iFixit xác nhận bạn vẫn có thể sửa chữa iMac Pro và MacBook Pro qua bên thứ ba – ít nhất là bây giờ
Theo iFixit, Apple vẫn chưa kích hoạt “vũ khí” ngăn các bên thứ ba sửa chữa iMac Pro hoặc MacBook Pro.
Mới đây, trang MacRumors và Motherboard dẫn một số tài liệu dịch vụ của Apple tiết lộ, bất cứ ai khi muốn thay thế các bộ phận quan trọng trên iMac Pro hay MacBook Pro có trang bị con chip T2 sẽ cần phải kiểm tra bằng Apple Service Toolkit 2 (AST2) – một công cụ chuẩn đoán độc quyền có nhiệm vụ kiểm tra và chuẩn đoán lỗi.
Máy tính sẽ chỉ có thể khởi động lại sau khi trung tâm sửa chữa của Apple hoặc cửa hàng ủy quyền dùng phần mềm AST2 và con chip T2 cũng đóng vai trò kiểm tra tính xác thực của các bộ phận đã được sửa chữa hoặc nâng cấp.
Động thái trên cũng đồng nghĩa, người dùng sẽ không còn có thể đem iMac Pro hay Macbook Pro tới các cửa hàng bên thứ ba để sửa chữa hoặc nâng cấp với giá hấp dẫn hơn. Nếu vẫn cố tình đem sửa hoặc thay thế linh kiện như bo mạch logic hoặc bộ nhớ flash bên trong, máy sẽ thành “cục gạch”.
Video đang HOT
Nhưng trong lúc Apple chưa bình luận gì về thông tin trên, các chuyên gia thuộc trang iFixit đã quyết định đi tìm hiểu thực hư câu chuyện. Họ quyết định mua hẳn một chiếc MacBook Pro 2018 mới toanh và bắt đầu khám phá bên trong.
Đội ngũ iFixit sau đó đã thay thế màn hình, nâng cấp phiên bản macOS Mojave, hoán đổi bảng mạch logic và thật bất ngờ, mọi thứ vẫn hoạt động trơn tru như bình thường dù không cần phần mềm AST2 như các tài liệu trước nhắc tới.
Đây chắc chắn là một tin vui nhưng bạn cũng chưa nên vội mừng vì Apple có thể vẫn giấu đâu đó trong máy một “công tắc hủy diệt” và chỉ chực kích hoạt để ngăn chặn mọi hành vi can thiệp sửa chữa, nâng cấp từ bên thứ ba.
Apple từng phải đối mặt với một số scandal liên quan đến độc quyền trong khâu sửa chữa, ví dụ như lỗi Error 53 trên iPhone khi người dùng tự ý sửa chữa Touch ID tại các cửa hàng bên thứ ba không thuộc ủy quyền Apple. Người dùng muốn sửa chữa hoặc thay thế Touch ID cũng sẽ cần phải chạy một phần mềm chuyên biệt.
Do đó, việc cấm người dùng không được phép sửa chữa iMac Pro hay MacBook Pro 2018 âu cũng là hợp lý vì Apple trước nay vẫn đề cao tính bảo mật và thiết kế. Việc ngăn không cho bên thứ ba can thiệp vào hệ thống cũng là một cách để tránh nguy cơ bị lộ thông tin từ những con chip bảo mật trong máy.
Ngoài ra, để có được một thiết kế hoàn hảo nhất, Apple luôn phải tính toán tỉ mỉ, đặc biệt cân nhắc các chi tiết bao gồm thiết kế bo mạch, linh kiện sao cho chắc chắn nhất. Chính điều này khiến việc sửa chữa máy ngày càng phức tạp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà dòng MacBook Pro 2018 chỉ đạt điểm số 1/10 trong thang đo về khả năng sửa chữa của iFixit (càng thấp càng khó sửa).
Nhưng sự thật thì Apple có thể đã ngầm lắp đặt một “công tắc bí mật” bên trong MacBook Pro 2018 hay iMac Pro nhằm ngăn người dùng sửa chữa hoặc can thiệp từ bên thứ ba, chỉ có điều hãng chưa bật công tắc này lên vì một lý do nào đó, có thể là chưa đến lúc hoặc hãng đang tìm một lý do chính đáng trước khi đưa ra thông báo này.
Như vậy có thể tạm vui mừng rằng, việc sửa chữa máy Mac từ bên thứ ba hiện vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, khó có thể đảm bảo Apple không ra lệnh cấm bằng việc tung một bản cập nhật phần mềm trong tương lai.
Theo vnreview
Apple sử dụng "khóa phần mềm" để ngăn chặn việc tự ý sửa chữa MacBook Pro và iMac Pro
Một tài liệu rò rỉ vừa được tạp chí Motherboard chia sẻ đã hé lộ thông tin về những thay đổi mới trong chính sách của Apple liên quan tới việc sửa chữa các sản phẩm của hãng.
Điều này có thể dẫn tới thực tế là người dùng sẽ khó có thể chủ động tìm chỗ sửa hoặc tự ý sửa chữa các mẫu MacBook Pro 2018 hay iMac Pro. Phương án duy nhất để khắc phục những sự cố của các model này là mang tới các cửa hàng Apple Store hoặc các trung tâm dịch vụ ủy quyền của Apple.
Thay đổi mà chúng ta đang nói tới chính là việc trang bị chip bảo mật T2 vốn đã được Apple bắt đầu áp dụng trên các mẫu Mac mới của hãng từ năm 2017. Cụ thể, mọi hành động sửa chữa/can thiệp liên quan tới màn hình, bo mạch, Touch ID, bàn phím, pin, trackpad, hay speaker của MacBook Pro hoặc bo mạch, bộ nhớ flash của iMac Pro sẽ đều yêu cầu phải sử dụng một phần mềm kiểm tra lỗi chuyên biệt.
Một phần mềm có tên gọi Apple Service Toolkit 2 sẽ chỉ được Apple cung cấp cho các trung tâm dịch vụ ủy quyền của hãng. Nếu không có phần mềm này, mọi hành động sửa chữa liên quan tới các thành phần phần cứng nói trên sẽ dẫn tới hậu quả là thiết bị bị coi là 'một hệ thống không khả dụng và việc sửa chữa không hoàn thiện'. Mọi khắc phục sau đó liên quan tới thiết bị đã bị xếp vào danh sách này đều trở nên rất khó khăn.
Hiện tại thì các thay đổi nói trên chỉ áp dụng được với những máy Mac đã được tích hợp chip T2 và theo CEO của iFixit thì rất có thể Apple đang thực thi các biện pháp như thế này để kiểm soát tốt hơn việc sửa chữa thiết bị của người dùng. Đây cũng là cơ hội để người dùng có 'động lực' nâng cấp lên các model mới nhanh hơn khi việc sửa chữa, nâng cấp từng thành phần của thiết bị hiện tại trở nên quá khó khăn.
Theo: Neowin
Chỉ có Apple mới có thể sửa chữa được Macbook Pro 2018 Với việc Macbook Pro 2018 tích hợp con bảo mật T2, Apple đã thêm một lần nữa ràng buộc người dùng vào những chính sách khó khăn của hãng này. Cụ thể, sau khi sửa xong Macbook Pro 2018, vẫn sẽ cần đến một bước chạy lại phần mềm chứng thực của Apple để mở khóa được máy, nếu không qua bước này...