Hội nghị G20 gây bi quan
Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích nước Pháp đang mất khả năng cạnh tranh về kinh tế và cản trở nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng của eurozone
Những căng thẳng mới giữa các lãnh đạo châu Âu về cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro (eurozone) có thể làm gia tăng những khác biệt giữa các nền kinh tế giàu có và đang nổi tại Hội nghị cấp cao G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới) tại Los Cabos (Mexico) trong 2 ngày 18 và 19-6.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 15-6 đã chỉ trích nước Pháp đang mất khả năng cạnh tranh về kinh tế và cản trở nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng của eurozone. Động thái này cho thấy sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Đức và Pháp xung quanh cách thức xử lý cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu. Đức ủng hộ các biện pháp khắc khổ trong lúc tân Tổng thống Pháp Franois Hollande muốn đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Bất đồng ấy khiến nhiều quan chức G20 tỏ ra bi quan về việc hội nghị sắp tới sẽ đạt được tiến triển về những vấn đề đã gây chia rẽ nhóm này trong thời gian qua, như việc tìm kiếm giải pháp ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính hoặc trao nhiều tiếng nói hơn trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho những nước mới nổi.
Biểu tình phản đối Hội nghị cấp cao G20 ở Mexico City hôm 15-6. Ảnh: REUTERS
Hội nghị G20 diễn ra vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo có thể biết được số phận của Hy Lạp trong eurozone qua kết quả cuộc bầu cử ngày 17-6. Vì thế, theo hãng tin Reuters, các nhà lãnh đạo châu Âu dự hội nghị sẽ đối mặt với nhiều sức ép trong việc chứng tỏ họ có thể ngăn cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp lan sang những nền kinh tế lớn hơn trong khu vực, như Tây Ban Nha và Ý.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cần chứng tỏ họ có khả năng chỉnh sửa những vấn đề tài chính đang hoành hành eurozone. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố: “Chúng tôi quyết tâm chứng tỏ cho thế giới thấy đồng euro và dự án châu Âu là không thể đảo ngược”.
Reuters cho biết tại hội nghị ở Mexico, các nhà lãnh đạo G20 sẽ đưa ra một kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tương tự kế hoạch đã nhất trí tại hội nghị trước đó. Bên cạnh đó, các nước dự kiến sẽ hoàn tất cam kết tăng cường khả năng chống khủng hoảng của IMF.
Tùy thuộc vào tác động của kết quả cuộc bầu cử ở Hy Lạp, một hội nghị khẩn cấp các bộ trưởng tài chính nhóm 7 nước công nghiệp phát triển có thể diễn ra tại Los Cabos trong ngày 18 hoặc 19-6.
Tổng thống Mỹ, Nga bàn về Syria
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ bàn về những khác biệt xung quanh cuộc xung đột Syria tại Hội nghị cấp cao G20 vào tuần tới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm 15-6 cho biết Hội nghị G20 là cơ hội tốt để 2 nhà lãnh đạo gặp gỡ và tìm được tiếng nói chung về vấn đề Syria.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ thông tin Moscow đang thảo luận với các nước phương Tây về sự ra đi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo NLD
Đàm phán hạt nhân Iran - lạc quan ít, bi quan nhiều
Đàm phán hạt nhân Iran tại Moscowngày 18/6-19/6 có khả năng thất bại khi Iran và P5 1 vẫn không ngừng tranh cãi và đổ lỗi cho nhau thiếu thiện chí.
Những dự cảm về khả năng vòng đàm phán thứ 3 giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) tại Moscow sắp tới có thể bị trì hoãn là nội dung cuộc điện đàm dài gay gắt giữa chuyên gia đàm phán hạt nhân hàng đầu Iran Saeed Jalili và Giám đốc Chính sách Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton mới đây.
Không khí tranh cãi gay gắt của cuộc điện đàm giữa ông Jalili và bà Catherine hé lộ khả năng Iran và P5 1 sẽ không đạt được thỏa thuận thỏa lòng đôi bên; giúp xóa tan nỗi quan ngại của Israel và phương Tây về việc Iran đang gần chạm đến giấc mơ vũ khí hạt nhân; tránh được một cuộc xung đột quân sự với Cộng hòa Hồi giáo được phát động bởi Mỹ hoặc Israel hoặc cả 2 và loại bỏ các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ làm tê liệt nền kinh tế nước này. Do đó, chương trình hạt nhân Iran sẽ tiếp tục lâm vào thế bế tắc mãi mãi.
Phương Tây: ngày càng bi quan
Trước thềm đàm phán hạt nhân tại Moscow, Iran tuyên bố là không ngừng nỗ lực để dung hòa, giúp cuộc đàm phán thành công. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh là "không nhận được bất cứ điều gì khác ngoài những lời phúc đáp mơ hồ".
Về phía phương Tây, một nhà ngoại giao nhấn mạnh, họ đang phải đương đầu với "nỗi hoang mang và bối rối" cùng cảm giác "bi quan ngày càng gia tăng".
Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao châu Âu nhấn mạnh: "Chúng tôi nỗ lực dùng mọi cách để tiếp cận... Chúng tôi điện đàm cấp cao, cố gắng truyền đạt nguyện vọng bằng mọi cách có thể. Do đó, thật lố bịch khi nói rằng chúng tôi không tỏ thiện chí nhằm để đạt được một kết quả trong cuộc đàm phán ở Moscow".
Trong khi đó, giới chức Iran cũng tranh cãi rằng họ mới chính là người luôn tìm cách tiếp cận, nỗ lực kết nối.
Trước thềm đàm phán hạt nhân tại Moscow, Iran và phương Tây không ngừng tranh cãi và đổ lỗi cho nhau thiếu thiện chí để đưa cuộc đàm phán gặt hái kết quả thành công.
P5 1 muốn Iran từ bỏ "quân rô" để đổi lấy những thứ tầm thường
Trước thềm đàm phán hạt nhân tại Moscow, giới chức P5 1 vừa tổ chức hội đàm chiến lược tại Strasbourg, Pháp trong 2 ngày 11/6 và 12/6 với sự tham gia của nhà thương thuyết hàng đầu người Mỹ trong các cuộc đàm phán hạt nhân, Thứ trưởng của Mỹ đảm trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, cuộc hội đàm chiến lược là một phần của "sự chuẩn bị nghiêm túc" cho đàm phán hạt nhân Moscow, nhằm đảm bảo "con đường ngoại giao sẽ gặt hái thành công".
Trên thực tế cuối tháng 5, tại Baghdad, P5 1 đưa ra đề xuất yêu cầu Iran từ bỏ làm giàu Uranium ở mức độ 20% nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, Tehran từ chối yêu cầu này; đồng thời từ chối từ bỏ kho hạt nhân để đối lấy một gói các biện pháp khích lệ mà nhóm P5 1 thúc đẩy.
Đề xuất mà P5 1 trình bày tại Baghdad cuối tháng 5 để kết thúc khủng hoảng hạt nhân Iran không được Cộng hòa Hồi giáo chấp nhận.
Theo lời Tehran, họ cần uranium tinh khiết 20% để cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu y tế. Trong khi đó, P5 1 lo ngại rằng nếu được xử lý đến cấp độ 90% hoặc cao hơn thì uranium có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Bên cạnh đó, Iran cũng được yêu cầu để đóng cửa cơ sở Fordow nơi uranium được làm giàu lên tới 20% ; đồng thời, chấp thuận các biện pháp giám sát kiểm tra sâu sát hơn.
Một yêu cầu khác là Iran phải đình chỉ hoàn toàn làm giàu uranium, theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cho đến khi họ xóa tan các mối quan ngại liên quan đến tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, Iran tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ "quyền bất khả xâm phạm" làm giàu uranium, theo quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nhưng sẵn sàng giới hạn chương trình làm giàu uranium ở mức 5%.
Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nhấn mạnh: "Nếu bất cứ ai muốn chúng tôi từ bỏ quyền này, trước tiên họ phải đưa ra lý do. Thứ 2, họ phải cho biết, đáp lại yêu cầu của họ, Iran sẽ nhận được những gì".
Ngoài ra, phía Iran cũng tuyên bố chính đề xuất của P5 1 làm vấn đề hạt nhân Iran trở nên phức tạp và bế tắc hơn. Đề xuất mà P5 1 trình bày tại Baghdad yêu cầu Iran từ bỏ những gì họ xem là những thẻ bài quan trọng nhất, trong khi đó, lại không hề đáp ứng những gì mà họ mong mởi nhất: chính là gỡ bỏ các lệnh trừng phạt hà khắc, làm kiệt quệ nền kinh tế nước này.
Trong đó, lệnh cấm vận nhập khẩu dầu mỏ Iran vào thị trường châu Âu sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/7 tới đây.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hossein Mousavian, một cựu thành viên trong nhóm chuyên gia đàm phán hạt nhân của Iran trong giai đoạn 2003-2005, hiện đang làm việc tại Đại học Princeton phát biểu: "Họ muốn Iran bỏ quân rô để đổi lấy những thứ tầm thường (quân rô chính là chương trình làm giàu uranium của Iran)
Quan điểm của ông Hossein Mousavian nhận được sự đồng tình của giới lãnh đạo Iran.
"Trong vài trường hợp, họ nói rằng (ít nhất người Mỹ từng nói) Iran có thể làm giàu uranium dưới 5%. Nhưng hiện lại họ đòi hỏi những điều mà Iran không thể đáp ứng. Một điểm nữa là, họ không sẵn sàng gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Iran trong khi đó là mối bận tâm của Iran", một nhà ngoại giao Iran liên quan đến đàm phán hạt nhân chia sẻ.
Đáp lại tuyên bố Tổng thống Iran, nhà ngoại giao phương Tây nhấn mạnh rằng Iran không hề nói rõ họ sẽ chấp nhận cái gì và không chấp nhận cái gì.
"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: hãy cùng ngồi vào bàn và thảo luận về điều đó", nhà ngoại phương Tây nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Iran có một cơ hội tại vòng đàm phán hạt nhân ở Moscow nếu họ sửa soạn có những bước đi cụ thể để đáp ứng các đề nghị được trình bày ở Baghdad.
Phương Đăng
Theo Infonet.vn
Lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ cam kết thúc đẩy kinh tế thế giới Ngày 14/6, một ngày sau khi kết thúc cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn thường niên lần thứ ba diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ, Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, theo đó hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác để thúc đẩy nền kinh...