IBM tuyên bố chip lượng tử sẽ sớm vượt mặt chip truyền thống
IBM đang thiết kế một loại chip sẽ giúp các hệ thống lượng tử “đánh bại” máy tính truyền thống trong vòng 2 năm tới.
Theo Reuters, chip lượng tử mang tên “ Eagle” của IBM có 127 qubit – đơn vị biểu diễn thông tin ở dạng lượng tử. Các hệ thống máy tính cổ điển sử dụng đơn vị bit, mỗi bit có thể là 0 hoặc 1, còn qubit đồng thời là 1 và 0.
IBM đang thiết kế chip lượng tử
Dù máy tính lượng tử có tiềm năng vượt trội so với máy tính truyền thống, nhưng việc xây dựng qubit không dễ, cần có những chiếc tủ đông lạnh với công nghệ cryogenic để máy tính hoạt động chính xác.
Trong khi chip M1 Max mới nhất của Apple có 57 tỉ bóng bán dẫn, IBM khẳng định chip Eagle của họ sẽ là con chip đầu tiên có hơn 100 qubit.
Với những tiến bộ trong hệ thống điều khiển và làm mát máy tính lượng tử, IBM mong rằng sẽ sản xuất được nhiều qubit hơn tại các nhà máy ở New York (Mỹ). Công ty cũng lên kế hoạch sẽ sản xuất chip “Osprey” vào năm 2022 với 433 qubit và chip “Condor” với 1.121 qubit, đó cũng là thời điểm máy tính lượng tử có thể đánh bại máy tính cổ điển.
Video đang HOT
Darío Gil – phó chủ tịch cấp cao của IBM cho biết điều đó không có nghĩa máy tính lượng tử sẽ hoàn toàn soán ngôi máy tính truyền thống, mà IBM đang hướng tới việc dùng song song cả chip truyền thống và chip lượng tử trên các phần khác nhau của máy tính, mỗi loại sẽ làm tốt một tác vụ riêng.
Darío Gil nói: “Chúng tôi tin rằng có thể biểu diễn sự tiến bộ về lượng tử trong vòng vài năm tới. Đó là sứ mệnh của chúng tôi”.
AI của Google tự thiết kế chip chỉ mất 6 tiếng
Điều thú vị là AI này sẽ thiết kế chip thương mại của Google, được dùng để tăng cường sức mạnh cho chính... AI.
Vừa qua, Google cho biết họ đã phát triển một cách sử dụng kỹ thuật Học tăng cường sâu (Deep Reinforcement Learning - RL) để tạo sơ đồ thiết kế chip máy tính chỉ trong sáu giờ - Google nói rằng đây vốn là một việc phức tạp thường đòi hỏi con người hàng tháng trời mới đạt được.
Theo nhóm nghiên cứu công bố trong bài báo đăng trên tạp chí Nature vào thứ Tư, ngày 9 tháng 6, những con chip mà AI của Google phát triển là ngang bằng hoặc thậm chí vượt trội hơn những gì con người có thể tạo ra.
Không chỉ nằm ở nghiên cứu, dự án này sẽ lần đầu tiên áp dụng cho một trong những sản phẩm thương mại của Google, nghiên cứu đang được sử dụng cho các chip đơn vị xử lý tensor (TPU) sắp tới của công ty, được tối ưu hóa cho tính toán AI.
Một sơ đồ phát triển của Google
Như vậy, Google sử dụng phương pháp AI để thiết kế chip và cuối cùng chip được thiết kế bằng AI có thể được sử dụng để cải thiện và đẩy nhanh sự phát triển của AI trong tương lai.
Nhóm cho biết: "Phương pháp của chúng tôi được sử dụng để thiết kế thế hệ tiếp theo của máy gia tốc trí tuệ nhân tạo (AI) của Google và có khả năng tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc của con người cho mỗi thế hệ mới".
Bước đột phá lớn là phương pháp AI của Google có thể được sử dụng cho thiết kế quy hoạch (floor-planning) của chip, như bài báo đã nói " Mặc dù đã có 5 thập kỷ nghiên cứu, việc lập sơ đồ chip đã thách thức tự động hóa, đòi hỏi nhiều tháng nỗ lực của các kỹ sư thiết kế vật lý để tạo ra các bố cục có thể sản xuất được."
Một chip TPU của Google ra mắt năm 2017
Nhóm đã đào tạo hệ thống AI của mình bằng cách cung cấp cho nó 10.000 sơ đồ chip để nó có thể tìm hiểu điều gì là "đúng" và điều gì là "sai".
Nhóm nghiên cứu cho biết: "Kết quả là, phương pháp của chúng tôi sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ để trở nên tốt hơn và nhanh hơn trong việc giải quyết các trường hợp mới của vấn đề, cho phép thiết kế chip được thực hiện bởi các tác nhân nhân tạo có nhiều kinh nghiệm hơn bất kỳ nhà thiết kế nào."
Tuy nhiên, sơ đồ của AI trông khá khác so với sơ đồ do con người tạo ra. Thay vì các hàng linh kiện gọn gàng được bố trí trên khuôn, chúng gần như nằm rải rác trên silicon một cách ngẫu nhiên. Một minh họa từ Nature cho thấy sự khác biệt, với thiết kế con người ở bên trái và thiết kế máy học ở bên phải.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng tác động tích cực đối với chip bán dẫn là rất cao.
Gần đây, rất nhiều việc thú vị đang diễn ra trên mặt trận chip bán dẫn. Chẳng hạn, IBM vừa có một "bước đột phá về thiết kế bán dẫn" bằng cách tạo ra con chip 2 nanomet đầu tiên trên thế giới. Họ không phải là những người duy nhất có đột phá trong thiết kế chip, vì một nhóm từ MIT, Đại học Quốc gia Đài Loan và Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan đã tìm ra cách sản xuất chất bán dẫn dưới quy mô 1 nm.
IBM công bố thế hệ máy chủ IBM Power mới cho đám mây lai Hệ thống máy chủ IBM Power E1080 mới mang lại hiệu suất phần cứng cao hơn tới 50% so với sản phẩm tiền nhiệm. Với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thông tin, việc doanh nghiệp trang bị hệ thống máy chủ (server) để vận hành và quản lý chuyên nghiệp không còn xa lạ. Tuy nhiên, để xây dựng hệ...