“iMessage, FaceTime quyền lực hơn tôi nghĩ”
Dưới đây là chia sẻ của cây bút Mike Sorrentino sau khi chuyển từ một chiếc điện thoại Android sang iPhone. Và trải nghiệm đó có thể sẽ khiến bạn bất ngờ…
“Đầu tháng này, tôi đã chuyển từ một chiếc điện thoại Android sang sử dụng iPhone. Ban đầu, tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ không có nhiều thay đổi bởi trước đây tôi vẫn có thể dễ dàng trao đổi với bạn bè mà không cần đến iMessage hay FaceTime.
Tôi cũng cho rằng những tính năng này không phải là mối bận tâm của nhiều người dùng. Tuy nhiên, sự thật lại khiến tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên.
Với không ít người dùng iPhone, iMessage và FaceTime đã trở thành những tính năng không thể thiếu.
Trong 3 năm qua, tôi đã sử dụng 2 chiếc smartphone Android gồm Moto Z2 Play và Pixel 3 XL. Những người bạn vẫn nhắn tin với tôi thông qua ứng dụng WhatsApp. Một số khác lại gọi video cho tôi bằng Google Duo, Facebook Messenger hay Skype.
Trên thực tế, không khó để người dùng có thể cài đặt các ứng dụng với chức năng tương tự dịch vụ từ Apple. Tuy nhiên, không lâu sau khi biết tôi chuyển qua iPhone, một số người bạn đã nói rằng họ sẽ dừng việc sử dụng các phần mềm trên.
“Bạn là người duy nhất mà tôi nói chuyện trên WhatsApp”, một người bạn thân thời đại học chia sẻ với tôi.
Hai người bạn khác mà tôi thường trò chuyện trên Facebook Messenger cũng bày tỏ sự phấn khích sau khi chúng tôi chuyển qua nhắn tin thông qua iMessage.
Thậm chí, một người bạn khác lại bắt đầu FaceTime với tôi nhiều hơn chỉ để nói chuyện phiếm. Trước đây, khi tôi còn sử dụng smartphone Android, người này rất hiếm khi gọi cho tôi.
Hiện tại, FaceTime đã “mở” hơn khi cho phép cả người dùng Android và Windows có thể tham gia cuộc gọi thông qua trình duyệt. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của không ít người dùng, tính năng này dường như vẫn chỉ độc quyền cho các thiết bị của Apple.
Trong một cuộc phỏng vấn với UrAvgConsumer, ông Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao của Apple chia sẻ rằng quyết định “mở” FaceTime đến từ mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Việc thay đổi để FaceTime “mở” hơn sẽ giúp cho nó có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ.
“Đôi khi, trong cuộc trao đổi nhóm, một người nào đó có thể không sở hữu thiết bị của Apple, nhưng bạn không muốn loại bỏ họ khỏi cuộc trò chuyện và cũng không muốn sử dụng thứ gì khác ngoài FaceTime, bạn hoàn toàn có thể mời họ cùng tham gia”, Federighi nói.
Video đang HOT
Việc thay đổi này là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp FaceTime trở nên cạnh tranh hơn. Apple biết rằng nếu họ không bắt kịp các dịch vụ của đối thủ như Zoom, những khách hàng trung thành nhất vẫn có thể quay lưng lại với họ.
Với riêng tôi, những tính năng này không quá quan trọng và nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến thói quen sử dụng điện thoại của tôi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nó đã giúp cho bạn bè và gia đình của tôi – những người thích sử dụng iPhone – có thể dễ dàng liên lạc với tôi hơn”.
Lược sử ứng dụng nhắn tin lộn xộn của Google
Dành cả thanh xuân để làm ứng dụng nhắn tin, đến giờ Google vẫn mải miết nhào lặn ra hàng tá sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh với Facebook Messenger, iMessage hay WhatsApp.
Hơn 15 năm qua Google đã giới thiệu đủ loại dịch vụ nhắn tin tức thời từ văn bản, âm thanh, giọng nói đến video call. Tuần này, Google trong một nỗ lực chưa phải là cuối cùng đã tung ra Google Chat, một sự kết hợp giữa phòng chat kiểu Slack/Discord với kiểu nhắn tin truyền thống.
Google luôn gặp vấn đề trong một chu trình lặp đi lặp lại. Tạo ra dịch vụ chat mới, tích hợp vào sản phẩm đã có, làm lại từ đầu, ra mắt dịch vụ mới thay thế cái cũ và bắt đầu chu kỳ mới.
Dưới đây là bốn chu kỳ như vậy của Google:
Kỷ nguyên Google Talk (2004-2011)
Giao dịch Gmail thời kỳ đầu với cửa sổ GChat tích hợp góc dưới bên trái.
Tháng 4/2004: Gmail ra mắt bản thử nghiệm với nhiều tính năng được kỳ vọng như tìm kiếm mail cũ, chat trong lúc gửi mail.
Tháng 8/2005: Google Talk ra mắt, ngoài dịch vụ nhắn tin tức thời còn cung cấp khả năng gọi video. Năm 2006, Google Talk tích hợp vào với Gmail, cung cấp cửa sổ GChat ngay trong lúc duyệt mail.
Tháng 11/2007: Google Talk hỗ trợ nhóm chat, cho phép người dùng gửi tin nhắn đến nhiều người cùng lúc.
Tháng 10/2008: Google ra mắt hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, hỗ trợ Google Talk và cả nhắn tin SMS thường.
Tháng 11/2008: Gmail tích hợp tính năng voice chat và video chat.
Tháng 3/2009: Google Voice ra mắt, cho phép người dùng gửi nhận tin nhắn trên cả PC lẫn điện thoại bằng số điện thoại cá nhân. Lúc này, cả Google Voice và Google Talk đều hoạt động độc lập.
Tháng 5/2009: Google Wave được công bố tại hội nghị Google I/O. Dù ngừng phát triển chỉ sau một năm, Google Wave được xem là tiền thân của các ứng dụng nhắn tin nhóm như Slack.
Tháng 2/2010: Google Buzz ra mắt, một dịch vụ tiểu blog giống như Twitter được tích hợp trong Gmail. Dịch vụ này ngừng phát triển vào năm 2011 để dọn đường cho Google .
Tháng 4/2010: Google Voice tích hợp vào Gmail, cho phép người dùng Gmail gọi trực tiếp đến số điện thoại di động.
Tháng 4/2011: Google thêm tính năng video chat trực tiếp vào Android, đem các tính năng của Google Talk lên di động.
Kỷ nguyên Google (2011-2016)
Ứng dụng nhắn tin Hangouts trên điện thoại Android.
Tháng 6/2011: Google ra mắt để cạnh tranh với mạng xã hội Facebook. Nền tảng này cung cấp hai cách thức nhắn tin riêng biệt là Huddle cho nhắn tin nhóm trên điện thoại và Hangouts cho gọi video nhóm.
Tháng 7/2012: Google tích hợp Hangouts vào Gmail, từ đây bắt đầu kỷ nguyên nhắn tin thứ hai khi Google cố gắng tích hợp Hangouts vào mọi dịch vụ của mình.
Tháng 5/2013: Google Hangouts được làm mới trong một nỗ lực cố gắng sáp nhập các ứng dụng nhắn tin hỗn độn của Google vào làm một, thay thế Google Talk, Google Messenger và chính Google Hangouts phiên bản cũ.
Tháng 9/2014: Google Voice tích hợp vào Hangouts trong nỗ lực đồng bộ hóa hỗ trợ nhắn tin SMS.
Tháng 4/2015: Google ra mắt dự án Project Fi nhưng lại tạo ra sự lẫn lộn với Google Voice, dẫn tới hai dịch vụ tồn tại song song trên một chiếc điện thoại Android.
Tháng 6/2016: Google Talk cho Android và Gmail ngừng phát triển, dẫn tới kết thúc kỷ nguyên nhắn tin đời đầu của Google.
Kỷ nguyên Google Allo (2016-2019)
Trợ lý Google nhúng dịch vụ nhắn tin Google Allo.
Tháng 5/2016: Google công bố dự án Allo và Duo ở hội nghị Google I/O. Cả hai đều độc lập với Hangouts.
Tháng 3/2017: Google đổi tên Hangouts thành Hangouts Chat tập trung vào doanh nghiệp. Đồng thời Google cũng cho ra mắt Hangouts Meet để cạnh tranh với ứng dụng họp trực tuyến Zoom. Allo và Duo được sắp xếp để thay thế Hangouts cũ ở phân khúc khách hàng cá nhân.
Tháng 6/2017: GChat cuối cùng cũng bị khai tử. Google bỏ hỗ trợ SMS khỏi Hangouts.
Tháng 4/2018: Google ngừng đầu tư cho dự án Allo, tập trung vào RCS, một tiêu chuẩn nhắn tin mới thay thế SMS.
Tháng 12/2018: Google thông báo đóng cửa dự án Allo.
Tháng 5/2019: Allo chính thức bị khai tử.
Kỷ nguyên hiện đại (2020-nay)
Google Chat tích hợp trong Google Docs, được mở từ Gmail.
Tháng 3/2020: Hangouts Meet phát hành phiên bản cho người dùng cá nhân và có thêm lựa chọn họp nhóm trực tuyến.
Tháng 4/2020: Hangouts Chat được đổi tên thành Google Chat. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi vẫn còn chậm chạp bởi người dùng vẫn có thể thấy cụm từ Hangouts đâu đó trong khung chat của Gmail.
Tháng 4/2020: Hangouts Meet đổi tên thành Google Meet.
Tháng 6/2021: Google phát hành phiên bản Google Chat tới mọi người dùng, đổi tên tính năng Rooms thành Spaces.
Những dịch vụ nhắn tin lộn xộn tồn tại trong các sản phẩm của Google:
Thư điện tử: Gmail.
Tin nhắn: Google Talk, Google Plus Huddle, Google Hangouts, Google Allo, Google Chat.
Dịch vụ SMS/RCS: Google Voice, các ứng dụng nhắn tin cho Android tích hợp RCS.
Dịch vụ video thoại: Google Talk, Google Voice, Google Plus Hangouts, Google Duo, Google Meet.
Các phần mềm hợp tác: Google Wave, chat trong Google Plus, chat trong Google Docs, Google Chat.
Lý do iPhone thường được 'lấy cảm hứng' từ Android Apple hiếm khi giới thiệu các tính năng mới, thay vào đó, họ giúp những thứ đã có trở nên tốt nhất. Theo INC , nhiều người cho rằng Apple không đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ. Sản phẩm của họ chủ yếu được hoàn thiện dựa trên phát minh của đối thủ. Tuy nhiên, fan Apple luôn tỏ ra...