Huyện vùng biển Hà Tĩnh chủ động thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Thành công từ việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào lớp 1 năm học 2020-2021 là động lực để Lộc Hà ( Hà Tĩnh) chủ động chuẩn bị triển khai chương trình ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tiếp theo.
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất
Đến thời điểm hiện tại, 100% lớp học ở Trường THCS Mỵ Châu (Lộc Hà) đã được đầu tư máy chiếu để phục vụ cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào giờ học.
Máy chiếu được “phủ sóng” tại 100% lớp học ở Trường THCS Mỵ Châu (Lộc Hà)
Việc đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại không chỉ tạo sự hấp dẫn, dễ hiểu cho học sinh trong mỗi giờ học mà cũng là sự đón đầu của trường trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thầy Ngô Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường THCS Mỵ Châu cho biết: “Không chỉ các lớp học mà các phòng bộ môn cũng đã được chúng tôi trang bị máy chiếu để phục vụ cho việc dạy học. Đây cũng là hoạt động đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 6 trong năm học tới. Bởi chương trình mới, việc dạy học chủ yếu sẽ được khai thác qua các học liệu điện tử”.
Nhà đa năng và các công trình phụ trợ ở Trường THCS Mỵ Châu được đầu tư khoảng 8 tỷ đồng
Củng cố cơ sở vật chất, phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy năng lực của người học, Trường THCS Mỵ Châu đầu tư hơn 8 tỷ đồng xây dựng nhà học đa chức năng và các công trình phụ trợ.
Hiện tại, sân bóng đá nhân tạo trên 800 triệu đồng cũng đang trong giai đoạn thực hiện để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thể lực của học sinh. “Đây là nguồn huy động từ các dự án và xã hội hóa của các doanh nghiệp ở địa phương”, thầy Sơn cho biết thêm.
Nhiều trường học được đầu tư, lắp đặt trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học
Không riêng ở Trường THCS Mỵ Châu, việc tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa đang được các trường học ở vùng biển Lộc Hà hưởng ứng tích cực.
Từ nhiều nguồn, trong đó có phần đóng góp của phụ huynh học sinh, hầu hết các lớp học đã được “phủ sóng” tivi smart, máy chiếu. Các đường truyền kết nối mạng đến từng lớp học cũng đã và đang được lắp đặt.
Video: Thầy Phan Thanh Dân – Trưởng phòng GD&ĐT Lộc Hà nói về việc các trường học chủ động cơ sở vật chất
Thầy Phan Thanh Dân – Trưởng phòng GD&ĐT Lộc Hà cho biết: “Chủ động về cơ sở vật chất để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mới, thời gian qua, Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu với huyện trong việc huy động các nguồn lực đầu tư. Theo đó, HĐND đã phê duyệt nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trường lớp cho giáo dục Lộc Hà trong năm 2021 hơn 70 tỷ đồng”.
Lựa chọn hơn 100 giáo viên đứng lớp
Dự kiến, năm học 2021-2022, toàn huyện sẽ có trên 100 lớp 6 và lớp 2 thay sách giáo khoa, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Để chuẩn bị hành trang cho đội ngũ giáo viên, thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện đã giao các trường lựa chọn hơn 100 giáo viên đứng lớp để tham gia các lớp tập huấn do sở triển khai.
Trường THCS Thụ Hậu (Lộc Hà) là trường đầu tiên của huyện mời chuyên viên Sở GD&ĐT tập huấn về dạy học, phát triển năng lực học sinh cho tất cả giáo viên
Thầy Đặng Hữu Tường – Hiệu trưởng Trường THCS Thụ Hậu cho biết: “Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình. Chính vì thế, để chuẩn bị cho năm đầu tiên triển khai chương trình ở bậc THCS, chúng tôi đã lựa chọn kỹ càng đội ngũ giáo viên đứng lớp gửi tham gia tập huấn. Đây là những giáo viên năng động, luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của trường”.
Ngay sau tập huấn tại Sở GD&ĐT, Trường THCS Thụ Hậu đã triển khai một số giờ dạy thử nghiệm để giáo viên toàn trường dự giờ, tham gia góp ý. Trường đã mời chuyên viên của sở về trực tiếp tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên toàn trường. Đây cũng là trường đầu tiên ở Lộc Hà thực hiện việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên một cách bài bản.
Các tiết dạy thể nghiệm được giáo viên Trường THCS Thụ Hậu thực hiện ngay sau tập huấn
Cùng với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong việc đầu tư cơ sở vật chất, các trường học ở Lộc Hà cũng đang áp dụng phương pháp đổi mới trong từng giờ học để sẵn sàng cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn tiếp theo.
Triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6: Không để bị động đội ngũ giáo viên
Hàng loạt công việc liên quan đến chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV) để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở lớp 2, lớp 6 đã được địa phương thực hiện.
HS Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Phú Thọ
Tinh thần là không bị động về đội ngũ, chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho chương trình mới.
Lường trước khó khăn
Theo ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, GV trong tỉnh dù được tuyển bổ sung hằng năm nhưng vẫn không đủ so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là GV các môn học mới trong chương trình. Nguồn tuyển GV mới cũng không dễ. Bên cạnh đó, nhiều trường có quy mô nhỏ gây khó khăn cho việc bố trí GV. Đội ngũ GV một số trường không đồng bộ về cơ cấu. Một bộ phận GV năng lực còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới.
Để chuẩn bị triển khai Chương trình GDPT với lớp 2 và lớp 6 từ năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tham mưu với UBND tỉnh cho phép tuyển dụng bổ sung số GV còn thiếu; lựa chọn đội ngũ GV đủ tiêu chuẩn dạy lớp 2, lớp 6 cho năm học tới; tổ chức bồi dưỡng GV đại trà thực hiện chương trình mới theo quy định của Bộ GD&ĐT.
"Khắc phục khó khăn về đội ngũ, tôi cho rằng cần sắp xếp lại mạng lưới trường lớp với quy mô hợp lý. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục có cơ chế, chính sách để thu hút, tuyển dụng GV đủ về số lượng, bảo đảm về cơ cấu, chất lượng. Phân công, bố trí GV dạy các trường hợp lý, khoa học, tránh thừa thiếu cục bộ", ông Phùng Quốc Lập cho hay.
Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình chia sẻ khó khăn khi đội ngũ GV vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trên lớp, vừa tham gia tập huấn bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu, lựa chọn SGK, tập huấn sử dụng SGK. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác tập huấn trực tuyến ở một số cơ sở giáo dục còn hạn chế, hiệu quả không cao. Bồi dưỡng, bố trí GV dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý cũng là một khó khăn liên quan đến đội ngũ khi địa phương này chuẩn bị triển khai chương trình mới với lớp 6 từ năm học tới.
"Nhận diện được khó khăn, sau khi Bộ GD&ĐT công bố danh mục SGK, sở GD&ĐT tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ sở giáo dục chủ động tổ chức cho cán bộ quản lý (CBQL), GV nghiên cứu chương trình mới, sử dụng SGK; không trông chờ, ỷ lại trong bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Xác định việc nghiên cứu, lựa chọn SGK phù hợp với địa phương là giải pháp quan trọng trong tập huấn sử dụng SGK, sở GD&ĐT cũng chỉ đạo cơ sở giáo dục căn cứ năng lực GV, kế hoạch giáo dục các môn học để bố trí GV giảng dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý hợp lý, khoa học", Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình chia sẻ.
Bồi dưỡng chuyên môn, chuẩn hóa đội ngũ
HS Trường Tiểu học Thăng Long - Ba Đình - Hà Nội. Ảnh: Thế Đại
Căn cứ lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018, các phòng GD&ĐT tại Vĩnh Long đã xác định đối tượng, số lượng GV cần bồi dưỡng để tham mưu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GV thực hiện chương trình mới theo lộ trình phù hợp với kế hoạch sở GD&ĐT. Đồng thời với việc này, theo ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long, địa phương cũng kiện toàn, phát triển đội ngũ GV cốt cán ở các trường, làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV và triển khai chương trình mới.
Ngành GD-ĐT Vĩnh Long tạo điều kiện cho cán bộ, GV tham dự các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức, hoặc do sở GD&ĐT triển khai lại các nội dung tập huấn của Bộ GD&ĐT; đặc biệt là tập huấn về dạy học lớp 2, lớp 6 theo chương trình mới, bảo đảm 100% GV được công nhận hoàn thành tập huấn mới được phân công giảng dạy các khối lớp thay sách.
Cùng với đó, ngành GD-ĐT Vĩnh Long cũng tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu GV ở từng môn học, lớp học, cấp học, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Từ đó, ngành sẽ làm tốt công tác tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bổ sung đội ngũ GV giảng dạy các môn học mới như: Tin học và Công nghệ đối với tiểu học; Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý với THCS; Nghệ thuật (cho các khối, lớp).
Chuẩn bị đội ngũ để triển khai chương trình mới với lớp 2, lớp 6, Thái Bình đang chú trọng và nỗ lực chuẩn hóa đội ngũ. Ông Nguyễn Viết Hiển trao đổi: Địa phương thực hiện quản lý, đánh giá đội ngũ GV, CBQL cơ sở giáo dục trung học theo tiêu chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn hiệu trưởng. Rà soát, thống kê số lượng, cơ cấu GV tiểu học, THCS theo chuẩn đào tạo quy định tại Luật Giáo dục 2019 để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung. Thực hiện rà soát cơ cấu đội ngũ GV theo môn học, hoạt động giáo dục; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng GV bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu GV, nhân viên.
Chủ động phối hợp, đặt hàng với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL cơ sở giáo dục trung học cho địa phương theo yêu cầu tại Quyết định số 628/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo GV THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực GV ngoại ngữ, nhất là GV tiếng Anh; tổ chức bồi dưỡng tăng cường năng lực GV ngoại ngữ theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT đáp ứng yêu cầu triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tại địa phương, cơ sở giáo dục.
"Với công tác tập huấn, bồi dưỡng GV thực hiện Chương trình GDPT 2018 và sử dụng SGK lớp 2, lớp 6, sở GD&ĐT chủ động phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tập huấn cho CBQL cốt cán, GV cốt cán và tập huấn đại trà cho 100% CBQL, GV về chương trình mới; Phối hợp với các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn tổ chức tập huấn cho GV dạy lớp 2, lớp 6 về SGK mới. Bảo đảm có hệ thống quản lý học tập (LMS), cấp tài khoản cho tất cả GV, CBQL để thực hiện các nội dung tập huấn, bồi dưỡng GV, CBQL cốt cán, đại trà triển khai Chương trình GDPT 2018; đồng thời tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT" - Giám đốc Nguyễn Viết Hiển thông tin.
Ngành Giáo dục Vĩnh Long cũng xây dựng lộ trình đào tạo, đặt hàng đào tạo GV theo chuẩn được quy định của Luật Giáo dục năm 2019. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, GV phụ trách công tác tư vấn tâm lý tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (nếu có). Ông Trịnh Văn Ngoãn
Bộ nên tạm dừng triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới Lớp 6 có thêm 2 môn học tích hợp, giáo viên thì được đào tạo đơn môn, bây giờ dạy liên môn là điều không hề dễ dàng đối với phần lớn nhà giáo dạy các môn học này. Theo lộ trình, năm học 2021-2022 thì ngành Giáo dục sẽ triển khai giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở...