Hy Lạp bắt đầu cuộc bầu cử sống còn
Ngày 17/6, Hy Lạp tiến hành cuộc tổng tuyển cử có ý nghĩa then chốt trong việc quyết định tương lai bám trụ Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) của nước này. Đây là cuộc tổng tuyển cử thứ hai ở Hy Lạp chỉ trong vòng 6 tuần qua.
Người dân Hy Lạp trước áp phích cổ động bầu cử.
Các điểm bỏ phiếu trên khắp Hy Lạp đã mở cửa từ 11h trưa nay theo giờ Việt Nam để đón khoảng 9,8 triệu cử tri đi bầu.
Đây sẽ là cuộc bầu cử chứng kiến cuộc đua gắt gao giữa đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ vốn ủng hộ các gói cứu trợ tài chính hà khắc và đảng Syriza cực tả phản đối chính sách chi tiêu khắc khổ.
Video đang HOT
Vì vậy, kết quả bầu cử sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc liệu “đất nước của những tấm thảm bay” có tiếp tục ở lại Eurozone, hay sẽ trở thành thành viên đầu tiên rời khỏi liên minh tiền tệ chung.
“Chúng ta sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng cứ không phải ra khỏi khu vực đồng euro. Chúng ta sẽ không để ai đấy chúng ta ra khỏi châu Âu”, lãnh đạo đảng Dân chủ Mới Antonis Samaras kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho đảng mình.
Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia, cũng giống như cuộc tổng tuyển cử đầu tiên hôm 6/5, trong lần tuyển cử này sẽ khó có đảng nào giành được đủ số phiếu cần thiết để tự đứng ra thành lập chính phủ. Vì vậy, nhiều khả năng các đảng vẫn sẽ phải xúc tiến các cuộc thảo luận để tìm kiếm đối tác thành lập chính phủ liên minh.
Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử Hy Lạp
Theo yêu cầu của các chủ nợ, để tránh vỡ nợ, chính phủ Hy Lạp sẽ phải thực hiện hàng loạt biên phap “thăt lưng buôc bung” khăc nghiêt để có thể nhận được gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro, sau khi đã nhận được gói cứu trợ đầu tiên trị giá 110 tỷ euro hồi năm 2010.
Tuy nhiên, do đa sô ngươi dân Hy Lap phản đối cac điêu kiên rang buôc này nên đến nay Quốc hội Hy Lạp vẫn chưa thể thông qua các các điều kiện của gói cứu trợ. Trong trường hợp xấu nhất, tức là khi các điều kiện của gói cứu trợ không thể được thông qua, Hy Lạp sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải xin ra khỏi Eurozone.
Vì vậy, cuộc bầu cử ở Hy Lạp đang đươc cả thế giới theo dõi sát sao bởi Athens ra khỏi Eurozone sẽ dẫn đến những tác động dây chuyền ảnh hưởng tới các quốc gia thành viên khác và gây ra xáo trộn lớn cho nền kinh tế thế giớii.
Trong tuyên bố mới nhất, người đứng đầu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng nên cho chính phủ mới của Hy Lạp cơ hội được quyền thương thao lai cac điêu kiên cua goi cưu trơ.
“Nếu đó là điều kiện cần thiết để Hy Lạp ở lại khu vực đồng euro thì chúng ta nên làm”, ông Angel Gurria đề xuất.
Tuy nhiên, Đức vẫn khẳng định Hy Lạp sẽ phải tuân thủ các điều kiện khắc khổ, cũng giống như các quốc gia thành viên khác, nếu như muốn nhận được tiền.
“Cuộc bầu cử ở Hy Lạp sẽ có kết quả và chính phủ mới của Hy Lạp cần phải nói &’vâng’ với việc thực hiện các cam kết tài chính”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu tại Hy Lạp sẽ đóng cửa vào lúc 23h đêm nay theo giờ Việt Nam và kết quả sơ bộ đầu tiên dự kiến sẽ được công bố sau đó 2 tiếng.
Theo Dân Trí
Đức, Pháp cam kết hỗ trợ giữ Hy Lạp trong Eurozone
Ngày 21/5, Đức và Pháp - hai nền kinh tế chủ chốt trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cam kết sẽ làm mọi việc cần thiết để giữ Hy Lạp ở lại Eurozone.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Pháp Pierre Moscovici tại Berlin. (Ảnh: Getty)
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Pháp Pierre Moscovici tại Berlin.Bộ trưởng Tài chính Đức khẳng định: "Chúng tôi đã nhất trí sẽ làm tất cả để giữ Hy Lạp ở lại trong câu lạc bộ euro." Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp nhấn mạnh châu Âu phải hỗ trợ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Hy Lạp vào thời điểm nước này đang trải qua cuộc suy thoái trầm trọng.
Người đứng đầu Bộ Tài chính trong chính phủ mới ở Pháp cũng lưu ý rằng Hy Lạp có vị trí của họ trong Eurozone, và Athens phải tôn trọng những cam kết trước đó và có những cải cách cần thiết để đổi lấy những gói cứu trợ khổng lồ.
Giới quan sát cho rằng tuyên bố trên của các nhà quản lý tài chính cấp cao hai nền kinh tế đầu tàu trong Eurozone không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Hy Lạp, mà cả với khu vực sử dụng đồng euro trong bối cảnh hiện nay. Bởi việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, tạo "hiệu ứng đôminô" trong Eurozone, giữa lúc một số nền kinh tế trong khu vực này cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự Hy Lạp.
Lãnh đạo một số nước và định chế tài chính quốc tế đặc biệt lo ngại khả năng Hy Lạp rút khỏi Eurozone sau khi mới đây, nước này phải tuyên bố tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn lần hai trong vòng chưa đầy 2 tuần, một sự kiện được đánh giá có thể mang lại chiến thắng cho Liên minh các lực lượng cực tả Syria, lực lượng vốn phản đối những cải cách mà chính quyền Athens trước đó buộc phải thực hiện để nhận được cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)./.
Theo TTXVN
"Trung Quốc không có khả năng mua châu Âu" Theo AFP, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 3/2 cho biết cường quốc châu Á này không có khả năng lẫn ý định "mua châu Âu," trong bối cảnh dư luận quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào các nền kinh tế thuộc khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang gặp khó khăn do...