iKeyboard Bàn phím vật lý siêu gọn nhẹ cho iPad
Với những người thường xuyên phải làm việc trên iPad hẳn gặp không ít khó khăn trong việc nhập liệu bằng phím cảm ứng. Giải quyết khó khăn đó, iKeyboard đã ra đời.
iKeyboard là sản phẩm mới nhất của nhà thiết kế Cliff Their. Đây là ý tưởng về một bàn phím thật được thiết kế cực kì gọn nhẹ và dễ mang theo cho những người dùng iPad.
Ý tưởng này có lẽ sẽ giúp người sử dụng iPad có một giải pháp mới trong việc nhập liệu
Điểm đặc biệt của iKeyboard đó là nó không phải dùng đến bất kì loại pin nào kèm theo và đơn giản chỉ là một tấm lưới được phủ lên trên màn hình iPad.
Lớp lưới của iKeyboard được làm bằng bằng nhựa trong siêu nhẹ giúp bạn cảm nhận các phím bấm như trên một bàn phím vật lý thật sự.
Ưu điểm khác của ý tưởng này đó là nó không cần phải dùng đến nguồn điện hỗ trợ
Tuy nhiên, hiện tại thì sản phẩm iKeyboard vẫn đang nằm trên dạng ý tưởng chứ chưa được sản xuất rộng rãi nên người sử dụng iPad có lẽ phải đợi thêm một thời gian nữa.
Theo VTC
Video đang HOT
Cảm biến chuyển động sẽ trở thành tâm điểm của làng game mobile?
Điều khiển bằng bàn phím vật lý
Ưu điểm: Chơi game mobile bằng bàn phím vật lý được xem như phương thức điều khiển thông dụng số một hiện nay. Với lối chơi này, game thủ sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất cảm giác phím trong từng pha điều khiển, tương tự như việc sử dụng gamepad.
Xét ở một khía cạnh nào đấy, điện thoại di động cũng giống như một chiếc tay cầm console, từ kiểu dáng nhỏ nhắn, ôm tay cho đến số lượng nút bấm vừa phải, có cụm D-pad điều hướng thuận tiện và cả tính năng rung phản hồi hấp dẫn.
Ưu điểm thứ hai nằm ở giá thành sản xuất thấp, giúp bàn phím vật lý được sử dụng nhiều hơn bất cứ loại giao tiếp nào trên các sản phẩm điện thoại di động. Chính vì vậy, nhà phát triển bao giờ cũng ưu tiên làm game hỗ trợ kiểu điều khiển này hơn.
Nhược điểm: Cùng với sự thu gọn tối đa về kích thước của các mẫu mobile trên thị trường, bàn phím cũng có xu hướng bé dần lại. Diện tích mỗi phím cũng như khoảng cách giữa chúng vô tình cản trở trải nghiệm chơi game của người dùng, làm gia tăng tỷ lệ bấm nhầm phím trong mỗi pha xử lý nhanh.
Chưa kể, do quá phổ biến và quen thuộc nên một bộ phận gamer đã tỏ ra phát chán với lối điều khiển này. Họ muốn đổi mới, muốn một cái gì hấp dẫn và thú vị hơn.
Điều khiển bằng màn hình cảm ứng
Ưu điểm: Chơi game bằng màn hình cảm ứng rõ ràng mang lại những trải nghiệm mới lạ mà bàn phím vật lý không thể làm được. Ngoài việc bấm các cụm phím điều khiển ảo, trong nhiều trò chơi người dùng còn có thể trực tiếp vuốt chạm trên màn hình để "vẽ" đường cho nhân vật, điều khiển các pha hành động phức tạp.
Việc tác động đến các đối tượng, sự vật trong game, đặc biệt là các thể loại RTS, RPG cũng thoái mái và dễ thở hơn nhiều chuyện điều khiển bằng phím cứng. Thị trường game iPhone thành công như ngày hôm nay chính nhờ một phần bởi thiết kế màn hình cảm ứng đa chạm hoàn hảo.
Nhược điểm: Ưu điểm nhiều nhưng nhược điểm của kiểu giao tiếp này cũng không ít. Thứ nhất, người dùng khó tìm thấy được cảm giác điều khiển thật như bàn phím vật lý. Nhiều trường hợp bạn sẽ chẳng biết nổi mình đã ấn vào các phím ảo hay chưa.
Ngoài ra, để có một trải nghiệm game thú vị với gameplay hấp dẫn, chuyện thiết bị phải được trang bị cảm ứng đa điểm là điều bắt buộc. Thế hệ điện thoại cũ, sử dụng cảm ứng điện trở chỉ hợp cho những thể loại casual như Kim cương, Xếp gạch... mà thôi.
Cuối cùng, nếu bạn để ý thì chơi game qua màn hình cảm ứng, hầu hết đều phải sử dụng hai tay, phần vì kích cỡ thiết bị lớn, phần vì kiểu cầm máy ngang khó có thể chỉ dùng một tay.
Cảm biến chuyển động
Cảm biến chuyển động là kiểu giao tiếp mới rộ lên gần đây, nổi tiếng nhất phải kể đến các thiết bị hỗ trợ như iPhone, nhiều dòng máy Android hay Nokia N97... Sony Ericsson cũng là hãng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển cảm ứng chuyển động, các mẫu dế F305, Yari, Aino... của NSX này có cơ chế điều khiển tương tự như tay cầm Nitendo Wii.
Ưu điểm: Game mobile được xếp vào loại hình giải trí nhẹ nhàng, không cần quá chú trọng vào chiều sâu nội dung và đồ họa. Chính vì vậy, phong cách điều khiển đòi hỏi người dùng phải vận động linh hoạt sẽ có cơ hội phát triển.
Thậm chí, nhìn nhận theo chiều hướng lạc quan thì thành công của loại hình giao tiếp đầy mới mẻ trong game mobile sẽ gặt hái được thành công chẳng kém gì Nintendo Wii hay PlayStation Move, Xbox Kinect (nếu có) sau này.
Nhược điểm: Nhược điểm của cảm biến chuyển động nằm ở giới hạn công nghệ. Vì nhiều lý do nên hầu hết các hệ thống chưa đạt đến độ chính xác cần thiết, chỉ hỗ trợ các thao tác điều khiển tương đối đơn giản, khó có thể làm nên một gameplay hấp dẫn nếu không có sự trợ giúp của bàn phím hoặc màn cảm ứng.
Chưa kể, chơi game qua hệ thống cảm biến chuyển động luôn đòi hỏi không gian rộng rãi - đi ngược lại tiêu chí chơi mọi lúc, mọi nơi của game di động.
Theo gamek
Acer ấp ủ laptop siêu mỏng, bàn phím cảm ứng Molecular: Máy "in" thực phẩm ngon lành Lấy cảm hứng từ một chương trình nghiên cứu về sự biến đổi hóa lý trong quá trình chế biến thức ăn, phòng sáng tạo thuộc tập đoàn Philips lần đầu tiên giới thiệu khái niệm máy "in" thực phẩm. Nhờ vào Molecular, người nội trợ có thể trình bày món ăn như khối phân tử...