IBM và Đại học Bách khoa HN phối hợp đào tạo kỹ năng số cho sinh viên
Chương trình “ New Collar and Skills Accelerator” vừa được IBM ra mắt tại Việt Nam là một phần trong cam kết dài hạn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam, đề cao vai trò của khoa học dữ liệu và công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Chương trình được đánh dấu bởi việc ký kết Biên bản thoả thuận hợp tác chiến lược giữa IBM và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN).
Theo đó, IBM sẽ hỗ trợ Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong các hoạt động đào tạo, đặc biệt hỗ trợ hạ tầng, công nghệ và dữ liệu của IBM trong xây dựng, nâng cấp và triển khai cácmôn học thuộc các chương trình đào tạo trong lĩnh vực CNTT&TT nói chung và Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo (KHDL&TTNT) nói riêng. Với thỏa thuận này, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực mà IBM triển khai chương trình này, dự kiến đào tạo 200.000 sinh viên tại Đông Nam Á trong thời gian từ 2019 – 2025.
Cụ thể, trong năm đầu tiên triển khai chương trình với Trường ĐHBK Hà Nội, IBM sẽ hỗ trợ nâng cấp giáo trình giảng dạy một số học phần của các chương trình đào tạo CNTT&TT, trong đó đặc biệt là chương trình đào tạo mới: KHDL&TTNT. Theo đó, các nguồn thông tin, tài liệu, dữ liệu dồi dào của IBM sẽ được giảng viên và sinh viên Nhà trường sử dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Đồng thời, IBM cung cấp các khoá học ngắn hạn, các buổi toạ đàm theo chuyên đề về các công nghệ cập nhật cho giảng viên và nghiên cứu sinh của ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Bên cạnh đó, IBM cũng phối hợp với Viện CNTT&TT tổ chức các buổi hội thảo, các khoá đào tạo liên quan tới chuyên môn và cả các kỹ năng mềm cho sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp. IBM, thông qua Viện CNTT&TT, sẽ hỗ trợ các sinh viên năm cuối tìm kiếm các cơ hội thực tập phù hợp tại các doanh nghiệp đối tác của IBM tại Việt Nam. Thông qua thoả thuận hợp tác này, IBM và ĐHBK HN dự kiến sẽ cung cấp thông tin và kiến thức tới 1.000 sinh viên đang theo học tại Trường trong năm học 2019 – 2020.
PGS. Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội cho biết: “Trong nhiều năm qua, ĐHBK HN luôn là một địa chỉ uy tín trong đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin nói chung, và KHDL&TTNT nói riêng, mà một minh chứng rõ nét là theo kết quả tuyển sinh năm 2019 để vào học ngành này sinh viên phải có điểm nằm trong Top 0.5% các thí sinh khối A toàn quốc. Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến đưa các kiến thức, công nghệ và kinh nghiệm thực tế của Tập đoàn IBM trong lĩnh vực công nghệ KHDL&TTNT đến gần hơn với sinh viên CNTT thông qua hoạt động hợp tác với Viện CNTT&TT. ĐHBK Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục tiên phong trong công tác đào tạo và nghiên cứu của mình, hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới, thực hiện thành công sứ mệnh phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước.”
Phát biểu tại buổi ký kết, ông Tan Jee Toon, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam dự đoán sự thiếu hụt nhân nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT&TT. Ước tính, Việt Nam sẽ cần một triệu nhân lực CNTT vào năm 2020, trong đó đặc biệt là nhân lực với các kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, như: Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Thực tế ảo và Blockchain. Không chỉ thiếu về số lượng, mà chất lượng đào tạo CNTT còn chưa theo kịp nhu cầu phát triển, mà một trong các lý do là các cơ sở đào tạo hiện đang thiếu các hạ tầng, công nghệ, và dữ liệu phục vụ thực hành, cũng như chưa trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết để sinh viên phát triển sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hiểu được yêu cầu cấp thiết này, IBM sẵn sàng hỗ trợ các đối tác trong nước thu hẹp khoảng cách kiến thức về công nghệ số và trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc trong tương lai. Biên bản thoả thuận được ký ngày hôm nay tạo tiền đề ban đầu trong việc phối hợp đào tạo và chia sẻ với ĐHBK Hà Nội nói riêng và các trường đại học CNTT hàng đầu Việt Nam nói chung”.
Video đang HOT
Phạm Lê
Theo vnmedia
Học kỳ doanh nghiệp: Mỗi bài học, mỗi trải nghiệm thực tế đều bổ ích, đáng giá
Các bạn trẻ khi đã trở thành sinh viên đều có mong muốn giỏi ngoại ngữ, vững kỹ năng, chuẩn kiến thức, ra trường có việc làm ngay.
Muốn đạt tiêu chí ấy, Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến cho sinh viên các hoạt động ngoại khóa, chương trình kỹ năng, môi trường học ngoại ngữ phù hợp,... và quan trọng hơn hết vẫn là những trải nghiệm thực tế gắn với nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai
Doanh nghiệp cần nguồn nhân lực "học được" và "làm được"!
Đáp ứng nhu cầu phát triển chung, các doanh nghiệp luôn miệt mài săn đón nguồn nhân lực vững chuyên môn, giỏi thực hành, tốt ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đều có chung nhận định, tìm được một nhân sự giỏi toàn diện để bố trí một công việc phù hợp thật không đơn giản, con số phần trăm đáp ứng nhu cầu rất nhỏ so với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm.
Giải quyết bài toán nhân lực này, các trường đã đẩy mạnh đào tạo gắn với thực tế nhằm khẳng định chất lượng đào tạo cũng như đáp ứng nhân lực trong bối cảnh hội nhập.
Chuyến học tập thực tế tại Tập đoàn Savills của sinh viên UEF
Điển hình như tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), ngoài các môn học thực tế tại doanh nghiệp từ năm nhất đến năm ba, trường còn có hẳn một chương trình dành cho sinh viên năm cuối là "Internship Orientation" được thiết kế riêng, gồm các hoạt động tham quan, học thực tế tại doanh nghiệp diễn ra dày đặc và mang tính phù hợp cao.
Hoạt động này giúp doanh nghiệp và Nhà trường tăng cường hợp tác, phát triển mối quan hệ để đạt được mục đích chung là tạo điều kiện cho sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng thực tế - nền tảng quan trọng để phát triển sự nghiệp tương lai. Đây cũng là cầu nối để sinh viên và doanh nghiệp kéo gần khoảng cách, giải bài toán tốt nhất về khả năng có việc làm ngay khi ra trường cho sinh viên.
Học tập thực tế đối với sinh viên tài chính ngân hàng
Với hệ thống ngành nghề đa dạng, UEF định vị điểm đến cho học kỳ doanh nghiệp gắn với từng lĩnh vực cụ thể, từ kế toán, tài chính ngân hàng, kinh doanh thương mại đến luật, truyền thông, dịch vụ du lịch, khách sạn,...
Không chỉ trải nghiệm thực tế về quy trình làm việc, thông qua những chuyến tham quan thực tế, sinh viên UEF còn được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc từ các anh chị quản lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp. Cạnh đó, cơ hội trở thành thực tập sinh tiềm năng và được giữ lại làm việc cũng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.
Tốt nghiệp, sinh viên có việc làm ngay
Với sinh viên UEF, sự kết hợp hài hòa trong chương trình đào tạo, môi trường học tập mở, sự chuẩn bị trước thềm thực tập đã làm nên thế mạnh tạo ấn tượng, thế cạnh tranh trước nhà tuyển dụng. Con số 90% sinh viên ra trường có việc làm ngay đã khẳng định được hiệu quả của lộ trình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
Đánh giá về chương trình học kỳ doanh nghiệp của UEF, Ông Nguyễn Lê Hải Đăng - Training Manager Savills Group - Giám đốc điều hành công ty PIKE Việt Nam chia sẻ: " Tôi đánh giá cao chương trình "Internship Orientation" của UEF. Đây là chương trình tạo điều kiện cho sinh viên hiểu rõ hơn về khởi nghiệp và có sự chuẩn bị tốt cho công việc tương lai của các bạn. Qua đó, tôi nhận thấy trường đang đi đúng hướng theo xu thế chung của thế giới. Sự nỗ lực của Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên khởi nghiệp và tiếp cận doanh nghiệp, giúp các bạn tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng trải nghiệm để phát huy vào sự nghiệp của mình."
Học thực tế tại doanh nghiệp giúp sinh viên rộng mở cơ hội nghề nghiệp
Qua thời gian đào tạo và tiếp nhận sinh viên UEF đến thực tập, Bà Đỗ Xuân Nhung - Giám đốc công ty TNHH Gia Hòa Vạn Hưng cho biết: "Tôi có may mắn hợp tác với UEF trong thời gian trên 3 năm. Thông qua quá trình đào tạo kỹ năng mềm, tôi nhận thấy các bạn sinh viên của trường rất năng động, nhiệt tình trong các hoạt động. Bên cạnh việc hỗ trợ đào tạo, công ty chúng tôi cũng đã nhận một số bạn sinh viên đến thực tập. Tôi thực sự bất ngờ bởi tuy còn rất trẻ nhưng các bạn có tinh thần chịu khó và rất ham học hỏi".
Có thể nói, việc tiếp cận với doanh nghiệp càng sớm, sinh viên càng có thời gian hoàn thiện bản thân, vươn đến "chuẩn" doanh nghiệp yêu cầu. Hơn hết, qua quá trình cọ xát thực tế, nhiều bạn có môi trường thể hiện năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, từ đó nắm bắt được những vị trí công việc tốt nhất ngay khi ra trường.
Theo Tiền phong
Chàng trai chỉ có... một ngón cái, trở thành tân sinh viên đại học Dù có khiếm khuyết về thể hình nhưng chưa bao giờ em Trần Trí Thức lấy đó làm mặc cảm, tự ti với mọi người. Thức đã vượt mọi khó khăn, trở ngại của mình mà phấn đấu, vươn lên để trở thành người có ích cho xã hội. Hiện Thức là tân sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của Trường đại...