Indonesia sẵn sàng tiếp nhận Su-35 sau cảnh báo của Mỹ
Sau những cảnh báo về việc phải chịu các điều khoản hạn chế của Đạo luật CAATSA từ Mỹ thì có vẻ như Indonesia vẫn tiếp tục kế hoạch mua sắm Su-35.
Tổ hợp S-300 Syria “gần như đã sẵn sàng hoạt động”Cú “lỡ tay” tai hại khiến Hamas hứng đủ thịnh nộ Israel
Hợp đồng mua sắm tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S được ký bởi đại diện Nga và Indonesia hôm 14/2/2018 tại thủ đô Jakarta, trị giá thương vụ lên tới 1,14 tỷ USD.
Ông Totok Sugiharto – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia từng cho biết “Hai chiến đấu cơ Su-35S đầu tiên được giao vào tháng 8/2018″.
Theo ông Sugiharto, 6 máy bay tiếp theo sẽ về Indonesia sau 18 tháng kể từ thời điểm ký hợp đồng, trong khi 3 tiêm kích còn lại được bàn giao sau đó 5 tháng. Hai quốc gia trước đó đã ký bản ghi nhớ chung tại Moskva với nội dung trao đổi 11 chiến đấu cơ Sukhoi lấy các hàng hóa quan trọng.
Indonesia hồi tháng 8/2017 tuyên bố sẽ tìm cách đổi dầu cọ, cà phê và trà lấy tiêm kích Su-35S do Nga sản xuất, họ sẽ được ưu đãi cấp tín dụng mua vũ khí như nhiều bạn hàng khác và trả chậm để phù hợp hơn với khả năng thanh toán.
Video đang HOT
Không quân Indonesia đang vận hành phi đội tiêm kích Su-27SKM và Su-30MK2
Không quân Indonesia rất kỳ vọng vào hợp đồng mua sắm Su-35S, bởi đây là nguồn bổ sung đáng kể cho họ sau khi nước này đã có kinh nghiệm vận hành các chiến đấu cơ Flanker thế hệ cũ bao gồm Su-27SKM và Su-30MK2.
Mặc dù vậy kế hoạch tiếp nhận Su-35S của Indonesia đã không diễn ra một cách thuận lợi như dự định ban đầu, khó khăn đầu tiên chính là tình hình tài chính của Nga hiện không còn dư dả để cấp tín dụng để giúp cho Jakarta mua sắm máy bay một cách thuận lợi.
Tuy nhiên đáng kể nhất phải là hiệu lực từ Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (Đạo luật CAATSA), khiến cho Indonesia phải cân nhắc việc mua Su-35S bởi họ vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào hợp tác quốc phòng với Mỹ.
Nhưng rồi diễn biến bất ngờ đã tới, khi Indonesia được Mỹ chấp thuận đưa ra ngoài danh sách các quốc gia phải chịu ràng buộc bởi CAATSA, mở đường cho quốc gia Vạn Đảo xúc tiến kế hoạch trên.
Tiêm kích đa năng Su-35S của Không quân Nga
Theo truyền thông Indonesia, bắt đầu từ hôm nay, Phi đoàn số 14 của Không quân Indonesia sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác tiêm kích Su-35S, dự kiến công việc sẽ hoàn tất vào đầu năm 2020.
Như vậy có thể thấy rằng Jakarta đang thực hiện công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho việc tiếp nhận dòng chiến đấu cơ tối tân trên của Nga nhằm nâng cao năng lực tác chiến trên không của mình trong lúc tình hình khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.
Tờ Komersant cho biết ngoài Indonesia, Ai Cập cũng đã ký hợp đồng với Nga về việc mua hơn 20 tiêm kích Su-35S.
Hợp đồng được thực hiện từ cuối 2018, máy bay dự kiến sẽ được bàn giao cho đối tác vào năm 2020.
Tùng Dương
Theo Datviet
Lũ lụt tấn công miền Đông Indonesia
Ngày 8-3, theo Cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia, 2 người thiệt mạng và 6 người mất tích trong các đợt mưa lớn kéo theo lũ lụt tại nhiều khu vực ở miền Đông nước này, khiến hàng trăm người phải di tản đến nơi an toàn.
Mưa lớn khiến nước sông Citarum trên đảo Java dâng tràn bờ, đồng thời gây lũ quét trên diện rộng. Trong khi đó, cư dân tại vùng ngoại ô TP Bandung, cách thủ đô Jakarta 180km về phía Đông, buộc phải di chuyển bằng thuyền gỗ và thuyền bơm hơi tới các địa điểm an toàn.
Lũ lụt thường xảy ra vào mùa mưa của Indonesia, kéo dài từ tháng 10 năm trước cho tới tháng 4 năm sau. Hồi tháng 1 vừa qua, ít nhất 70 người đã thiệt mạng khi lũ lụt và lở đất tấn công tỉnh Nam Sulawesi. Các trận lũ lụt gần đây đã ảnh hưởng tới hơn 30.000 người dân tại các khu vực thuộc các tỉnh Tây Java và Đông Java.
HOÀNG THANH
Theo SGGP
Chiến lược xoay trục sang Nhật Bản của Malaysia và tác động tới ASEAN Từ các thủ đô Jakarta, Phnom Penh và Bangkok lãnh đạo của các nước ASEAN đang theo dõi xem chiến lược hướng đến Nhật Bản của Malaysia diễn ra như thế nào. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: AFP/TTXVN Sự đột phá của Malaysia trong việc xoay trục sang Nhật Bản có thể cung cấp cho các nước ASEAN một hình mẫu nhằm...