Huyện ‘treo’ biên chế giáo viên mầm non vì…thiếu kinh nghiệm?
11 giáo viên hợp đồng ở Trường mầm non 19-5, trong đó có người công tác 21 năm, bị huyện “bỏ lơ” xét tuyển vào biên chế nhiều năm qua.
Cô Trần Thị Kim Nhung công tác 21 năm, đóng bảo hiểm xã hội liên tục 18 năm nhưng chưa được vào biên chế – Ảnh: HÀ NHUNG
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết vừa có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND huyện Phù Cát nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan về việc chậm trễ xét tuyển dụng đặc cách vào biên chế 11 giáo viên đủ điều kiện theo quy định tại Trường mầm non 19-5 (thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát).
Đồng thời yêu cầu chủ tịch UBND huyện Phù Cát chủ động phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan giải quyết vụ việc.
11 giáo viên hợp đồng ở Trường mầm non 19-5 đã khiếu nại nhiều lần trong suốt bốn năm qua về việc huyện Phù Cát “bỏ lơ” xét tuyển đặc cách họ vào biên chế.
Trong số này có người công tác 21 năm, đóng bảo hiểm xã hội liên tục 18 năm nhưng chưa được vào biên chế.
Video đang HOT
Ông Lương Văn Ngân, chủ tịch UBND huyện Phù Cát, lý giải rằng do năm 2014 Trường mầm non 19-5 chuyển đổi từ trường bán công sang mầm non công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính, số bé theo học từ 400 cháu đã giảm còn 200.
“Huyện đề xuất với Sở Nội vụ là cho hoãn lại để chờ số lượng học sinh tăng lên”. Việc chậm giải quyết đến nay là do chưa có kinh nghiệm tổ chức thi, xét tuyển viên chức giáo viên, không ngân hàng đề thi…
Theo tuoitre.vn
Cà Mau: Tổng rà soát để giải quyết tình trạng dôi dư giáo viên
Liên quan đến vụ nhiều giáo viên hợp đồng chuẩn bị mất việc, chiều ngày 1/6, UBND tỉnh Cà Mau có cuộc họp để thông tin thêm đến vấn đề biên chế và kinh phí ngành giáo dục.
Ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, qua rà soát, một số địa phương có tình trạng chia nhỏ sĩ số lớp, rồi hợp đồng thêm giáo viên giảng dạy, vì vậy, dẫn đến tình trạng thừa giáo viên gia tăng.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho rằng, việc thừa giáo viên dẫn đến kinh phí dành cho sự nghiệp giáo dục luôn trong tình trạng "căng thẳng". Do kinh phí dành cho việc chi trả lương chiếm số lượng lớn dẫn đến không có nguồn để sửa chữa trường lớp, mua sắm bàn ghế và thiết bị dạy học...
Chủ tịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo các ngành chức năng tổng rà soát để giải quyết tình trạng dôi dư giáo viên.
Trước thực tế trên, Chủ tịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tổng rà soát hệ thống trường lớp, xóa điểm lẻ, sắp xếp đội ngũ giáo viên.
Trong đó, với những trường hợp giáo viên dôi dư sẽ xem xét giải quyết bằng các giải pháp như: Thừa thiếu cục bộ thì điều chuyển; các môn năng khiếu thiếu thì bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên thừa để đảm nhận; chuyển một số giáo viên dư sang công việc khác; giáo viên gần tới tuổi hưu không đủ chuẩn động viên nghỉ chính sách...
"Đối với giáo viên hợp đồng ngắn hạn thì cắt hợp đồng ngay; còn không thể bố trí được thì tính đến việc tinh giản", Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo quyết liệt.
Theo Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, hiện tỉnh có số giáo viên (chưa tính cán bộ quản lý và hợp đồng 68) là 14.781 người, trong đó có 1.419 giáo viên hợp đồng. Nếu tính theo chuẩn chung thì tỉnh Cà Mau cần tổng số giáo viên trên các cấp học là 11.846 giáo viên.
Một lớp học ở Cà Mau. (Ảnh minh họa)
Như Dân trí đã đưa tin, theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, ngành luôn trong tình trạng thiếu biên chế và kinh phí mua sắm, sửa chữa nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học.
Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do các trường học có xu hướng chia nhỏ số học sinh để tăng số lớp. Từ đó, dẫn đến thiếu giáo viên nên phải tổ chức dạy tăng giờ và hợp đồng thêm giáo viên. Trong khi đó, kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục không đầu tư cho mua sắm, sửa chữa mà chỉ tập trung để trả lương hợp đồng và tăng giờ.
Sau khi họp bàn, Chủ tịch tỉnh Cà Mau yêu cầu các địa phương, đơn vị chấm dứt hợp đồng với 264 giáo viên hợp đồng (trong đó có 116 giáo viên hợp đồng năm học 2016-2017 và 148 giáo viên hợp đồng năm học 2017-2018) kể từ ngày 1/7/2018.
"Đơn vị, địa phương nào không thực hiện, Thủ trưởng đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm", Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo rõ.
UBND tỉnh cũng thống nhất chủ trương cấp và thanh quyết toán kinh phí trả lương đối với 264 giáo viên hợp đồng nói trên theo đề xuất của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, yêu cầu các địa phương chỉ đạo thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với những giáo viên dôi dư so với biên chế được giao do từng trường, từng địa phương tự ý hợp đồng mà chưa được sự đồng ý của UBND tỉnh.
H.H
Theo Dân trí
Đắk Lắk vẫn còn nhiều chỉ tiêu biên chế cho giáo viên Liên quan đến việc hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk có nguy cơ mất việc, lãnh đạo huyện Krông Pắk cho biết đang rà soát lại và vẫn còn nhiều biên chế cho giáo viên. Hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk bức xúc khi nghe tin sẽ bị cắt hợp đồng giảng dạy Sáng...