Hy Lạp vẫn ” căng mình” phải tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn vượt biên
Tình trạng quá tải tại các trại tị nạn làm nảy sinh các vấn đề bạo lực và lạm dụng cũng như tiềm ẩn nguy cơ cho dịch Covid-19 bùng phát.
Từ nhiều ngày nay, trên các đảo của Hy Lạp thường xảy ra những cuộc đụng độ giữa các cá nhân, hoặc các nhóm những người di cư, những người đang tìm kiếm giấc mơ châu Âu, sinh sống trong các trại tị nạn của Hy Lạp.
Bạo lực gia tăng
Căng thẳng gia tăng ở một số trại tị nạn giữa nhóm người Afghanistan và những người di cư đến từ châu Phi ở các đảo Hy Lạp. Nhiều trường hợp người di cư sử dụng gậy, dao và thanh sắt để tấn công lẫn nhau. Vài ngày qua, đã có khoảng 5 người di cư đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ.
Trong khi đó, chính quyền Hy Lạp cho biết, họ không thể làm bất cứ điều gì để kiểm soát tình hình này. Hầu như ngày nào cũng xảy ra có các cuộc đụng độ giữa các các cá nhân hoặc các nhóm các người nhập cư tại các đảo của Hy Lạp, những người đang bị mắc kẹt bởi giấc mơ châu Âu.
Các trại tị nạn quá tải khiển xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ảnh: en.zamanalwst.net
Video đang HOT
Đảo Lesbos, nằm cách lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 8 km có số người nhập cư lớn nhất, đặc biệt những người đến Afghanistan dao động trong khoảng từ 7.000 – 8.000 người. Trong khi hòn đảo này được cho là có sức chứa không quá 2.000 người di cư, nhưng nó vẫn phải tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn vượt biên thành công từ những chiếc thuyền bất hợp pháp đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Tổ chức các bác sĩ không biên giới (MSF) đang hoạt động tại đây cho biết, tại trại tị nạn Moria ở đảo Lesbos, cứ 72 người di cư sử dụng chung một nhà vệ sinh và mỗi một phòng tắm ở khu vực này dành cho khoảng 84 người.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng quá tải đã khiến cho trại tị nạn giống như một quả bom hẹn giờ về các vấn đề bạo lực và lạm dụng, đối với người di cư đang diễn ra hàng ngày. Đây cũng là thực trạng đáng báo động tại nhiều trại tị nạn khác của Hy Lạp.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc cãi vã và đụng độ xảy ra giữa các nhóm người di cư là do sự bất đồng về ngôn ngữ và các phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt khác nhau, ví dụ như các cuộc đụng độ xảy ra ở các cửa hàng thực phẩm hay các khu vực vệ sinh. Phần lớn các người di cư là đối tượng trẻ tuổi, bao gồm cả những người sử dụng ma túy và nghiện rượu.
Các chuyên gia cho rằng, việc Chính phủ Hy Lạp hỗ trợ cho người di cư không quá 90 EUR/tháng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của họ, chưa kể đến các trường hợp sử dụng số tiền này cho ma túy và rượu. Điều này gián tiếp dẫn đến tình trạng trộm cắp và các cuộc đụng độ bằng vũ khí xảy ra liên tiếp trong thời gian qua.
Trại tị nạn tạo nguy cơ bùng phát dịch Covid-19
Theo nghiên cứu của Cơ quan Cứu hộ và theo dõi Hy Lạp, các thủ tục hiện nay của Hy Lạp liên quan đến người tị nạn luôn được xử lý rất chậm. Nhiều trường hợp đã ở lại trại và nộp đơn từ hơn 1 năm trước cho đến giờ vẫn chưa được giải quyết, trong khi số người nhập cư vẫn gia tăng hàng ngày.
Những chiếc thuyền chở những người di cư với giấc mơ châu Âu lại tiếp tục cập bến, tình trạng quá tải người di cư đã phần nào làm gia tăng sự hỗn loạn. Tình trạng bạo lực và bất ổn ở các khu vực này đồng thời là gánh nặng kinh tế với các quốc gia châu Âu, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và những cảnh báo về nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 2.
Cuối tuần vừa rồi, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã cảnh báo về sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 ở các trại tị nạn trên các đảo Hy Lạp. Tổng giám đốc IOM, ông Antonio Vitorino cho biết: “Chúng tôi không thể cho phép dịch Covid-19 lây lan trong các trại di cư nằm ở khu vực biên giới của châu Âu. Nếu chúng không được kiểm soát thì đó sẽ là một thảm họa”.
Khoảng 42.000 người di cư đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn và không đảm bảo vệ sinh tại các trại tị nạn ở Hy Lạp.
Để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, IOM đã yêu cầu quyền được vào các trại ở khu vực biên giới để đánh giá tình hình sức khỏe người di cư qua đó có khuyến nghị phù hợp cho giải pháp tổng thể hiện nay. Các quan chức tổ chức này cũng cảnh báo, người di cư ở các khu vực này đang sinh sống trong các điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, chật chội và không được chăm sóc y tế. Do vậy, chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại dịch Covid-19 trong khu vực mà không chỉ riêng các các trại ở Hy Lạp.
Liên minh châu Âu trước đó đã nhiều lần cảnh báo về sự lây lan dịch bệnh ở những trại tị nạn khác trên các đảo của Hy Lạp và cho rằng, nếu điều này xảy ra, đó sẽ là cuộc khủng hoảng nhân đạo mới. Hàng loạt cơ quan cứu trợ và tổ chức nhân đạo cũng đã tiếp tục kêu gọi các nước châu Âu phối hợp hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư.
Hiện, chính phủ Hy Lạp đang có kế hoạch thành lập 10 trại tị nạn mới trên đất liền và di chuyển khoảng 10.000 người tị nạn từ các đảo tới khu vực này, nhằm giảm bớt áp lực cho các trại trên đảo, nơi có khoảng 42.000 người di cư đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn và không đảm bảo vệ sinh.
Đức sẽ tiếp nhận khoảng 500 trẻ tị nạn từ Hy Lạp trong vài tuần tới
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 8/4, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết trong những tuần tới, nước này sẽ đón nhận khoảng 500 người ở độ tuổi vị thành niên không có người đi kèm từ các trại tị nạn ở Hy Lạp, đồng thời kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác nhanh chóng có những động thái tương tự.
Người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 4/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình RTL/ntv của Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết Berlin đã đề xuất với Chính quyền Hy Lạp và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) rằng nước này muốn tiếp nhận từ 350 đến 500 trẻ em trong vài tuần tới. Ông hy vọng các nước thành viên EU khác cũng sẽ noi theo gương của Đức tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn ở tuổi vị thành niên.
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Đức đã nhất trí ban đầu cho phép 50 người tị nạn ở tuổi vị thành niên từ các trại của người tị nạn ở các đảo Lesbos và Chios của Hy Lạp nhập cảnh nước này. Theo Bộ Nội vụ Đức, việc tiếp nhận những người tị nạn trên có thể sẽ bắt đầu được thực hiện từ tuần tới và những người tị nạn ở tuổi vị thành niên dưới 14 tuổi sẽ được cách ly trong 14 ngày tại bang Niedersachsen trước khi chuyển tới các khu vực khác nhau ở Đức. Ngoài ra, những người này phải được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không quá 3 ngày trước khi nhập cảnh vào Đức.
Hàng nghìn người tị nạn hiện đang phải sống trong những điều kiện tồi tệ tại các trại tị nạn ở Hy Lạp. Những điều kiện này mới đây đã trở nên xấu hơn do sự bùng phát dịch COVID-19. Để giải quyết tình trạng trên, Luxembourg gần đây cũng đã thỏa thuận với Hy Lạp về việc tiếp nhận 12 người tị nạn ở tuổi vị thành niên từ các trại trên theo chương trình hỗ trợ người tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Tiếp đó là Pháp, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Litva, Croatia and Ireland. Đức là quốc gia mới nhất tham gia chương trình này.
Anh Đức
UNHCR: EU cần giúp Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư Theo UNHCR, mỗi ngày có hàng trăm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ vào quốc gia cửa ngõ châu Âu, vốn đang phải cưu mang 39.000 người trong các trại tị nạn ngoài các đảo và hơn 22.000 người trên đất liền. Người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 6/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN) Liên minh châu Âu (EU) cần giúp...