Huyết áp cao bao năm cũng thua thảo dược này
Đau đầu, chóng mặt, hoa măt, mất ngủ, là những biểu hiện thường gặp ở người cao huyết áp. Những ám ảnh đó sẽ qua nếu bạn biết cách sử dụng những thảo dược thiên nhiên đã được y học công nhận hiệu quả trấn áp thành công huyết áp cao.
Hòe hoa giúp hạ huyết áp và bảo vệ thành mạch hiệu quả
Hòe hoa – thảo dược quen thuộc trong dân gian
Cây hoa hòe còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa, cao từ 7-10m, hoa nhỏ màu trắng xanh. Mùa hoa từ tháng 7-9 âm lịch.
Hòe hoa cũng được biết đến với tác dụng chữa bệnh trĩ, trị ho, trị chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu… Hòe hoa sau khi được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng còn được chỉ ra rằng có tác dụng tuyệt vời trong điều trị cao huyết áp.
Tác dụng trừ phong hạ huyết, quả hòe có tác dụng chữa đầu phong, chóng mặt của Hòe hoa được ghi lại ở nhiều sách Y dược. Đây đều là các triệu chứng của bệnh cao huyết áp mà ngày nay vẫn thường gọi.
Nghiên cứu thêm về tác dụng của hòe hoa, y học hiện đại còn chứng minh: “Trong Hòe Hoa (đặc biệt là Hòe nụ) có từ 6 – 30% rutin. Đây là một loại vitamin P rất tốt cho thành mạch. Thiếu vitamin này, sức chịu đựng của thành mạch sẽ bị giảm, mao mạch dễ bị đứt. Nhờ thế, thành mạch được bền hơn, dai hơn, từ đó, giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.”
Hòe hoa được ghi trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi
Dùng hòe hoa đúng cách để phát huy tác dụng
Không phải Hòe hoa trồng ở đâu và thu hái vào thời điểm nào cũng có hoạt chất giống nhau. Hiện nay, Hòe hoa được trồng ở xã Bách Thuận huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình và thu hái hòe mùa ( thu hái từ tháng 9 năm trước tới tháng 5 năm sau) được đánh giá là có tinh chất cao nhất.
Video đang HOT
Sản lượng ước đạt 100 tấn /năm được công ty Nam Dược thu mua với yêu cầu tỉ mỉ như tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hòe không bị mốc đen và khô 12/%. Hòe nhập nhà máy chỉ là nụ hòe chưa để đạt chất lượng cao nhất…
Những dược liệu quý trong điều trị cao huyết áp
Hòe hoa đúng tiêu chuẩn được kết hợp với các loại thảo dược khác như Địa Long, Nattokinase, Huyền sâm, Hạ khô thảo, Câu đằng… sẽ giúp khống chế thành công huyết áp cao và hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ.
Trong đó, Địa long có enzyme Fibrinolytic giúp thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết Fibrin – tác nhân chính hình thành nên cục máu đông, giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Nattokinase lại một loại enzyme có tác dụng trong việc giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch, kích thích cơ thể sản xuất plasmin chống hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, enzyme này cũng giúp nâng cao độ bền của thành mạch, ngăn ngừa vỡ mạch, từ đó giúp phòng tai biến mạch máu não.
Và bài Giáng áp hợp tễ nức tiếng trong việc giúp huyết áp được điều hòa, ổn định, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, giảm đau đầu hoa mắt, chóng mặt, giúp ngủ ngon hơn…
Tất cả tạo thành TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân giúp hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả cũng như hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp.
TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường 10 năm và là người bạn đồng hành đáng tin cậy của hàng triệu người bệnh cao huyết áp.
TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân có tác dụng hạ và ổn định huyết áp hiệu quả
Theo Dân Trí
Bé 2 tuổi tử vong vì mẹ chủ quan khi con ngã từ giường xuống đất
Sáng sớm tỉnh dậy người mẹ thấy đầu con sưng nhưng lại nghĩ đó cũng là chuyện bình thường nên không kiểm tra kĩ.
Chị Xiaobo, 32 tuổi sống tại một vùng quê của Trung Quốc. Mặc dù con mới chỉ 2 tuổi nhưng chị Xiaobo đã đi làm từ lâu vì gia đình nghèo, mẹ chồng cô còn mắc bệnh thấp khớp và huyết áp cao phải điều trị nhiều tiền thuốc mỗi ngày. Mọi công việc ở nhà chị đều nhờ bố chồng. Chị thậm chí phải làm thêm giờ vào mỗi buổi sáng sớm còn chồng chị thì làm thêm giờ buổi tối. Vì thế hai vợ chồng rất ít khi gặp nhau. Do thường hay đi về khuya nên chồng chị Xiaobo ngủ ngoài phòng khách để không ảnh hưởng tới con. Trong phòng chỉ có Xiaobo ngủ cùng con gái.
Ngày hôm đó như thường lệ khi đang ngủ cùng con gái 2 tuổi cô đột nhiên nghe thấy tiếng "bịch" mạnh. Xiaobo giật mình tỉnh giấc thì thấy con gái đang khóc lớn vì bị ngã xuống đất. Cô nhanh chóng bế con dậy, xoa xoa đầu và ru con ngủ tiếp.
Người mẹ ngã khuỵa ôm con khi được bác sĩ thông báo. Ảnh minh họa
Sáng sớm hôm sau trước khi đi làm, Xiaobo nhìn thấy đầu con gái bị sưng nhưng nghĩ đây không phải là lần đầu tiên con bị ngã và sưng như thế nên chỉ nhắc bố chồng hãy để ý đến bé rồi cô đi làm.
Tuy nhiên, khi đang làm việc tại công ty, Xiaobo nhận được cuộc gọi của bố chồng nói rằng con gái 2 tuổi nôn mửa cả ngày, người cứ mệt lả như buồn ngủ. Cô vội vã trở về nhà thì thấy con gái nằm trên giường, hơi thở rất yếu. Cô đã nói với bố chồng cần đưa con bé tới bệnh viện.
Sau khi nhập viện các bác sĩ kiểm tra thì phát hiện rằng hộp sọ của bé 2 tuổi đã bị vỡ và xuất huyết nội sọ. Phải được phẫu thuật ngay lập tức. Thế nhưng chỉ 1 giờ sau đó, các bác sĩ bước ra khỏi phòng mổ và thở dài: " Xin lỗi gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức. Gia đình hãy chuẩn bị".
Chỉ nghe tới đây thôi, Xiaobo cũng như mọi người lập tức ngã khuỵ. Bà mẹ trẻ bất chợt ân hận vì sự chủ quan của mình lúc đêm.
Đây không phải là trường hợp duy nhất
Trước đó, bé T.T. (hơn 4 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) được người nhà đưa đến nhập viện trong tình trạng bất tỉnh.
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, ngày gặp tai nạn, bé chơi trên tầng 1 của tòa nhà 3 tầng ở phường Long Bình (TP Biên Hòa) nhưng do bất cẩn nên bị rơi qua lỗ thông gió xuống đất với độ cao khoảng 4m nên cháu bé bị bất tỉnh. Ngay sau đó người nhà đã nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nhi đồng Đồng Nai để cấp cứu .
Các bác sĩ xác định, bé T. khi nhập viện hôn mê, chấn thương sọ não, có một vết thương lõm sọ vùng chẩm bên phải, chảy máu nhiều, rối loạn huyết động. Khi chụp CT phát hiện bé T. bị tổn thương tụ khí nội sọ, dập não, mảnh xương gãy lún vào nhu mô não và xoang tĩnh mạch ngang chẩm phải, có nguy cơ tử vong. Bệnh nhi được hồi sức truyền máu và thực hiện phẫu thuật ngay lập tức, sau đó đã tiến hành mổ cắt lọc vết thương, lấy mảnh xương sọ bị vỡ lún, cầm máu do rách xoang tĩnh mạch ngang.
Ca mổ kéo dài 90 phút và may mắn sau 6 ngày, bệnh nhi đã hồi tỉnh hoàn toàn, có thể vận động tay chân, tự uống sữa và biết gọi cha mẹ. Cũng theo người nhà thì bé T. được đưa đến nhà người quen chơi. Trong lúc người lớn không để ý nên bé leo lên tầng 1 và gặp nạn. Vụ việc xảy ra khiến người nhà rất đau lòng vì chính sự bất cẩn của mình khiến con trẻ gặp nạn.
Trước đó không lâu, Khoa cấp cứu Bv Nhi đồng 2 vừa tiếp nhận 1 trường hợp bé gái 13 tháng tuổi (ngụ TP. Biên Hòa, Đồng Nai) bị chấn thương sọ não do té từ trên ghế ở độ cao 50 cm xuống đất. Ngay lập tức, bé được chuyển xuống phòng mổ để được phẩu thuật cấp cứu trong tình trạng mê man, không tự thở được và phải bóp bóng, đặt nội khí quản giúp thở. Các bác sĩ đã phẫu thuật sọ não lấy máu tụ trong màng cứng. Sau ca mổ, may mắn sức khỏe bé dần ổn định lại.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất?
Đa số khi thấy con ngã, nhiều bà mẹ liền một phát lao đến, ngay lập tức bế con dậy. Tuy nhiên, hành động bản năng này lại có thể đẩy bé vào tình trạng nguy hiểm.
Cách thức xử lý đúng khi con ngã phải là:
- Quan sát trong vài giây đầu xem con thế nào, cú ngã có thực sự mạnh....
- Để ý xem bàn tay, bàn chân, cánh tay, đầu con có bị sưng, bầm tím hay xước không.
- Để ý tình trạng cảm xúc của con: Con ngủ sâu sau khi ngã, trông tỉnh táo, linh hoạt hay có vấn đề gì khác không?
Theo Trí Thức Trẻ
80% người Việt bị đột quỵ do tăng huyết áp Thống kê ở Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cho thấy cứ 10 người Việt bị đột quỵ lần đầu thì có 8 liên quan đến huyết áp cao. Theo tiến sĩ Trương Lê Tuấn Anh, Phó Khoa Bệnh lý Mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, khoảng 60% ca đột quỵ xuất huyết não là do tăng huyết áp. Số...