Hy Lạp đưa người di cư sang Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 4/4, Hy Lạp bắt đầu đưa người di cư đến Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận đạt được giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3/2016.
Người tị nạn châu Âu đã bắt đầu bị gửi trả về Hy Lạp. (Ảnh Telegraph)
Việc đưa người di cư đến Thổ Nhĩ Kỳ lần này bất chấp lo ngại chưa có sự chuẩn bị đầy đủ từ nước tiếp nhận.
Việc chuyển giao người di cư được bắt đầu vào ngày thứ 2 từ đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi có 3.300 người di cư đang tạm trú. Thổ Nhĩ kỳ cho biết nước này sẽ tiếp nhận khoảng 500 người và sẽ được bố trí tại Dikili, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Thỏa thuận đạt được giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm tải sức ép từ dòng người di cư đổ về các nước Tây Âu, trong đó có nhiều trường hợp mạo hiểm vượt biển Aegea.
Theo thỏa thuận, với mỗi người di cư EU trả về Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một người di cư đang ở Thổ Nhĩ Kỳ được tái định cư tại châu Âu. Những người di cư bất hợp pháp ở Hy Lạp sẽ được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ không xin được tị nạn hoặc yêu cầu của họ bị từ chối.
Theo_VTV
Hy Lạp bắt đầu trả người di cư về Thổ Nhĩ Kỳ
Rạng sáng 4-4, người di cư bắt đầu được nhân viên của Cơ quan Giám sát biên giới Liên hiệp châu Âu (Frontex) hộ tống lên những chiếc phà nhỏ tới các cảng bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Hoạt động này do một trung tướng của cảnh sát Hy Lạp giám sát và diễn ra một cách yên lặng khi các thuyền khởi hành từ Lesbos tới cảng Dikili của Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình đưa người di cư và người tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu với những người di cư không nộp đơn xin tị nạn hoặc có nộp đơn nhưng không được chấp nhận.
"Tất cả những người tị nạn được trả về Thổ Nhĩ Kỳ đều đến từ Pakistan, ngoại trừ hai người tị nạn đến từ Syria", người phát ngôn một ủy ban xử lý khủng hoảng tị nạn của Chính phủ Hy Lạp, ông Giorgos Kyritsis cho biết trên truyền hình nhà nước.
"Không có lịch trình đưa người di cư và người tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Việc xét các đơn xin tị nạn sẽ mất một thời gian", ông Kyritsis nói.
Khoảng 4.000 người di cư và người tị nạn đang bị giữ lại trên các đảo của Hy Lạp kể từ khi thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực từ ngày 20-3.
Từ đảo Lesbos, ông Giorgos Kosmopoulos, người đứng đầu Tổ chức Ân xá quốc tế tại Hy Lạp cho biết với hãng tin AP: "Đây là ngày đầu tiên của một giai đoạn rất khó khăn đối với quyền tị nạn. Bất chấp các lỗ hổng pháp lý nghiêm trọng và sự bảo vệ chưa thích đáng tại Thổ Nhĩ Kỳ, EU đang tiến tới một thỏa thuận nguy hiểm".
Tháng 3-2016, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận sau khi các nước châu Âu chật vật tìm cách để tránh xảy ra tình trạng người di cư ồ ạt tiến vào "lục địa già" tương tự năm 2015. Theo thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được nhận thêm viện trợ tài chính và công dân nước này sẽ được miễn thị thực tại khu vực EU.
Sau khi biên giới EU và khu vực Balkan bị đóng cửa, có tất cả 50 nghìn người di cư và người tị nạn bị mắc kẹt tại Hy Lạp, song chỉ những người tới "đất nước các vị thần" sau ngày 20-3 mới bị giữ lại để được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ.
CAO THU HƯƠNG
AP
Theo_Báo Nhân Dân
Biểu tình tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ khi Thỏa thuận EU-Thổ có hiệu lực Trong bối cảnh Thỏa thuận EU-Thổ sắp có hiệu lực, người biểu tình yêu cầu mở cửa biên giới để người di cư tiếp tục chuyến hành trình sang châu Âu. Kế hoạch đưa trả lại những người di cư từ Hy Lạp tới Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên các cuộc biểu tình ở cả hai nước hôm qua ( 2/4),...