Hy hữu cứu sống thai nhi và sản phụ mang thai ngoài tử cung
Sản phụ N.T.L (30 tuổi, thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) nhập Bệnh viện trung ương Huế vào ngày 29/10/2016 khi mang thai ở tuần thứ 28. Trước đây, chị L. đã có 1 lần sinh non con mất, 1 lần sảy thai. Khi nhập viện, chị L thai có dấu hiệu dọa sảy, rau tiền đạo.
TS. BS CK II Lê Minh Toàn, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đơn vị vừa cứu sống thai nhi phát triển ngoài dạ con hiếm thấy.
Theo đó, sau khi theo dõi và hội chẩn với các giáo sư nước ngoài (Pháp) dạy về siêu âm ở trường Đại học Y Dược Huế thì nghi ngờ thai ngoài ổ bụng, cạn ối. Đến Hội nghị siêu âm toàn quốc lần thứ nhất tại Huế đầu năm 2017, trường hợp này được đưa ra hội chẩn lại và kết luận thai ngoài tử cung.
Trước khi phẫu thuật, sản phụ được chẩn đoán là thai ngoài ổ bụng bánh rau bám đáy và sừng tử cung lan ra hai bên thành bụng thành 3 khối. Mạch máu nuôi dưỡng thai chủ yếu là động mạch tử cung, động mạch thắt lưng buồng trứng hai bên và một phần ở thành bụng.
Ngày 10/1/2017, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật lấy thai nhi. Ê- kíp bác sĩ Khoa Phụ sản, Khoa Ngoại nhi Cấp cứu bụng phối hợp với Khoa Gây mê Hồi sức A đã tiến hành gây mê, mổ lấy thai nhi thành công là bé gái nặng 3kg, đồng thời cắt tử cung bán phần thấp của mẹ. Trong quá trình mổ, đã truyền cho sản phụ 2,5 lít máu đồng nhóm. Khi mổ ra, thai nằm trong buồng ối nhưng ối cạn, màng ối dày bao phủ xung quanh.
Bé gái con chị L. đang được chăm sóc tại khoa Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế
TS.BS CK II Lê Minh Toàn, Trưởng Khoa Phụ sản, cho biết: “Đây là trường hợp thai ngoài ổ bụng thứ phát, ban đầu có thể thai làm tổ ở sừng tử cung, thai và rau lấn dần ra ổ bụng phát triển. Đây là trường hợp đặc biệt, trong y văn chỉ gặp 1% trong các trường hợp thai lạc chỗ, tỷ lệ tử vong mẹ và con rất cao. Tại Việt Nam, đây là ca đầu tiên được cứu sống thành công cả mẹ lẫn con”.
Video đang HOT
Hiện chị L. đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Gây mê Hồi sức A, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, công thức máu và thông số kỹ thuật về trạng thái bình thường. Riêng cháu bé được chăm ở Khoa Nhi sơ sinh trong tình trạng ổn định, tiến triển sức khỏe tốt.
Theo Quỳnh Nga – Đại Dương (Dân trí)
Những bà mẹ suýt chết vì có thai ngoài tử cung
Trong trường hợp có thai, thai phụ cần đi siêu âm lúc 2 đến 3 tuần. Lúc này, bác sĩ có thể phát hiện thai đã vào buồng tử cung hay chưa. Nếu có tình trạng thai nằm ngoài tử cung thì cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời phẫu thuật.
Bác sĩ Dương Phương Mai (Phó giám đốc Y khoa bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn) cho biết, thỉnh thoảng bệnh viện vẫn tiếp nhận các ca mang thai ngoài tử vong. Cách đây chưa lâu, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T (24 tuổi, TP HCM). Khi nhập viện, bệnh nhân choáng váng, muốn xỉu.
Chị T cho rằng, thời gian gần đây, bỗng dưng cảm thấy muốn đi tiểu liên tục nhưng không đi tiểu được. Ngoài ra, chị khẳng định, mình không thể có thai, bởi, sau mỗi khi quan hệ với người yêu đều sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Một phụ nữ có thai ngoài tử cung đang được điều trị
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết, chị T có thai ngoài tử cung. Sở dĩ chị có những dấu hiệu trên là vì vỡ khối thai vào ổ bụng làm máu ứ đọng, kích thích đường tiểu, gây ra các triệu chứng giống nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhân bị tụt huyết áp, thiếu máu lên não nên có cảm giác choáng váng, muốn xỉu. Đây là những triệu chứng thông thường của các thai phụ có thai ngoài tử cung.
Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không được tác động của y khoa thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Chị t. đã được can thiệp bằng y khoa và vượt qua nguy kịch.
Một bệnh nhân khác nhập viện trong tình trạng có thai ngoài tử cung. Qua khai thác bệnh, chị này cho hay, trước đây từng phá thai hai lần. Tất cả các lần phá thai đều đến nơi phá thai có uy tín. Do đó, khi biết tin mình tiếp tục có thai, chị không bất ngờ. Tuy nhiên, điều khiến chị lo lắng là bác sĩ thông báo có thai ngoài tử cung, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.
Bác sĩ Ngô Thị Kim Phụng (bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM) cũng cho biết thường gặp các bệnh nhân có thai ngoài tử cung. Gần đây, bà cấp cứu cho một nữ sinh 19 tuổi với tình trạng đau bụng, tiêu phân nước kéo dài. Nữ sinh cho biết, có nhiều lần quan hệ với bạn trai. Sau mỗi khi quan hệ, chị đều có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thời gian gần đây, nữ sinh này đau bụng dữ dội, đi tiêu phân nước nên nghĩ là rối loạn tiêu hóa. Do đó, chị tự mua thuốc rối loạn tiêu hóa để uống.
Thế nhưng, qua thăm khám, bác sĩ khẳng định chị có thai "đi lạc". Rất may, do thai còn nhỏ, khối thai chưa vỡ nên chị được nhập viện, điều trị nội khoa.
Theo phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Y Dược TP HCM, trung bình, mỗi tháng tiếp nhận, chẩn đoán khoảng 10 trường hợp có thai ngoài tử cung.
Coi chừng thuốc tránh thai khẩn cấp
Bác sĩ Mai cho hay, quá trình thụ thai diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Sau đó, trứng sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung. Trong trường hợp trứng di chuyển, có thể do một lý do nào đó cản trở thì sẽ xảy ra trường hợp có thai ngoài tử cung.
Có nhiều nguyên nhân khiến người phụ nữ có thai ngoài tử cung. Có trường hợp đã sinh con bình thường nhưng khi mang thai tiếp theo, trứng lại lạc chỗ. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác là thủ thuật buồng trứng vì bệnh lý trước đó, chăm sóc sức khỏe phụ khoa không tốt gây viêm nhiễm kéo dài, thậm chí lạm dụng việc phá thai hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp...
Thai phụ cần đi siêu âm để phát hiện các bất thường của thai nhì
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ảnh hưởng, làm biến dạng vòi trứng, các bộ phận sinh sản khác của phụ nữ. Viêm nhiễm là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, dễ điều trị. Thế nhưng, nhiều người không chú ý, khiến căn bệnh nặng, ảnh hưởng đến sinh nở, thậm chí gây vô sinh.
Riêng về việc phá thai, dù là phá thai an toàn vẫn có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Phá thai không đúng quy trình có thể gây ra biến chứng, nhiễm trùng thì mức độ ảnh hưởng cao hơn.
Trong giới trẻ, có nhiều bạn gái quan hệ tình dục khi chưa kết hôn và sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biên pháp tránh thai thường xuyên. Đây là loại thuốc nội tiết, chỉ được sử dụng giới hạn, nếu lạm dụng thì hiệu quả tránh thai càng thấp, dễ mang thai ngoài ý muốn. Thuốc này gây rối loạn kinh nguyệt, giảm nhu động ở vòi trứng, do đó có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Theo nhiều bác sĩ, thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, đặc là trường hợp bị vỡ, gây xuất huyết mà bệnh nhân không đánh giá được tình hình, nhập viện trễ nên ảnh hưởng đến tính mạng. Trong trường hợp có thai, thai phụ cần đi siêu âm lúc 2 đến 3 tuần. Lúc này, bác sĩ có thể phát hiện thai đã vào buồng tử cung hay chưa.
Nếu có tình trạng thai nằm ngoài tử cung thì cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời phẫu thuật. Ngoài ra, thai phụ cũng cần chú ý các trường hợp khi mang thai là đau bụng dữ dội, ra huyết âm đạo, trễ kinh và đột ngột xỉu... Nếu gặp các trường hợp này, thai phụ cần nhập viện để kiểm tra gấp.
Theo_Eva
6 dấu hiệu nhiễm Chlamydia cần lưu ý Chlamydia lây truyền qua đường tình dục, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Mỗi năm có 101 triệu người được chẩn đoán bị Chlamydia. Viêm phần phụ và vô sinh: Viêm phần phụ (PID) là tình trạng viêm cơ quan sinh sản nữ và là một biến chứng nghiêm trọng của Chlamydia có thể gây vô sinh hoặc mang thai...