Huyện miền núi Quan Sơn khắc phục khó khăn trong hoạt động giáo dục
Bước vào năm học 2021-2022 Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch năm học mới.
Năm học 2021-2022 toàn huyện có 44 trường với hơn 10.000 học sinh, trong đó có 55 điểm trường lẻ. Tổng số phòng học là 490, nhưng chỉ có 262 phòng kiên cố, cao tầng. Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên còn thiếu so với nhu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng một số trường còn khó khăn như thiếu phòng học đa năng, phòng bộ môn; thiếu thiết bị dạy học; một số phòng học đã xuống cấp nhưng không có kinh phí để tu sửa kịp thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy học ở các trường.
Trước thực trạng trên Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn đã đề nghị huyện và tỉnh sớm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Lê Huy Hà, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn cho biết: Ngành GD&ĐT huyện Quan Sơn đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch năm học mới; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện…
Đối với bậc giáo dục mầm non, đã đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Video đang HOT
Đối với giáo dục phổ thông, đã triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện ở các lớp tiếp theo; duy trì, giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn; tiếp tục xây dựng các giải pháp và thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông. Xây dựng xã hội học tập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ
Từ ngày 16 - 18/3, đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An sẽ kiểm tra việc thực hiện quy hoạch mạng lưới phát triển giáo dục 2 huyện miền núi Kỳ Sơn và Tương Dương.
Đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An thăm học sinh ở bán trú tại Trường Tiểu học Mường Lống 1, huyện Kỳ Sơn
Ngày 16/3, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc đã thăm và kiểm tra tại một số trường học tại huyện Kỳ Sơn.
Đây là huyện miền núi khó khăn, xa xôi nhất tỉnh. Kỳ Sơn cũng còn nhiều điểm trường lẻ, phòng học tạm hoặc bán kiên cố, tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học, mầm non.
Kỳ Sơn là huyện miền núi cao khó khăn của Nghệ An, còn nhiều điểm trường lẻ, phòng học chưa kiên cố
Đoàn công tác đã thăm và kiểm tra trực tiếp tại Trường Tiểu học và PT DTBT THCS xã Chiêu Lưu; Tiểu học xã Hữu Kiệm; các trường mầm non, tiểu học và THCS của xã Mường Mống.
Trong đó, quan tâm đến vấn đề sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các trường, các điểm trường, và việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến học sinh và nhà giáo trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Những trường học này dù phân bố ở các địa bàn khác nhau, song điểm chung là gặp nhiều khó khăn, cản trở trong tổ chức bán trú cho học sinh DTTS, triển khai Chương trình GDPT, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Đoàn công tác quan tâm đến việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các nhà trường
Thời gian qua, để tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục, huyện Kỳ Sơn đã thực hiện sáp nhập nhiều điểm trường lẻ. Đặc biệt, đây cũng là huyện đi đầu trong việc tổ chức mô hình trường tiểu học bán trú. Hiện có hơn 40 trường gom nhóm, đưa học sinh lớp 3 -5 từ điểm lẻ về trường chính và tổ chức bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6.
Tuy nhiên, do địa hình xa xôi, cách biệt, cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc tổ chức bán trú còn gặp nhiều hạn chế. Để đảm bảo điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh bán trú, chủ yếu dựa vào sự linh hoạt của nhà trường, địa phương và tâm huyết của giáo viên.
Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng Kỳ Sơn là huyện đi đầu trong việc tổ chức bán trú cho học sinh, đặc biệt ở bậc tiểu học
Qua nắm bắt các thông tin về nhà trường, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận và biểu dương nỗ lực cố gắng của nhà trường và thầy cô trên địa bàn Kỳ Sơn. Đặc biệt là có tới hơn 60% giáo viên cắm bản. Các thầy cô đã vượt qua những khó khăn trong điều kiện dạy học và cả sinh hoạt cá nhân để dạy chữ, dạy người, chăm lo cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát kỹ thực trạng, có kế hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vừa phù hợp thực tiễn địa phương
Trước những khó khăn về sáp nhập các điểm trường lẻ, tổ chức mô hình trường học bán trú, ông Bùi Đình Long đề nghị ngành giáo dục và các ngành liên quan rà soát kỹ thực trạng từng trường. Trên cơ sở đó, tổng hợp, báo cáo và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư, ưu tiên xây dựng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, lập kế hoạch cụ thể từng bước quy hoạch lại mạng lưới trường lớp vừa phù hợp với thực tiễn địa phương vừa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
Theo kế hoạch, sau khi kết thúc làm việc tại Kỳ Sơn, đoàn công tác UBND tỉnh Nghệ An sẽ thăm và kiểm tra các trường học tại huyện Tương Dương.
Đẩy mạnh dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên miền núi Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai chú trọng dạy tiếng Việt cho học sinh và tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho cán bộ, giáo viên "cắm bản". Giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai còn nhiều khó khăn, thiếu thốn....