Iceland thử nghiệm thành công tuần làm việc 4 ngày
Các nhà nghiên cứu kết luận mô hình làm việc 4 ngày mỗi tuần tại Iceland đạt “thành công mỹ mãn” sau 4 năm thử nghiệm.
Nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Dân chủ Bền vững (Alda) tại Iceland và tổ chức tư vấn chính sách Autonomy của Anh thực hiện theo hai đợt thử nghiệm từ năm 2015 đến 2019.
Chương trình được thử nghiệm với 2.500 người lao động, chiếm khoảng 1% dân số trong độ tuổi lao động tại Iceland. Trong chương trình này, người lao động được giảm thời gian làm việc xuống còn 4 ngày một tuần nhưng không bị giảm thu nhập.
“Nghiên cứu cho thấy khu vực công đã đủ điều kiện tiên phong cho mô hình tuần làm việc ngắn hơn. Đây là bài học cho những chính phủ khác”, Will Strong, giám đốc nghiên cứu của Autonomy, chia sẻ trong kết luận nghiên cứu được công bố ngày 4/7.
Video đang HOT
Người dân Iceland cổ vũ đội tuyển quốc gia thi đấu tại Euro 2016. Ảnh: AFP.
Người lao động tham gia thử nghiệm chỉ làm việc 35-36 tiếng mỗi tuần. Theo kết luận từ Alda, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể ở mọi khía cạnh, từ cách đối mặt áp lực đến mức mệt mỏi, sức khỏe và độ cân bằng giữa công việc với cuộc sống. Trong khi đó, năng suất và công việc vẫn được đảm bảo, thậm chí còn cải thiện ở nhiều môi trường làm việc.
Hai đợt thử nghiệm của chương trình kéo dài trong vòng 5 năm bao gồm nhiều môi trường làm việc đa dạng, từ văn phòng truyền thống đến bệnh viện. Chương trình được khởi động bởi hội đồng thành phố Reykjavik và chính phủ Iceland. Chính những chiến dịch vận động của công đoàn và các tổ chức xã hội dân sự đã thúc đẩy sáng kiến này ra đời.
Báo cáo của Alda và Autonomy mô tả cuộc nghiên cứu 5 năm qua là “khuôn mẫu” cho những thử nghiệm khác trong tương lai tại nhiều nước. Theo báo cáo này, khoảng 86% người lao động ở Iceland đang làm việc với số giờ mỗi tuần ít hơn hoặc “dần đòi được quyền rút ngắn giờ làm việc”.
Nhà nghiên cứu Gudmundur D. Haraldsson của Alda nhấn mạnh hành trình rút ngắn tuần làm việc tại Iceland cho thấy ý tưởng làm việc ít hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả có thể thực hiện được trong thời đại này. “Sự thay đổi tiến bộ này là điều khả thi”, ông nói.
Iceland trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên dỡ bỏ tất cả hạn chế trong nước
Iceland ngày 25/6 cho biết sẽ chấm dứt tất cả các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 được áp đặt trước đó trên toàn quốc, 15 tháng sau khi đưa ra biện pháp hạn chế đầu tiên.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Dublin, Iceland. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định này được đưa ra sau khi Iceland đạt được những tiến bộ trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo đó, những quy định về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người sẽ được dỡ bỏ, trong khi các quán bar, nhà hàng cũng được mở cửa trở lại như bình thường từ ngày 26/6. Với quyết định trên, Iceland trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu dỡ bỏ mọi hạn chế sau khi thực hiện lộ trình nới lỏng dần dần theo 4 giai đoạn.
Quyết định dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế được lên kế hoạch từ trước là vào nửa cuối tháng 6 này, khi mà 75% dân số trên 16 tuổi tại Iceland đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi. Tính đến ngày 24/6, con số này đã tăng lên 88%, tương đương 295.000 người trong tổng số 365.000 dân Iceland đã nhận được ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19.
Iceland áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm kiềm chế dịch bệnh từ tháng 3/2020 và Bộ trưởng Y tế Svandis Svavarsdottir nhấn mạnh việc nới lỏng những biện pháp này là dấu hiệu cho thấy cuộc sống đang trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, Iceland vẫn duy trì các biện pháp hạn chế ở khu vực biên giới, yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính đối với những người muốn nhập cảnh và thực hiện xét nghiệm thêm sau 5 ngày cách ly đối với những người chưa được tiêm vaccine. Còn những người đã tiêm vaccine hoặc những người đã khỏi bệnh trước đó sẽ được nhập cảnh vào Iceland mà không kèm theo điều kiện gì từ ngày 1/7 tới.
* Tại Italy, Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cùng ngày cho biết nước này sẽ trở thành quốc gia không còn lệnh giới nghiêm vì COVID-19 sau khi khu vực cuối cùng còn áp đặt quy định này chấm dứt các biện pháp hạn chế vào ban đêm từ ngày 28/6 tới. Hiện khu vực miền núi Valle dAosta ở miền Tây Bắc Italy còn áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm nhưng khu vực này từ đầu tuần tới sẽ cùng với những vùng còn lại của đất nước không còn những biện pháp hạn chế từ nửa đêm hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau nữa.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Speranza cho rằng dù đây là kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn cần phải thận trọng. Đề cập đến các biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao hơn, ông Speranza nhận định cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Italy là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh với hơn 4,25 triệu ca nhiễm, trong đó 127.418 ca tử vong. Nhưng nhờ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và thời tiết nắng nóng của mùa Hè, tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể ở nước này trong thời gian gần đây. Số ca nhiễm mới theo tuần đã giảm 36%, trong khi số ca tử vong giảm hơn 46% trong thời gian từ ngày 16-22/6 vừa qua. Tuy nhiên, giới chức y tế Italy đang lo ngại về nguy cơ lây lan của biến thể Delta tại Italy khi số ca nhiễm loại biến thể có khả năng lây truyền mạnh này đã tăng từ mức 4,2% trong tháng 5 lên 16,8% tính đến ngày 21/6.
Các nước châu Âu dần mở phong tỏa Iceland sẽ là nước đầu tiên ở châu Âu gỡ bỏ hoàn toàn mọi phong tỏa từ cuối tuần này, trong khi nhiều nước bắt đầu bỏ các quy định như bắt buộc đeo khẩu trang. Người dân đi bộ trên phố ở khu vực Bergamo, Ý - Ảnh: REUTERS Kể từ ngày 26-6, giờ địa phương, Iceland sẽ chấm dứt tất cả...