Indonesia, Philippines siết hạn chế cộng đồng
Indonesia sắp áp dụng hạn chế cộng đồng với thủ đô Jakarta, trong khi Philippines tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa với hơn một nửa dân số để ngăn Covid-19.
Truyền thông Indonesia hôm nay đưa tin Bộ Y tế đã phê duyệt yêu cầu của chính quyền Jakarta về việc áp đặt các hạn chế cộng đồng quy mô lớn trong thành phố để ngăn nCoV lây lan.
Tuy nhiên, chi tiết cụ thể về các hạn chế vẫn chưa được tiết lộ và một phát ngôn viên của Bộ Y tế Indonesia sau đó lại nói rằng yêu cầu của Jakarta vẫn chưa được chấp thuận.
Một số tờ báo đã trích lời Busroni, quan chức phụ trách truyền thông tại Bộ Y tế Indonesia, cho biết chính quyền thủ đô Jakarta có thể tự quyết định các hạn chế mà họ muốn áp đặt sau khi yêu cầu được phê duyệt.
Một nhân viên phun khử trùng tại khu dân cư ở Jakarta, Indonesia hôm 4/4. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay cũng thông qua quyết định gia hạn lệnh phong tỏa và cách ly tại nhà đối với hơn một nửa dân số. Bộ trưởng Nội các Philippines Karlo Nograles cho biết các biện pháp “tăng cường cách biệt cộng đồng” dự kiến kết thúc vào tuần tới, nhưng sẽ kéo dài đến ngày 30/4.
Các chính sách hạn chế đi lại và tập trung đông người đã được áp đặt tại thủ đô Manila và vùng lân cận từ gần một tháng trước, sau khi Philippines ghi nhận ca nhiễm nội địa đầu tiên. Đây cũng một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng các biện pháp cách ly tại nhà nghiêm ngặt.
Indonesia và Philippines là hai quốc gia bị Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực Đông Nam Á. Philippines hiện ghi nhận hơn 3.600 ca nhiễm và hơn 160 người tử vong do nCoV. Indonesia, vùng dịch chết chóc nhất khu vực, thông báo số ca nhiễm vượt 2.400, trong đó hơn 200 người đã chết.
Ngọc Ánh
Đông Nam Á trước nguy cơ 'vỡ trận' COVID-19
Những ngày qua, các nước Đông Nam Á đang tỏ rõ quyết tâm khống chế dịch COVID-19 với các biện pháp ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên nỗ lực của khu vực này đang đối mặt với thách thức lớn, nhất là về nhân lực và hạ tầng hệ thống y tế.
Video đang HOT
Nhiều người chen chúc ở bến xe buýt tại Manila, Philippines sau khi thành phố này bị phong tỏa để chống dịch - Ảnh: REUTERS
Hiện nay tại những nước có hạ tầng y tế hạn chế hoặc không có, tình hình sẽ rất tệ. Châu Phi có hạ tầng y tế hạn chế, Nam Mỹ sẽ đối mặt với vấn đề lớn và Đông Nam Á có thể đối diện nguy cơ rất, rất lớn.
Nhà khoa học Paul Stoffels nhận định, lo ngại các khu vực này sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn các nước phương Tây.
Giới quan sát đánh giá các nước như Singapore, Thái Lan, Việt Nam vẫn đang kiềm chế được sự lây lan dịch bệnh trong khi Indonesia, Philippines, Myanmar, Lào tuột lại phía sau.
Thiếu xét nghiệm, tảng băng chưa lộ rõ
Nhà khoa học Paul Stoffels, giám đốc khoa học của Tập đoàn Johnson & Johnson, cho rằng chính phủ các nước Đông Nam Á nên nghe theo hướng dẫn của các nhà khoa học bởi vì không có khoa học thì tất cả chỉ là đoán mò.
Đến nay tỉ lệ tử vong trên số ca bệnh rất cao tại nhiều nước là lý do khiến giới chuyên gia lo ngại số người thực sự mắc COVID-19 của khu vực này cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp nhiều lần con số chính thức được ghi nhận. Nó phần lớn là do tốc độ xét nghiệm thấp và chậm chạp tại Đông Nam Á.
Hệ thống y tế của nhiều nước đang chật vật với tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ, nhân lực và năng lực làm xét nghiệm. Chính quyền Indonesia đã triển khai xét nghiệm trên diện rộng tại những nơi phát hiện ca nhiễm, đồng thời bắt buộc người dân luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nhằm kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Tương tự, Philippines bắt đầu tăng cường xét nghiệm cho người dân sau khi nhận hàng nghìn bộ xét nghiệm từ nước ngoài và mở phòng thí nghiệm mới. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, hiện nước này chỉ mới thực hiện gần 23.000 xét nghiệm. Trong khi đó con số này tại Indonesia chưa tới 10.000.
Càng xét nghiệm nhiều, tảng băng chìm dịch bệnh càng lộ rõ. Ngày 6-4 cũng là ngày Indonesia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất từ trước đến nay, 248 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm một bệnh nhân ở thành phố Depok, Indonesia, ngày 6-4 - Ảnh: AFP
Nguy cơ sụp đổ hệ thống y tế
Nhưng xét nghiệm không phải là điểm yếu duy nhất. Hệ thống giường bệnh, thiết bị y tế như máy thở, nhân lực cũng là vấn đề nan giải. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Philippines có khoảng 10 giường bệnh và 14 bác sĩ trên 10.000 dân.
Để so sánh, Ý, nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi dịch bệnh bùng phát, có 40 bác sĩ và 30 giường bệnh trên 10.000 dân.
Tại Malaysia, Thủ tướng Muhyiddin Yassin ngày 25-3 vẫn còn tự tin rằng gần 3.600 giường bệnh tại 34 bệnh viện của nước này, trong đó mới sử dụng hết 30%, là đủ để đối phó với dịch.
Tuy nhiên, tổng giám đốc y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah ngày 31-3 đã thừa nhận nếu tốc độ lây lan trên 1.000 ca/ngày, nước này sẽ không có chỗ chứa.
"Hiện tại chúng ta có trung bình 100 - 200 ca/ngày. Ở một số nước đã có sự tăng vọt, chẳng hạn 2.500 ca/ngày. Chúng ta sẽ không chống chịu nổi nếu điều đó xảy ra với chúng ta - ông Hisham Abdullah nói - Chúng ta không thể xây bệnh viện trong 10 ngày hay tăng thêm nhân viên y tế".
Thay vào đó, Malaysia chọn giải pháp tái điều động nhân viên y tế từ các khu vực và dọn trống bớt các bệnh viện để có thêm giường.
Indonesia, nước cũng chỉ có 12 giường bệnh trên 10.000 dân, đang gấp rút chuẩn bị thêm giường bệnh. Wisma Atlet Kemayoran, tổ hợp các tòa chung cư tại trung tâm thủ đô Jakarta, vốn được dùng làm nơi ở cho các vận động viên tham gia thi đấu tại Asian Games 2018, đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến khẩn cấp để chữa trị cho 24.000 bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngoài ra, Indonesia đã xây dựng thêm một bệnh viện khẩn cấp trên đảo hoang Galang hoạt động từ ngày 6-4.
Trong khi đó, việc thiếu thốn thiết bị y tế, chữa trị là điều không thể tránh khỏi khi nhiều nhân viên y tế cho biết họ thậm chí phải mặc áo mưa thay cho áo bảo hộ để xử lý các ca bệnh hoặc phải tự mang khẩu trang đi làm.
Đó là chưa kể những khó khăn đặc thù tại các nước trong khu vực như địa hình nhiều đảo nhỏ, chất lượng hệ thống y tế không đồng đều giữa các khu vực khiến nhiều người ở các vùng ngoại ô đối mặt với nguy cơ lớn.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Singapore, Thái Lan tự tin
Đến nay, chỉ Thái Lan và Singapore là hai nước tự tin có hệ thống y tế đủ sức đối phó với COVID-19. Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha của Thái Lan ngày 2-4 khẳng định nước này có đủ giường bệnh, trong khi các quan chức y tế cho biết hệ thống bệnh viện của Thái Lan có thể tiếp nhận đến 1.000 ca bệnh mỗi ngày và đủ sức điều trị cho tất cả bệnh nhân.
"Chính phủ sẽ dốc mọi nguồn lực cần thiết để chống dịch" - ông Prayuth nói, đồng thời nhấn mạnh chính phủ sẽ nhập thêm thiết bị y tế và đảm bảo mọi người có đủ khẩu trang.
Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cũng cho biết đảo quốc này đã chuẩn bị sẵn kịch bản cho các tình huống xấu nhất và khẳng định Singapore có đủ nhân lực và cơ sở y tế để điều trị cho các bệnh nhân. Từ cuối tháng trước, Singapore đã chuẩn bị thêm các cơ sở cách ly và có thể lập thêm phòng bệnh ở sân của các bệnh viện công.
Tuy nhiên, mỗi nước dường như vẫn đơn độc trong việc đối phó với dịch bệnh và thiếu sự hợp tác để ngăn sự lây lan của virus trong khối. Cuối tháng 3-2020, các nước ASEAN khẳng định phối hợp đối phó ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhưng chủ yếu cam kết duy trì mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và đảm bảo an sinh xã hội để giảm thiểu tác động của dịch.
95.000
Bộ trưởng tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati cảnh báo có thể gần 95.000 người dân sẽ mắc bệnh vào cuối tháng này.
Thực thi biện pháp mạnh
Kể từ đầu tháng 4-2020, hàng loạt biện pháp mạnh đã được triển khai tại khu vực để đối phó với xu hướng lây lan dịch mạnh tại nhiều nước. Thái Lan áp dụng giờ giới nghiêm, cấm nhập cảnh hoàn toàn kể cả đối với công dân Thái.
Indonesia bắt buộc người dân mang khẩu trang khi đi ra đường, đóng cửa các điểm du lịch, đẩy mạnh xét nghiệm trên diện rộng sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp.
Tổng thống Philippines dọa bắn chết những người vi phạm lệnh phong tỏa, trong khi Singapore mới đây quyết định cách ly hàng chục ngàn lao động nhập cư và xử lý các khu ký túc xá của lao động nước ngoài, đóng cửa văn phòng, trường học trong một tháng sau khi số ca nhiễm tăng kỷ lục.
TRẦN PHƯƠNG
Ca nhiễm nCoV ở Đông Nam Á tiếp tục tăng Malaysia, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hôm nay ghi nhận thêm 150 ca nhiễm mới nCoV, trong khi số người nhiễm tại Indonesia đã vượt 2.000. Bộ Y tế Malaysia báo cáo thêm 150 trường hợp dương tính với nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 3.483. Nước này cũng ghi nhận thêm 4 người...