Indonesia nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương trong giải quyết khủng hoảng toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Sáng 8/7, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20 FMM) với chủ đề “Cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng hơn” đã chính thức khai mạc tại khu nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương trong giải quyết khủng hoảng toàn cầu - Hình 1
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu bắt đầu cuộc họp, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã đ.ánh giá cao sự hiện diện của các đại biểu, cho thấy sự tôn trọng đối với Indonesia với tư cách là nước chủ nhà G20.

Đề cập đến các cuộc khủng hoảng hiện nay, bà Retno Marsudi nhấn mạnh: “Những thách thức toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu. Song thành thật mà nói, chúng ta không thể phủ nhận rằng thế giới ngày càng khó ngồi cùng nhau”.

Ngoại trưởng Retno Marsudi cho rằng tình hình thế giới hiện nay làm cho mọi người mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương và khả năng ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu. Song chắc chắn tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nếu không có chủ nghĩa đa phương.

Bà khẳng định chủ nghĩa đa phương là cơ chế duy nhất mà tất cả các quốc gia, bất kể quy mô và mức độ giàu nghèo, đều bình đẳng và được đối xử bình đẳng. Nhấn mạnh rằng tiếng nói của tất cả các quốc gia – dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển – phải được lắng nghe, bà Retno Marsudi cho biết đây là lý do lần đầu tiên Chủ tịch G20 mời đại diện của các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các nước thành viên Liên minh châu Phi tham dự diễn đàn này.

Video đang HOT

Cho rằng chủ nghĩa đa phương cũng là cách duy nhất phối hợp các ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, bà Retno Marsudi kêu gọi tất cả các nước nỗ lực hết sức để củng cố lòng tin chiến lược, sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như duy trì tất cả các nền tảng và nguyên tắc sáng lập Liên hợp quốc. Trên cơ sở đó, bà Retno Marsudi hối thúc sớm chấm dứt xung đột và giải quyết các bất đồng trên bàn đàm phán.

Ngoại trưởng Indonesia cũng cho hay một cuộc khủng hoảng, cụ thể là cuộc xung đột ở Ukraine, đã xảy ra trong bối cảnh thế giới đang tìm cách phục hồi hậu đại dịch COVID-19. Bà Retno Marsudi nói rõ: “Chúng ta gặp nhau hôm nay vào thời điểm có nhiều thách thức lớn. Thế giới vẫn chưa phục hồi sau đại dịch, nhưng chúng ta đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác là cuộc xung đột ở Ukraine”.

Ngoại trưởng Retno Marsudi cũng nhắc lại chuyến thăm mới đây của Tổng thống Joko Widodo tới Nga và Ukraine, đồng thời khẳng định rằng đây là cách Indonesia giúp xây dựng “cầu nối” giữa các quốc gia và ủng hộ hòa bình, điều này phù hợp với các nguyên tắc của một Indonesia “độc lập và năng động”.

G20 FMM bao gồm hai phiên họp, trong đó phiên đầu tiên về tăng cường chủ nghĩa đa phương sẽ thảo luận các động thái chung nhằm tăng cường hợp tác toàn cầu và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho ổn định, hòa bình và phát triển của thế giới. Phiên thứ hai về an ninh lương thực và an ninh năng lượng sẽ thảo luận về các bước đi chiến lược nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực, tình trạng khan hiếm phân bón và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao.

Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động lớn đến các nước đang phát triển. Với tư cách là một diễn đàn kinh tế đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới, G20 sẽ thảo luận toàn diện về các vấn đề này nhằm tìm kiếm các giải pháp kinh tế – xã hội bền vững.

G20 là nền tảng chiến lược đa phương quy tụ 20 nền kinh tế lớn trên thế giới, đóng vai trò chiến lược trong việc đảm bảo tương lai của tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng toàn cầu. Indonesia giữ chức Chủ tịch G20 năm 2022 với 3 vấn đề ưu tiên gồm tăng cường cấu trúc y tế toàn cầu, chuyển đổi kỹ thuật số, và chuyển đổi năng lượng. Trước tình hình mới ở Ukraine, các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực cũng sẽ được thảo luận rộng rãi tại các cuộc họp của G20.

Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia bắt đầu từ ngày 1/12/2021 với hàng loạt cuộc họp, đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ diễn ra tại Bali vào ngày 15 – 16/11.

G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 7 - 8/7 tới tại đảo Bali của Indonesia sẽ tìm cách giải quyết một loạt thách thức mà cả thế giới đang phải đối mặt.

G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu - Hình 1

Dù rằng nguy cơ đối đầu Nga - phương Tây phủ bóng đen lên hội nghị, nhưng những nỗ lực của nước chủ nhà Indonesia làm dấy lên hy vọng diễn đàn này sẽ mở ra bước tiến trong giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt là cuộc xung đột tại Ukraine.

Với chủ đề "Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn", Hội nghị Ngoại trưởng G20 năm 2022 nhằm mục đích tăng cường hợp tác thông qua đối thoại để hồi sinh chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Suy thoái kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng được cho sẽ là các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp tại Bali. Hội nghị cũng là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11 tới cũng tại hòn đảo du lịch này của Indonesia.

Trong một phát biểu ngày 30/6, bà Dian Triansyah Djani, đồng Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao G20, cho biết hội nghị sẽ không ra văn bản hoặc thông cáo chính thức, nhưng những vấn đề được đưa ra thảo luận sẽ giúp tăng cường hợp tác cụ thể giữa các quốc gia trong tương lai. Bà cho biết trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra nhiều cuộc gặp song phương và bên lề.

Nhờ nỗ lực tham vấn và kết nối tích cực của nước chủ nhà Indonesia, tất cả các thành viên G20 đều xác nhận cử ngoại trưởng tham dự hội nghị lần này. Theo các nhà phân tích, việc quy tụ được đại diện của tất cả các nước thành viên giữa những lời kêu gọi, sức ép đòi tẩy chay và loại Nga ra khỏi G20 đã là một thành công đáng kể của Indonesia cho đến thời điểm này, với tư cách người cầm lái nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay.

Trong một tuyên bố ngày 1/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đ.ánh giá cao cam kết tham dự của những người đồng cấp, cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lạc quan rằng các nhà lãnh đạo G20 có thể thể hiện vai trò của mình trong việc kiến tạo hòa bình thế giới. Bà Retno nhấn mạnh: "Tình hình thế giới đang thực sự rất khó khăn, chúng ta cần hợp tác để thực hiện các cam kết vì hòa bình và nhân loại. Thế giới đang chờ đợi các nhà lãnh đạo G20 thể hiện vai trò lãnh đạo vì hòa bình, nhân loại và thịnh vượng".

Với tư cách là Chủ tịch G20 năm 2022, Indonesia cũng mời Ukraine tham dự. Dù chưa rõ đại diện Kiev sẽ tham dự trực tiếp hay trực tuyến, nhưng như vậy hội nghị lần này đ.ánh dấu lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngoại giao Nga và Ukraine cùng có mặt tại một diễn đàn quan trọng kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua. Do đó, những phản ứng tại phiên phát biểu của Ngoại trưởng Nga và Ukraine, khả năng xảy ra đấu khẩu căng thẳng giữa đại diện phương Tây và Moskva sẽ là những điều dư luận quan tâm hiện nay.

Hội nghị có thể không đạt kết quả cụ thể, nhưng cách tiếp cận cân bằng của Jakarta đã làm hài lòng cả những nước ủng hộ sự tham gia của Nga trong G20 cũng như các nước phương Tây khi tạo cơ hội để Moskva và Kiev bày tỏ ý kiến tại diễn đàn này. Trước cuộc gặp tại Bali, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Đức và đến thăm cả Kiev và Moskva để gặp gỡ lãnh đạo cao nhất của hai nước. Trong khi sứ mệnh trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine chưa mang lại đột phá, kết quả chuyến công du châu Âu của nhà lãnh đạo quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á có thể tạo t.iền đề giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay. Trước lời kêu gọi của Indonesia, G7 đã nhất trí không áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các mặt hàng ngũ cốc và phân bón của Nga. Đặc biệt, Tổng thống Widodo cũng nhận được sự đảm bảo an ninh của người đồng cấp Nga Vladimir Putin đối với nguồn cung thực phẩm và phân bón từ cả Ukraine và Nga.

Chuyến thăm con thoi cả Ukraine và Nga của Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong các ngày 29 và 30/6 có lẽ là động thái ngoại giao đáng chú ý nhất cho đến nay của một nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á trong cuộc xung đột Ukraine - Nga. Trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh rằng Tổng thống Widodo đã quyết định "nỗ lực đóng góp vào việc giải quyết xung đột hơn là im lặng". Bản thân Tổng thống Widodo cũng cho biết nhiệm vụ của ông là đề nghị cả hai nhà lãnh đạo "mở cửa cho một cuộc đối thoại vì hòa bình".

Dự kiến bên lề hội nghị ngoại trưởng G20, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị sẽ có cuộc gặp nhằm thảo luận về các biện pháp giảm căng thẳng và tăng cường hợp tác. Cụ thể, hai quan chức ngoại giao sẽ gặp gỡ để tìm ra những "phương án có trách nhiệm" nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như chống biến đổi khí hậu, chống m.a t.úy xuyên quốc gia và an ninh sức khỏe toàn cầu cũng được thảo luận. Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này cho biết, ông Vương Nghị và người đồng cấp Mỹ sẽ "trao đổi quan điểm về tình trạng quan hệ Mỹ-Trung, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực". Phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á, ông Daniel Kritenbrink bảy tỏ "hy vọng tại cuộc gặp, hai bên sẽ có thể trao đổi về các biện pháp nhằm bảo đảm rằng cạnh tranh Mỹ-Trung không dẫn đến sai lầm hay đối đầu. Mỹ cũng sẽ cam kết tiếp tục tìm hiểu các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác".

Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc gặp giữa ngoại trưởng 3 nước tại Bali. Nội dung chính trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm 3 bên này được cho sẽ là các vấn đề liên quan tới Triều Tiên. Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cùng người đồng cấp Mỹ Blinken và ông Park Jin, người vừa nhậm chức Ngoại trưởng Hàn Quốc hồi tháng 5 vừa qua trong chính phủ của Tổng thống Yoon Suk-yeol.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Hàng nghìn điều dưỡng viên đình công ở Mỹ
05:50:43 21/06/2024
Nắng nóng gây c.hết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ
07:59:58 21/06/2024
Ông Medvedev cảnh báo hậu quả nếu Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Putin
07:02:59 20/06/2024
Hàn Quốc tuyên bố 'Tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số'
14:32:44 20/06/2024
Thủ lĩnh Hezbollah cảnh báo tấn công CH Síp nếu hỗ trợ Israel
17:49:54 20/06/2024
Ecuador bất ngờ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Trung Quốc
16:17:04 20/06/2024
Iran phản ứng khi Canada liệt Vệ binh Cách mạng vào danh sách k.hủng b.ố
07:18:49 21/06/2024

Tin đang nóng

Á hậu Huyền My bán đổ bán tháo, thiệt hại t.iền tỷ, lý do không ai ngờ tới
17:39:57 21/06/2024
Anh họ Hằng Du Mục lên tiếng về em rể, Thơ Nguyễn vào cuộc, đòi làm 1 điều sốc?
17:41:48 21/06/2024
Trần Nghiên Hy lần đầu lộ diện sau tin đồn ly hôn, nhan sắc tiều tuỵ khiến netizen hoang mang lo lắng
19:45:19 21/06/2024
Quang Lê sốc khi biết Siu Black bán heo được có 2 triệu: "Đi hát một show 20, 50 triệu rồi"
21:34:38 21/06/2024
HOT: Anh Đức chính thức tung ảnh cưới và thông tin hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
21:39:21 21/06/2024
Bạn trai Suri Cruise: Nhạc sĩ trẻ, sở hữu "visual" ấn tượng được ví như bản sao của Timothée Chalamet
17:51:01 21/06/2024
Sởn da gà nghe người nổi tiếng tiết lộ quy tắc ngầm trong làng giải trí nghìn tỷ
22:16:48 21/06/2024
Nhà tiên tri Nostradamus cảnh báo "kẻ thù" đe dọa năm 2024, khớp đến rùng mình
19:13:46 21/06/2024

Tin mới nhất

Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga tại vùng đất Hồi giáo Kashmir

20:57:48 21/06/2024
Ngày 21/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì một buổi tập Yoga đặc biệt với sự tham gia của hàng trăm người tại Kashmir, khu vực có phần lớn dân cư là người Hồi giáo.

Các ứng cử viên cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Venezuela

20:50:36 21/06/2024
Tại thủ đô Caracas, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) Elvis Amoroso đã công bố nội dung cam kết nêu rõ các bên ký kết sẽ tuyệt đối công nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng 7 tới.

Tin tặc tấn công Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản

20:18:41 21/06/2024
Từ đầu năm đến nay, JAXA phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng. Cơ quan này cũng từng là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng vào năm 2016 và 2017.

Mỹ lo ngại hệ thống Vòm Sắt của Israel sẽ bị Hezbollah áp đảo

20:12:41 21/06/2024
Các quan chức Israel và Mỹ cho rằng Israel có đủ nguồn lực để thực hiện một cuộc tấn công chống Hezbollah nếu cần, đặc biệt nếu chiến dịch của Israel ở Rafah ở miền Nam Gaza kết thúc.

Những thách thức và cơ hội trong việc đảm bảo hòa bình thời đại kỹ thuật số

20:12:14 21/06/2024
Người đứng đầu LHQ chỉ ra rằng những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ kỹ thuật số đang cách mạng hóa các nền kinh tế và xã hội, tăng cường kết nối cũng như cung cấp thông tin và dịch vụ.

Bất đồng thương mại giữa EU - Trung Quốc chưa có hồi kết

20:01:57 21/06/2024
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck không mong đợi đạt được giải pháp cho bất đồng thương mại sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo áp thuế cao đối với ô tô Trung Quốc.

Nga b.ắn hạ hơn 100 UAV của Ukraine trong một đêm

19:56:14 21/06/2024
Quân đội Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV vào các khu vực biên giới Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng 2/2022, trong đó có nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tương lai bấp bênh của TikTok tại thị trường Mỹ

19:48:46 21/06/2024
Phía ByteDance cho biết việc thoái vốn là bất khả thi về mặt công nghệ, thương mại hoặc pháp lý. Công ty đã đệ đơn kiện đạo luật trên, cùng với một vụ kiện tương tự từ người dùng TikTok.

Những thách thức đang chờ đợi Tổng thư ký tiếp theo của NATO

19:46:10 21/06/2024
NATO gần đây đã ghi nhận số lượng kỷ lục các thành viên đạt mục tiêu dành 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng. Ngày 17/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết có 23 thành viên NATO đã đạt mục tiêu này.

Trải nghiệm 'chuyến tham quan nói dối' tại Tokyo

18:58:46 21/06/2024
Tại khu phố cố nổi tiếng Asakusa của Tokyo (Nhật Bản), chuyến tham quan nói dối đang dần trở thành một nét hấp dẫn đối với những du khách tới đây.

Ai Cập kêu gọi chia sẻ công bằng trách nhiệm trong tiếp nhận người tị nạn

18:24:33 21/06/2024
Trong tuyên bố nhân Ngày Tị nạn Thế giới, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết lâu nay quốc gia Bắc Phi này đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người tị nạn bị buộc phải rời bỏ quê hương vì hoàn cảnh khắc nghiệt.

Sudan đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới

18:22:23 21/06/2024
Chủ tịch quốc tế của MSF Christos Christou nhận định các biện pháp nhân đạo hiện nay chưa đáp ứng được tình hình, với nhu cầu cứu trợ ngày càng tăng.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Lệ Quyên 'o ép' vòng 1, diễn viên Quốc Trường lên tiếng tin đồn sửa mũi

Sao việt

00:02:05 22/06/2024
Ca sĩ Lệ Quyên đăng ảnh gợi cảm khi đi chơi cùng hội bạn thân. Diễn viên Quốc Trường gây chú ý khi lên tiếng tin đồn sửa mũi.

Hà Tĩnh: Cháy quán kem Mixue, lửa bùng đỏ rực cả góc trời

Tin nổi bật

23:41:10 21/06/2024
Hỏa hoạn xảy ra tại quán kem Mixue ở đường Phan Đình Giót, thành phố Hà Tĩnh khiến ngọn lửa bùng lên đỏ rực cả góc trời, nhiều người tháo chạy thoát thân.

Vì sao 'Wonderland' của Suzy, Park Bo Gum thất bại dù sở hữu dàn diễn viên 'khủng'

Hậu trường phim

23:35:09 21/06/2024
Bộ phim Wonderland có thành tích đáng thất vọng tại phòng vé dù sở hữu dàn diễn viên toàn những tên t.uổi hàng đầu như Suzy, Park Bo Gum, Thang Duy...

'Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở': Chuyện tình xuyên không lấy nước mắt của 3,5 triệu khán giả Nhật

Phim châu á

23:23:58 21/06/2024
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn cực kỳ ăn khách, Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở hứa hẹn lấy đi nước mắt người xem bởi chuyện tình vượt thời gian đầy thổn thức

Kim Ji Won vượt mặt Song Hye Kyo tại thị trường Trung Quốc?

Sao châu á

23:16:09 21/06/2024
Sau Queen of Tears, sức ảnh hưởng của Kim Ji Won tại thị trường Trung Quốc tăng vọt, thậm chí còn sánh ngang với nữ diễn viên Song Hye Kyo.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Lạ vui

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Lionel Messi lập nhiều kỷ lục trong ngày Copa America khởi tranh

Sao thể thao

22:53:45 21/06/2024
Lionel Messi đã thiết lập nên nhiều kỷ lục sau khi góp mặt và để lại dấu ấn trong chiến thắng 2-0 của Argentina trước Canada ở ngày ra quân Copa America 2024.

Cách nấu canh hoa thiên lý với tôm đơn giản

Ẩm thực

22:43:24 21/06/2024
Từ hoa thiên lý có thể chế biến được nhiều món ngon như thiên lý xào tòi, thiên lý xào bò, canh tôm thiên lý... đơn giản mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà.

Giọng ca huyền thoại Trung Đức kể chuyện tình 'sét đ.ánh' với người vợ xinh đẹp

Tv show

22:21:04 21/06/2024
Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, giọng ca huyền thoại của dòng nhạc đỏ - NSND Trung Đức đã phải lòng cô gái Hà Thành xinh đẹp.

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Sức khỏe

22:20:28 21/06/2024
Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, c.hảy m.áu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

Bình Thuận: Đi giữa dòng Suối Tiên, ngắm cảnh mơ mộng chốn bồng lai

Du lịch

22:02:17 21/06/2024
Thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né một dòng suối nhỏ chảy len lỏi quanh vách núi hai màu, đẹp đến nỗi người dân đặt tên là Suối Tiên, nước màu hồng nên còn gọi là Suối Hồng.