Huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh áp dụng chương trình trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái
Với mục tiêu tạo sự liên thông cho học sinh lớp 1 bước vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thạch Hà đã là huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh thực hiện chương trình làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi tại các trường mầm non.
Sau nhiều năm gián đoạn, Thạch Hà là huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh thực hiện chương trình cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Thạch Đài)
Sau thời gian tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, dự giờ, sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên mầm non 5 tuổi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa giáo viên lớp 1 với giáo viên mầm non, đến thời điểm hiện tại, 100% trường mầm non ở Thạch Hà đã áp dụng chương trình cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái, con số. Hoạt động này đã được các trường thực hiện một cách linh động, phù hợp và tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi buổi đến trường.
Mỗi góc lớp, bậc cầu thang cũng trở thành nơi học tập cho trẻ (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Thị trấn Thạch Hà).
Trưởng phòng GD&ĐT Thạch Hà Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết: “Khác với chương trình Tiếng Việt Công nghệ 1 được thực hiện nhiều năm qua, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh lớp 1 rất cần nền tảng vững chắc từ học sinh 5 tuổi. Chính vì thế, sau nhiều năm gián đoạn, năm nay, chúng tôi quyết định đưa nội dung làm quen với chữ cái, con số vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi trên địa bàn”.
Năm nay, Trường Mầm non Thị Trấn Thạch Hà đã đầu tư hơn 45 triệu cho việc trang trí, mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái
Việc thực hiện vấn đề này ở các trường mầm non được thực hiện linh động, sáng tạo qua những giờ học mà chơi, chơi mà học, qua các góc học tập được trang trí trên những mảng tường, góc cầu thang, sân trường… nên đã thực sự cuốn hút, hấp dẫn các bé.
Cô Nguyễn Thị Yến – Hiệu trưởng Trường Mầm non thị Trấn Thạch Hà cho biết: “Để trang trí các góc học tập theo chủ đề, năm nay, trường đã bổ sung nguồn kinh phí hơn 110 triệu đồng, trong đó có gần 45 triệu cho việc trang trí chủ đề cho trẻ làm quen với chữ cái, con số và mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi để phục vụ việc dạy học”.
Video đang HOT
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, những vỏ ốc, vỏ sò cũng trở thành công cụ học tập
Sự quan tâm, đầu tư của trường, qua bàn tay khéo léo của các cô giáo, những góc cầu thang, góc lớp, mảng tường… đã trở thành thế giới chữ cái và con số hấp dẫn học sinh.
Cô Nguyễn Thị Huyền Lan, giáo viên lớp 5 tuổi C Trường Mầm non Thị trấn Thạch Hà cho biết: “Sau 6 năm trở lại chương trình cho trẻ làm quen với chữ cái nhưng chúng tôi không bỡ ngỡ nhờ các buổi chuyên đề phòng triển khai; được sự tư vấn, hướng dẫn của giáo viên lớp 1, dự giờ một số tiết học ở lớp 1 để biết rõ những phần việc giáo viên mầm non cần làm trong quá trình hướng dẫn trẻ. Ngoài ra, mỗi chúng tôi đều cố gắng học tập thêm kiến thức qua các tài liệu, qua các giờ dạy mẫu để cũng cố kiến thức, chuyên môn với mục tiêu thực hiện có hiệu quả hoạt động cho học sinh làm quen với chữ cái”.
Đất nặn cũng biến thành những con chữ hấp dẫn
Cùng với những hoạt động làm quen với sách, vở, tư thế ngồi… việc làm quen với chữ cái, con số thực sự cuốn hút trẻ 5 tuổi ở Thạch Hà bằng những trò chơi hấp dẫn như nhận dạng thẻ chữ, đô mi nô chữ cái, con số, hay dùng đất nặn, vỏ ốc, vỏ sò, đá cuội xếp thành những con số, chữ cái đã được học….
Cô và trò Trường Mầm non thị trấn Thạch Hà với trò chơi đô mi nô chữ số
Cô Nguyễn Thị Hồng Lam – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Đài cho biết: “Cùng với các hoạt động thăm lớp, dự giờ để góp ý, trao đổi học hỏi lẫn nhau, trường còn khuyến khích các giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với con số, chữ cái một cách dễ hiểu, hấp dẫn. Những phương pháp ấy được chúng tôi xây dựng thành một kho tư liệu để phục vụ cho công tác chuyên môn”.
Trường Mầm non Thạch Đài luôn khuyến khích các giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với con số, chữ cái một cách dễ hiểu, hấp dẫn
Mục tiêu kết thúc chương trình mầm non, 100% học sinh 5 tuổi nhận biết được 29 chữ cái và các con số đang được giáo viên ở 28 trường mầm non thuộc huyện Thạch Hà thực hiện một cách linh hoạt, hấp dẫn. Những hoạt động học mà chơi, chơi mà học đã giúp các em thêm yêu những con số, những chữ cái… tạo cho các em niềm yêu thích đến trường. Việc học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn, việc thay đổi môi trường học tập với nhiều em cũng không còn rào cản về tâm lý.
Các trường vùng lũ Hà Tĩnh khắc phục hậu quả, sớm ổn định việc dạy học
Các trường vùng ngập lụt ở Hà Tĩnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả để sớm ổn định việc dạy học.
Tại Trường Tiểu Thạch Đài (Thạch Hà), mưa lũ làm hư hỏng toàn bộ bàn ghế ở phòng thư viện, sách vở, đồ dùng học tập, loa máy... ước tính thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Cô Trần Thị Dung Huế - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "2 ngày nay, chúng tôi đã tranh thủ thời gian nước rút để vệ sinh trường lớp, phơi sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh. Đến nay cơ bản đã ổn định, việc dạy học sẽ tiếp tục khi nước trên các tuyến đường rút hết".
Ở Trường Mầm non Thạch Đài, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ cũng được đẩy nhanh tiến độ nhờ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp đến từ Trường Mầm non Thạch Lưu (Thạch Hà). Trong và ngoài lớp học đã và đang được bàn tay các cô lau chùi dọn dẹp. Nắng lên, đồ chơi cũng được hong phơi khô ráo để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường.
Giáo viên Trường Mầm non Thạch Đài tranh thủ lau rửa đồ chơi ngoài trời.
Mưa đã ngớt nhiều ngày nhưng đến chiều 21/10, Trường Tiểu học Thạch Tân, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) vẫn đang trong biển nước. Sân trường ngập 2m, nhiều phòng học nước ngập 1,5m, nhưng các giáo viên đã có mặt tại trường để phơi phong đồ dùng học tập, sách vở cho học sinh
"2 ngày nay không mưa, nước có rút nhưng rất chậm, đến chiều 22/10 sân trường vẫn ngập gần 1m, dãy nhà học của lớp 1, nhà bán trú nước vẫn còn ngập. Nhưng, tranh thủ thời tiết nắng ráo, chúng tôi cũng đã đến trường dọn dẹp, phơi phóng sách vở, hy vọng các em còn có cái để học. Việc khắc phục hậu quả cũng bớt phần khó khăn khi có lực lượng công an giúp đỡ."
Thầy Trần Huy Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Tân
Tại Trường Mầm non Thạch Linh, sau khi nước rút, giáo viên và phụ huynh đã đến tẩy rửa bùn đất, phơi phong chăn màn, giường chiếu, đồ dùng, đồ chơi cho học sinh...
Cô Mai Thị Hòa - Giáo viên Trường Mầm non Thạch Linh cho biết: "Mưa lũ đã làm hư hỏng nhiều đồ dùng học tập của các em. Rồi đây giáo viên lại phải tranh thủ buổi trưa, buổi tối để cắt, dán, trang trí lại các mảng tường, góc học tập. Sẽ cần cả tháng trời mới khôi phục được môi trường như mong muốn. Chúng tôi cũng lại gieo những mầm cây mới với hy vọng sớm khôi phục cảnh quan sân trường.
Tại vùng tâm lũ Cẩm Xuyên, nơi có hơn 30 trường học bị ngập nước, công tác khắc phục hậu quả, vệ sinh trường lớp cũng đang được lực lượng chức năng đồng hành, tiếp sức ngay khi nước rút.
"Theo thống kê sơ bộ của ngành giáo dục Hà Tĩnh, đợt mưa lũ vừa qua đã làm ngập lụt 150 trường học, trong đó có 69 trường ngập sâu, chủ yếu ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh và một số trường ở Hương Khê, Vũ Quang; tổng thiệt hại ước tính khoảng 25 tỷ đồng", Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Cao Ngọc Châu cho biết.
Sáng nay, toàn bộ học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học tránh mưa lũ Theo thông tin từ Sở GD&ĐT, sáng nay (19/10), tất cả các cơ sở giáo dục ở Hà Tĩnh đã cho học sinh nghỉ học. Trước tình hình mưa lớn kéo dài, nhiều công trình thủy điện và hồ chứa nước thủy lợi đồng loạt xả lũ gây tình trạng ngập lụt ở nhiều nơi, các địa phương đã đồng loạt quyết định...