Indonesia ‘xoa dịu’ ông Trump bằng chính sách thuế quan hấp dẫn
Vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Indonesia đã thông báo kế hoạch thuế quan nhằm “xoa dịu” Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngay trước thời điểm ông chính thức nhậm chức vào tuần tới và đ.e dọ.a tăng mức thuế quan lên các đối tác toàn cầu.
Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Indonesia có kế hoạch đề xuất giảm thuế quan thương mại đối với Mỹ trong thời gian tới. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kinh tế Airlangga Hartarto hé lộ tại sự kiện Triển vọng năng lực cạnh tranh kinh doanh IBC 2025 vào đầu tuần này tại thủ đô Jakarta. Chính phủ Indonesia dự định đưa ra đề xuất này như một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác song phương với phía Mỹ nhằm giảm thiểu khả năng bị chính quyền của ôngTrump tăng mức thuế quan trong thời gian tới.
“Chúng tôi đang yêu cầu hợp tác kinh tế song phương để giảm thuế quan”, Bộ trưởng Airlangga nói. Ông Airlangga cho biết hợp tác thương mại có thể bao gồm các cơ chế như hiệp định thương mại tự do (FTA).
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống đắc cử Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với các thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi (gọi tắt là BRICS) nếu khối này thúc đẩy kế hoạch tạo ra một loại tiề.n tệ làm đối trọng với đồng USD. Thời gian qua, khối BRICS đã thúc đẩy giảm phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.
Trong khi đó, Indonesia chính thức gia nhập BRICS chưa đầy 2 tuần trước lễ nhậm chức của Trump. Điều này làm dấy lên lo ngại về tác động tiềm tàng đối với quan hệ thương mại Indonesia – Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Airlangga đã hạ thấp mối lo ngại nêu trên khi cho rằng thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của Indonesia, như hàng may mặc và hàng hóa, không phải là một vấn đề mới. Từ lâu, một số sản phẩm xuất khẩu của Indonesia đã phải chịu thuế nhập khẩu của phía Mỹ.
Ông cũng nhấn mạnh khác biệt trong thi hành chính sách thuế quan của Mỹ với Indonesia, khi một số quốc gia khác trong khu vực nhận được nhiều ưu đãi hơn.
Bất chấp những thách thức nêu trên, thương mại giữa Indonesia và Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại song phương hai nước trong năm 2023 đã đạt mức 34,5 tỷ USD, trong đó Indonesia có thặng dư tới 12 tỷ USD. Từ tháng 1 đến tháng 10/2024, kim ngạch thương mại hai nước đạt 31,6 tỷ USD và Indonesia vẫn duy trì thặng dư với mức 11,5 tỷ USD.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã ra lệnh xem xét lại tư cách của Indonesia đối với Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ, với lý do là phía Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại. GSP là một chương trình ưu đãi thương mại có lợi cho các quốc gia đang phát triển, đã hết hạn vào năm 2020 và đang chờ Quốc hội Mỹ gia hạn.
'Đầu tàu' kinh tế ASEAN tăng cường quản lý hoạt động khai khoáng
Indonesia sẽ triển khai hệ thống theo dõi trực tuyến các lô hàng niken và thiếc vào thứ Hai tuần tới nhằm quản lý doanh thu cho chính phủ và cải thiện quản trị khai thác mỏ.
Một mỏ niken ở Nam Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Alamy
Phát biểu họp báo ngày 22/8, Thứ trưởng Bộ Hàng Hải và Đầu tư Indonesia Septian Hario Seto cho biết, Hệ thống theo dõi trực tuyến các lô hàng niken và thiếc, với tên gọi là SIMBARA sẽ được triển khai vào ngày 26/8. Theo đó, các công ty luyện kim phải đăng ký nơi mua niken, vị trí mỏ khai thác. Các nhà máy luyện kim sẽ không được phép dỡ các lô quặng từ các mỏ chưa trả tiề.n bản quyền.
Thứ trưởng Septian cũng cho biết thêm, SIMBARA cũng sẽ được liên kết với hồ sơ kỹ thuật số của chính phủ về hạn ngạch khai thác, được gọi là RKAB. Điều này cho phép thợ mỏ theo dõi lượng hạn ngạch sản xuất mà mỏ còn lại trong giai đoạn này và cảnh báo các cơ quan chức năng nếu có sự khác biệt trong dữ liệu sản lượng và doanh số.
Indonesia là nước sản xuất niken lớn nhất thế giới và là một trong những nước sản xuất thiếc lớn nhất. Sử dụng SIMBARA, chính phủ sẽ có thể theo dõi niken và thiếc từ các mỏ đến các nhà máy luyện kim trong nước.
Hệ thống SIMBARA được triển khai vào năm 2022 và đã thành công trong việc tăng doanh thu của chính phủ trong lĩnh vực than. SIMBARA ban đầu được tạo ra như một hệ thống tích hợp tất cả các hoạt động quản lý hàng hóa than từ thượng nguồn đến hạ nguồn trong một hệ sinh thái. Mục đích là tạo ra dữ liệu khoáng sản và than đơn lẻ và giám sát tích hợp để vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru và thúc đẩy doanh thu của nhà nước.
Với thành công này, Chính phủ Indonesia đã quyết định mở rộng hệ thống này sang các lĩnh vực khác, trước hết là niken và thiếc. Dự kiến, SIMBARA sẽ được mở rộng hơn nữa sang các mặt hàng khác như vàng, bauxite và dầu cọ thô trong tương lai.
Indonesia khôi phục kế hoạch xây tường biển ngăn thủ đô Jakarta chìm dần Indonesia đang khôi phục kế hoạch xây tường biển khổng lồ nhằm ngăn chặn thủ đô Jakarta chìm với tốc độ nhanh do nước biển dâng và sụt lún. Ngập nước tại Tây Jakarta năm 2020. Ảnh: National Geographic Bộ trưởng Điều phối Vấn đề Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto hôm 10/1 khi phát biểu tại một sự kiện ở Jakarta đã công...