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu đánh sập tài khoản Instagram của người khác với số tiền 60 USD. Thậm chí, có nơi còn cung cấp dịch vụ với giá chỉ từ 5 EUR.
Theo Motherboard, lợi dụng cơ chế bảo vệ chống các hành vi tự tử, làm hại bản thân và mạo danh của Instagram, một số kẻ cung cấp dịch vụ đánh sập tài khoản. Trong một số trường hợp, những kẻ này cũng liên quan đến dịch vụ khôi phục tài khoản cho người bị Instagram cấm cửa không rõ lý do với giá hàng ngàn USD.
Trên diễn đàn OG Users, một người dùng nickname War quảng cáo đã hoạt động từ năm 2020 và có kinh nghiệm "hàng top". "Dù giá không rẻ nhất, hãy tin tôi vì bạn sẽ nhận được đúng với số tiền bỏ ra", quảng cáo viết. Trả lời Motherboard, người này tiết lộ có thu nhập 5 chữ số từ việc đánh sập tài khoản Instagram trong chưa đầy 1 tháng. War tính phí 60 USD cho mỗi yêu cầu.
Một diễn đàn underground khác quảng cáo dịch vụ tương tự nhưng giá rẻ hơn, từ 5 EUR đến 30 EUR/tài khoản, phụ thuộc vào số người theo dõi. Họ có thể đánh sập tài khoản tối đa 5.000 người theo dõi, thậm chí cao hơn.
War không rõ vì sao khách hàng lại dùng dịch vụ của mình, nhưng rõ ràng khách hàng đều có tiền. "Có thể họ là người yêu cũ hoặc có ác cảm với họ. Có thể họ muốn hủy hoại công việc kinh doanh của đối tượng, hoặc được một người khác yêu cầu".
Cả hai đoạn quảng cáo đều yêu cầu tài khoản mục tiêu phải dùng ảnh con người ở hình đại diện. Trong trường hợp của War, họ sẽ dùng một tài khoản tick xanh và đổi thông tin giống hệt nạn nhân, bao gồm tiểu sử, tên, ảnh đại diện... rồi báo cáo họ lên Instagram với lý do mạo danh.
Flanvel, một nạn nhân của dịch vụ này cho hay, tài khoản Instagram của mình bị cấm do vi phạm chính sách tự sát hay tự làm hại bản thân của Instagram.
Những kẻ tấn công có thể viết script (mã lập trình kịch bản) riêng để báo cáo đồng loạt (mass report) một tài khoản nào đó. Một script mà Motherboard tìm được sẽ ngừng báo cáo sau khoảng 40 báo cáo để tránh vượt giới hạn của Instagram. Motherboard còn xem được quảng cáo tìm người lập trình "bot" mass report tài khoản Instagram trên một website tuyển dụng.
Sau khi bị đóng tài khoản, nạn nhân có thể nhận được tin nhắn từ một người nào đó đề nghị khôi phục tài khoản với chi phí từ 3.500 tới 4.000 USD. Thông thường, nếu muốn mở lại tài khoản, người dùng phải cung cấp nhiều thông tin cho Instagram như tên, số điện thoại, email liên kết.
Theo Flanvel, có trường hợp tài khoản của kẻ tấn công và khôi phục theo dõi lẫn nhau trên Instagram, làm dấy lên nghi ngờ cả hai có liên quan tới nhau.
Instagram cho phép người dùng tự kiểm soát nội dung nhạy cảm khi xem Tính năng mới cho phép người dùng Instagram dễ dàng tự kiểm soát nội dung mà họ cho là nhạy cảm hiển thị trong tab "Khám phá" (Explore) của chính mình. Trước đây, Instagram đã dựa trên các thuật toán đề xuất và hạn chế tự động để đảm bảo người dùng không nhìn thấy các nội dung gây khó chịu trong phần...