Huyện Nghi Lộc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Với nhiều giải pháp thiết thực cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia của huyện Nghi Lộc trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xây dựng trường đạt chuẩn
Đến thăm Trường THCS Nghi Phong, điều ấn tượng đó là khuôn viên sân trường rộng, thoáng mát, có nhiều cây xanh; cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Năm học 2022 – 2023, nhà trường có tổng số 34 cán bộ, giáo viên và nhân viên, với 536 học sinh được chia làm 13 lớp. Sau khi được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2014, các hoạt động giáo dục của Trường THCS Nghi Phong không ngừng đẩy mạnh; hạ tầng cơ sở vật chất được tăng cường; các phong trào thi đua của ngành, của địa phương phát động luôn thu hút sự quan tâm của cán bộ, giáo viên và học sinh với khí thế, tinh thần hào hứng, sôi nổi. Hoạt động giảng dạy, học tập của thầy và trò nhà trường được thực hiện linh hoạt, đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trường Tiểu học Nghi Văn tập trung xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Thầy giáo Nguyễn Đình Đài – Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Phong cho biết: “Phấn đấu xây dựng Trường THCS Nghi Phong đạt chuẩn Quốc gia, từ năm 2021 đến nay, các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng nhà học đa năng, nhà tập đa năng, sân trường, cổng trường, bờ rào, nhà vệ sinh đảm bảo các tiêu chí của chuẩn mức độ 2 với tổng kinh phí đầu tư hơn 17,5 tỷ đồng… Bên cạnh đó, nhà trường đã huy động các nguồn lực tu sửa cảnh quan, trang bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Đến nay, các phòng học đều được trang bị ti vi; phòng thực hành, phòng Tin học cơ bản đã đầy đủ. Nhà trường đang tiếp tục vận động xã hội hóa để trang bị thêm các thiết bị, chỉnh trang cơ sở vật chất, cảnh quan để tiến tới có một ngôi trường đẹp và hiện đại, được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2″.
Tại Trường Tiểu học Nghi Văn, công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia cũng được Ban Giám hiệu nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Thầy giáo Võ Văn Tuấn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Văn cho biết: “Sau khi được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, nhà trường tiếp tục tham mưu và được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhiều hạng mục cơ sở vật chất như xây mới phòng học đa năng, cải tạo lại các phòng học, nâng cấp khuôn viên sân trường bảo đảm các tiêu chí của trường đạt chuẩn mức độ 2. Đến nay, trường có 31 phòng học kiên cố, trong đó, có 19 phòng được trang bị tivi thông minh; có 02 phòng Tiếng Anh, 02 phòng Tin học và có đủ các phòng để phục vụ các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Khoa học… Từ kết quả này cùng với việc duy trì, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tháng 10/2021, nhà trường được Sở GD&ĐT đánh giá và công nhận trường đạt kiểm định cấp độ 3 và được UBND tỉnh công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2″.
Video đang HOT
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở huyện Nghi Lộc được quan tâm. Ảnh: T.H
Kết quả trên, vừa là niềm tự hào và cũng là động lực để mỗi cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Nghi Văn phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Hàng năm, tỷ lệ học sinh của trường hoàn thành chương trình học đạt từ 99,6% trở lên. Đặc biệt, năm học 2020 – 2021, trường có 01 học sinh đạt giải Vàng tại cuộc thi Toán tuổi thơ cấp tỉnh…
Nâng cao chất lượng giáo dục
Để công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia trên địa bàn đạt kết quả cao, thời gian qua, huyện Nghi Lộc luôn tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn; đồng thời, ưu tiên dành các nguồn lực để đầu tư xây dựng trường học, nhất là chủ động tìm kiếm, kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm và con em địa phương thành đạt đang làm ăn, sinh sống xa quê hương tích cực ủng hộ, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp.
Bên cạnh đó, hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia, phòng GD&ĐT huyện đã hướng dẫn các nhà trường, địa phương rà soát một số điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: khuôn viên, sân chơi, bãi tập, phòng chức năng… để có kế hoạch đầu tư, xây dựng. Tính hết tháng 11/2022, toàn huyện có 83/89 trường đạt chuẩn Quốc gia (đạt tỷ lệ 93,2%); trong đó, có 17/89 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 (đạt tỷ lệ 19,2%). Đối với bậc mầm non, có 25/29 trường, tỷ lệ 86,2%; cấp tiểu học có 30/30 trường, đạt tỷ lệ 100%; cấp THCS có 23/25 trường, đạt tỷ lệ 92%; cấp THPT có 5/5 (công lập), đạt tỷ lệ 100%. Dự kiến đến hết năm 2022, huyện có thêm 3 trường đạt chuẩn, nâng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 86/89, đạt tỷ lệ 96,6%; số lượng và chất lượng trường chuẩn được Sở GD&ĐT đánh giá thuộc tốp đầu của tỉnh.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: T.H
Việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học ở huyện Nghi Lộc. Năm học học 2021 – 2022, chất lượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ được đảm bảo; thực hiện tốt Chương trình Giáo dục mầm non. Chất lượng giáo dục bậc tiểu học duy trì ổn định, triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mới năm 2018 đối với lớp 1, lớp 2; tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,9%; chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 tăng 11 giải, trong đó có Thủ khoa môn Ngữ văn, môn Toán của tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,83%; học sinh giỏi tỉnh và học sinh đỗ đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.
Hiện huyện Nghi Lộc đang hiện Chương trình 07 / BCH Huyện ủy về ” Nâng cao chất lượng giáo dục gắn với việc thực hiện Chương trình GDPT mới 2018″ ; Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức làm việc trực tiếp và 29 xã, thị trấn cam kết tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích trường học, đồng thời huy động 1.000 tỷ đồng cho đầu tư cơ sở vật chất trường học từ nay đến năm 2026. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành Giáo dục rà soát mạng lưới trường học, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, quan tâm đầu tư các phòng chức năng để bảo đảm phát triển giáo dục toàn diện; ban hành mức hỗ trợ của HĐND huyện cho mỗi trường đạt chuẩn là 500 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhất là lực lượng giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục phổ thông mới năm 2018; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục phục vụ dạy và học. Đồng thời, đẩy mạnh công tác khuyến học, xã hội hóa, huy động sự quan tâm của toàn xã hội trong đầu tư, phát triển giáo dục. Huyện phấn đấu đến năm 2025, 100% trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó, 30% – 35% số trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Bà Trần Thị Ánh Tuyết – Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc
Với những thành tích đã đạt được, từ năm 2016 – 2017 đến nay, ngành giáo dục huyện Nghi Lộc được Sở GD&ĐT xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm học 2020 – 2021 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Năm học 2020 – 2021; 2021 – 2022 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đơn vị Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Sáng 24-11 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam tổ chức hội thảo: "Việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".
Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế được ban hành năm 2013.
Hội thảo nhằm nhìn nhận các kết quả đạt được, những vấn đề khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.
Ông Nghiêm Đình Vỳ (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết, sau gần 10 năm thực hiện, Nghị quyết số 29-NQ/TƯ được triển khai tích cực, các nhiệm vụ và giải pháp được tiến hành khá đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. Cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ; công tác quản lý, quản trị đại học có chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng cao... Tuy nhiên, kết quả của ngành Giáo dục còn một số vấn đề chưa đáp ứng được mong mỏi của nhân dân.
Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, GS.TSKH Nguyễn Cương (Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam) cho rằng, nội dung chương trình mới năm 2018 của trường trung học phổ thông còn có những hạn chế; chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa đáp ứng yêu cầu, còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội; chính sách đãi ngộ thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập...
Trong 12 tham luận gửi đến hội thảo, các nhà khoa học kiến nghị và đề ra giải pháp cho 11 vấn đề. Đó là: Cần có biện pháp mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả hơn để quán triệt quan điểm giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; cần huy động các nhà khoa học đóng góp vào việc phát hiện một số hạn chế của nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới và đề xuất cách khắc phục; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm...
Kết thúc hội thảo, Tiến sĩ Khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cảm ơn các ý kiến đóng góp giúp các cơ quan hữu quan có các giải pháp để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.
Trường Mầm non xã Pa Thơm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Để trẻ phát triển toàn diện, Trường Mầm non xã Pa Thơm đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự lễ khai giảng năm học mới 7 cán bộ "đặt những viên gạch hồng" đầu tiên......