Kịch bản khi Hy Lạp rời khỏi Eurozone
Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone sẽ có cuộc họp ngay trong chiều 17/6 khi cuộc bầu cử tại Hy Lạp kết thúc để thảo luận về những phương án tiếp theo
Lãnh đạo các đảng chính trị tại Hy Lạp đang đưa ra những nỗ lực cuối cùng kêu gọi sự ủng hộ của người dân trong cuộc tổng tuyển cử lại vào ngày 17/6 tới. Cuộc tổng tuyển cử này được cho là sẽ định đoạt số phận của Hy Lạp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Lãnh đạo nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng bắt đầu chuẩn bị các phương án đối phó với mọi “kịch bản” có thể xảy ra, kể cả một “cơn bão” trên thị trường tài chính, hay tình trạng hoảng loạn ở Hy Lạp cũng như trong khu vực, khi nước này buộc phải rời khỏi Eurozone.
Sau cuộc bầu cử, người dân Hy Lạp có thực sự bước vào kỷ nguyên mới
Người đứng đầu Đảng cánh tả Hy Lạp Syriza ông Alexis Tsipras hôm 14/6 khẳng định, những thỏa thuận cứu trợ của Hi Lạp sẽ trở thành “lịch sử” sau cuộc bầu cử ngày 17/6 tới. Ông Alexis Tsipras cũng bác bỏ mối lo ngại rằng, từ bỏ thỏa thuận với Liên minh châu Âu và Quĩ Tiền tệ quốc tế có thể khiến Hy Lạp phải rời Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, vì thỏa thuận tái cấp vốn ngân hàng 100 tỉ euro đạt được giữa Tây Ban Nha và Quĩ Tiền tệ quốc tế vào tuần trước cho thấy, có thể nhận được một gói cứu trợ mà không nhất thiết phải thực hiện các biện pháp khắc khổ.
Ông Alexis Tsipras nói: “Sau cuộc bầu cử, người dân Hy Lạp sẽ bước vào kỷ nguyên mới – một kỷ nguyên của sự thay đổi và cải cách lớn lao cho người dân. Hy Lạp sẽ bước vào một kỷ nguyên của sự phát triển và đoàn kết. Chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi đất nước”.
Video đang HOT
Những cuộc thăm dò mới nhất cho thấy Đảng Syriza không ủng hộ gói cứu trợ của châu Âu và đảng Đảng Dân chủ mới – ủng hộ gói cứu trợ đang cạnh tranh sát nút. Tuyên bố của người đứng đầu lực lượng chính trị đang có nhiều triển vọng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này càng làm tăng thêm mối lo ngại Hy Lạp sẽ từ bỏ thỏa thuận của chính phủ tiền nhiệm với các nhà lãnh đạo EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Trong trường hợp Hy Lạp từ bỏ các thỏa thuận cứu trợ này có thể đồng nghĩa với việc nước này phải ra khỏi Eurozone.
Hiện các nước trong Eurozone vẫn khẳng định mong muốn Hy Lạp ở lại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 14/6 với Tổng thống Pháp France Hollande đang ở thăm Italy, Thủ tướng Italy Mario Monti nhấn mạnh: “Cuộc bầu cử tại Hy lạp đang đến gần. Chúng tôi mong muốn Hy Lạp vẫn ở lại đồng tiền chung châu Âu và tôn trọng các cam kết của mình. Liên minh châu Âu và Eurozone đang thể hiện sự đoàn kết đối với tình hình tại Hy Lạp”.
Tuy vậy, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne ngày 14/6 cảnh báo châu Âu có thể phải hy sinh Hy Lạp, đưa quốc gia này ra khỏi nhóm Eurozone để có thể thuyết phục ức đổ thêm tiền vào cứu nguy cho khu vực.
Lãnh đạo nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng đang chuẩn bị các phương án đối phó với mọi “kịch bản” có thể xảy ra sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone dự kiến sẽ có cuộc họp trực tuyến ngay trong chiều 17/6, khi cuộc bầu cử lại tại Hy Lạp kết thúc, để thảo luận về những diễn biến mới nhất và phương án hành động tiếp theo.
Ủy ban châu Âu cũng đã trao đổi với các chính phủ trong Eurozone, thảo luận việc xây dựng kế hoạch dự phòng trường hợp Hy Lạp ra khỏi khối. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những biện pháp ứng phó tình hình khẩn cấp đó vẫn chưa đủ, bởi hiện nay, khủng hoảng nợ công châu Âu đã lan rộng tới các nền kinh tế lớn hơn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy… Vì vậy, Liên minh châu Âu cần phải đưa ra biện pháp dự phòng mạnh hơn nữa./.
Theo VOV
Hội nghị Thượng đỉnh EU tại Brussels
Các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận một loạt ý tưởng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công và kích thích nền kinh tế tại châu Âu.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu họp tại Brussels, Bỉ vào tối 23/5 (giờ địa phương), trong một Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức nhằm nhằm tìm giải pháp để có thể đưa châu Âu thoát khỏi cơn bão tài chính đang hoành hành tại khu vực đồng euro.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng sẽ đạt được sự đồng thuận về giải pháp cho khủng hoảng nợ công hiện nay
Đây là cuộc họp lần thứ 13 của EU tập trung bàn về khủng hoảng kinh tế kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công hoành hành tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), và là Hội nghị Thượng đỉnh EU đầu tiên mà trong đó Pháp và Đức đề xuất các giải pháp khác nhau.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của toàn Eurozone lên tới 11%, còn của Hy Lạp và Tây Ban Nha đều trên 20% và tâm lý nói chung mong muốn có những giải pháp mới để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ thay vì các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" hiện hành, cuộc họp tại Brussels lần này được coi là "một bữa tiệc" của các ý tưởng.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận một loạt ý tưởng nhằm giải quyết hiệu quả hơn cuộc khủng hoảng nợ công và kích thích nền kinh tế tại châu Âu, khuyến khích tăng trưởng và tạo thêm việc làm trên toàn EU, tăng cường vai trò của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), mở rộng thị trường nội khối...
Phát biểu trước khi bắt đầu hội nghị, Thủ tướng Italy Mario Monti bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ đạt được sự đồng thuận về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
"Tôi tin tưởng rằng sẽ có rất nhiều ý tưởng được đưa ra thảo luận tại hội nghị này như vấn đề đầu tư công, trái phiếu đồng euro. Mặc dù một số thành viên hiện chưa quan tâm đến những vấn đề này, nhưng tôi cho rằng bây giờ là lúc chúng ta phải đưa ra nhiều giả thuyết để có thể sớm tìm ra một giải pháp nhận được sự ủng hộ của tất cả các thành viên trong khối. Tại hội nghị này, chúng ta không đưa ra các quyết định cụ thể, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh vào cuối tháng 6 tới", ông Monti nói./.
Theo VOV
Đức, Pháp cam kết hỗ trợ giữ Hy Lạp trong Eurozone Ngày 21/5, Đức và Pháp - hai nền kinh tế chủ chốt trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cam kết sẽ làm mọi việc cần thiết để giữ Hy Lạp ở lại Eurozone. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Pháp Pierre Moscovici tại Berlin. (Ảnh: Getty)Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp đầu...