Huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng: Cần ứng xử nhân văn hơn với người làm giáo dục
Kéo dài thời hạn giữ chức vụ không quá 2 năm cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định đối với những cán bộ đủ sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ… được cho là một chính sách giàu nhân văn. Thế nhưng không hiểu vì động cơ nào, UBND huyện Bảo Lâm lại đi ngược chính sách này, ứng xử có phần thiếu nhân văn với một cô giáo đã có hơn 35 năm cống hiến cho ngành giáo dục.
Đó là câu chuyện buồn của cô hiệu trưởng Trường tiểu học Lộc Nam A (huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng) – Mai Thị Chính (SN: 1964) khi nguyện vọng được tiếp tục đóng góp cho ngành giáo dục địa phương trong 10 tháng cuối cùng trong hành trình hơn 35 năm theo nghề giáo không được toại nguyện.
Trường Tiểu học Lộc Nam A nơi cô hiệu trưởng Mai Thị Chính đang công tác
Công tác ở ngành giáo dục huyện Bảo Lâm từ tháng 9/1983, trong hơn 35 năm công tác, cô giáo Mai Thị Chính làm nhiệm vụ quản lý 20 năm, trong đó 8 năm giữ chức vụ hiệu trưởng tại trường Tiểu học Lộc Nam B và trường Tiểu học Lộc Nam A.
Cô giáo Chính chính thức hết nhiệm kỳ hiệu trưởng tại trường Tiểu học Lộc Nam A vào ngày 30/9/2018. Để thực hiện chính sách về việc kéo dài thời gian công tác đến tháng 10/2019 nghỉ hưu theo chế độ, Phòng Nội Vụ và Phòng Giáo dục huyện Bảo Lâm đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm kéo dài thời gian giữ chức vụ cho cô giáo Chính.
Theo hồ sơ xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ của cô giáo Chính, thời gian kéo dài tính đến lúc nghỉ hưu chỉ hơn 10 tháng. Trong hồ sơ cũng thể hiện rõ, cô giáo Chính đáp ứng tốt các yêu cầu công việc được giao, từng làm công tác chuyên môn của ngành và đặc biêt dưới sự quản lý điều hành của cô trường Tiểu học Lộ Nam A trong năm học qua đạt được danh hiệu Trường tiên tiến, bản thân cô Chính cũng đạt thành tích chiến sĩ thi đua. Ngoài ra, sức khỏe vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, uy tín trong quản lý và chuyên môn cũng đã được thực tế chứng minh bằng 97,4% số tín nhiệm của Hội đồng sư phạm do lãnh đạo Phòng Nội vụ và Phòng GD- ĐT huyện tổ chức thực hiện.
Thực tế là vậy, nhưng ngày 01/11/2018 UBND huyện Bảo Lâm lại ra thông báo 168/TB-UBND, không kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định đối với cô Mai Thị Chính – Trường tiểu học Lộc Nam A. Với lý do được đưa ra: “Không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng theo qui định của chức danh cán bộ qui định tại Quyết định số: 18/2015/QĐ- UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, giao nhiệm vụ phụ trách trường Tiểu học Lộc Nam A cho người khác. Điều đáng nói, trước đó, Phòng Giáo dục huyện Bảo Lâm đã có cắt phụ cấp quản lý hiệu trưởng của cô Chính.
Bức xúc trước cách ứng xử thiếu nhân văn của các cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm, cô Chính cho rằng nếu căn cứ vào các văn bản pháp lý như: Thông báo 708/TB-TTBNV ngày 06/11/2018 của Bộ Nội vụ, Quyết định 3268/QĐ-BGDĐT ngày 29/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định 02-QĐi/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng ngày 31/10/ 2018… quy định “Trường hợp còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét nếu cán bộ đủ sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết (bằng phiếu kín), lập tờ trình gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định mà không thực hiện theo quy trình bổ nhiệm lại”.
Video đang HOT
Cô hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Nam A gửi cơ quan chức năng địa phương
Điều này cũng được làm rõ trong quy chế của UBND tỉnh Lâm Đồng được ban hành kèm theo Quyết định 1103/QĐ- UBND ngày 05/3/2008: “Đối với những cán bộ, công chức lãnh đạo còn dưới 2 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định”.
Và cũng từ cơ sở này, UBND huyện Bảo Lâm ra Quyết định 01/2018/QĐ- UBND, trong đó quy định: “Những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ một nhiệm kỳ bổ nhiệm lại, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu công việc, có uy tín, đủ sức khỏe thì có thể xem xét từng trường hợp cụ thể để tiếp tục giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo qui định”…
Câu chuyện này lẽ ra phải được những người có trách nhiệm của UBND tỉnh Lâm Đồng và huyện Bảo Lâm cân nhắc, xem xét trên cơ sở các văn bản quy định của các Bộ ngành và địa phương để có ứng xử nhân văn hơn, phù hợp hơn với đường lối, chính sách hiện hành. Không thể lấy lý do thiếu bằng cấp, chứng chỉ… để không cho kéo dài thời gian thêm 10 tháng quản lý chờ đến tuổi nghĩ hưu theo quy định đối với một nhà giáo đã có hơn 35 năm đóng góp cho ngành giáo dục địa phương, trong đó có gần 20 năm thâm niên quản lý, điều hành như cô Chính!
Đơn của cô hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Nam A gửi cho báo NB&CL gần đây
Trước vấn đề trên PV Báo Nhà báo và Công luận đã nhiều lần liên lạc đến Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm để được nghe ý kiến về vấn đề này, thế nhưng ngoài câu “Tôi bận họp lắm!” thì không câu trả lời nào cho dư luận. Duy chỉ có Trưởng phòng Nội vụ – ông Vũ Thanh Bảy nêu rõ quan điểm: Trường hợp cô Chính, phòng Nội vụ cho rằng, việc kéo dài thời gian công tác quản lý của Cô chính là phù hợp vì cô giáo Chính tâm huyết với nghề nghiệp, có sức khỏe, uy tín… Chúng tôi đã tham mưu đầy đủ và nhiều lần, còn không quyết là do thường trực UBND huyện Bảo Lâm.
Câu chuyện cô giáo Chính không được kéo dài công tác quản lý hiện đang có nhiều ý kiến của những người làm công tác giáo dục. Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./.
Thanh Hải
Theo congluan
Câu chuyện giáo dục: Lời xin lỗi của cô hiệu trưởng
Một tuần sau khi lớp có cô giáo chủ nhiệm mới, học trò lên gặp cô hiệu trưởng phản ánh cô giáo "trước sau không như một". Cô hiệu trưởng đã xuống lớp xin lỗi học sinh cả lớp...
Câu chuyện được một phụ huynh ở TPHCM kể lại từ chính trường hợp của con mình. Con chị học tại một trường tư thục, khi đó lớp thay đổi giáo viên vì cô cô chủ nhiệm ốm, phải nghỉ dạy để chữa bệnh.
Con trẻ cực kỳ nhảy cảm trước cách ứng xử của người lớn trước mỗi sự việc (Ảnh mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết)
Nhà trường đã tổ chức cho các ứng viên vào lớp dạy thử tại lớp của các con và sau đó, trẻ sẽ bình chọn cô giáo các con thích nhất. Cô giáo được bình chọn nhiều nhất nhận lớp, đồng thời nhà trường giữ cô thứ có phiếu bình chọn thứ hai ở diện "dự phòng". Vài ngày đầu các con rất vui...
Một tuần sau, khi chị đón con, bé kéo tay chị nói "Má phải đi cùng con để gặp cô hiệu trưởng". Lúc này, "chân dung" cô giáo mới chính thức được lộ diện qua lời kể của trẻ thơ.
Con chị phản ánh khi có mặt cô hiệu trưởng hay giáo viên khác thì cô rất ngọt ngào, vui vẻ với cả lớp. Nhưng lúc chỉ có cô với cô bảo mẫu thì cô như một con người khác, cô la mắng, xúc phạm học trò. Trong giờ Toán, học sinh nào chưa làm được bài tập cô liền nói "Xuống lớp 2 mà học lại đi".
Một bạn gái trong lớp đi học mang đôi dép nhựa mà bạn ấy yêu thích thì bị cô nói: "Bộ nhà không có tiền hay sao mà mang đôi dép thấy gớm" làm bạn khóc tức tưởi.
Đỉnh điểm nhất là chuyện vừa xảy ra, một học sinh để đồ dùng học tập hơi lộn xộn trên bàn thì cô đến dùng tay gạt văng xuống nền rồi yêu cầu học sinh này phải bò đi nhặt lại từng cái một. Hộp sáp chì gần 50 cái tung tóe khắp lớp và không bạn nào dám nhặt giúp vì sợ hãi...
Người mẹ dẫn con lên phòng cô hiệu trưởng để con trình bày, con vừa kể vừa khóc vì thương bạn và bức xúc. Nghe con kể xong, cô hiệu trưởng cúi xuống xin lỗi con và hứa sẽ xem xét ngay.
Ngày hôm sau, sau khi xem xét sự việc, trước giờ vào học, cô hiệu trưởng vào lớp và xin lỗi cả lớp vì nhà trường đã không theo sát để các con bị đối xử bất công. Ngay sau đó, đã thay cô giáo "dự phòng" vào dạy các con...
Một tình huống nhưng thể hiện sự nhân văn của nhà trường, và bằng hành động của mình đó cũng là cách họ dạy trẻ con dũng cảm, biết nhận trách nhiệm và sửa sai.
Câu chuyện khác xảy ra tại một trường mầm non. Vị phụ huynh vô tình làm kẹt tay một em bé và vội rời đi chưa kịp xin lỗi con. Với ngón tay được băng bó, về nhà đứa bé thắc mắc với mẹ vì sao cô ấy làm con đau mà không xin lỗi con.
Người mẹ lên trường trao đổi tình huống này với quản lý và nhà trường liên hệ với vị phụ huynh kia và chị nhận ra lúc đó mình đang vội, đầu óc không để ý. Chị rất hợp tác và ngày hôm sau, chị lên trường gặp đứa trẻ bị đau và xin lỗi con.
Các nhà quản lý, giáo viên tiểu học ở TPHCM trong chuyên đề tập huấn ứng xứ trước các vấn đề của học trò.
Trong rất nhiều tình huống giáo dục, điều đáng ngại nhất không phải là người lớn, giáo viên làm sai. Ai cũng có thể sai lầm, trẻ hay lớn tuổi đều có thể sai lầm trong cuộc sống, trong công việc. Nhưng điều quan trọng là sau khi làm sai cần dũng cảm nhận lỗi chân thành và sửa sai.
Và nữa, không ít vụ bạo hành học sinh khi bị phanh phui, nhiều giáo viên vội vã xin lỗi nhà trường, phụ huynh, xin lỗi dư luận... mong được tha thứ nhưng chúng ta thường quên xin lỗi chủ thể bị gây tổn thương trực tiếp chính là học sinh.
Trong tiềm thức chúng ta vẫn đồng ý rằng người lớn không cần xin lỗi trẻ con, xin lỗi trẻ con là hạ mình. Trong khi nếu làm sai, lời xin lỗi với học sinh sẽ xoa dịu rất nhiều thứ, xoa dịu chính mình và cả học trò... Trẻ con rất dễ tha thứ và tin tưởng vào người lớn dám nhận lỗi khi làm sai. Chưa kể, việc người lớn dũng cảm nhận lỗi cũng là cách dạy trẻ chân thực nhất.
Hai câu chuyện trên cũng là bài học về sự gắn kết, hợp tác trong giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Hai chủ thể chung tay với nhau bằng sự chân thành, để giáo dục con trẻ tốt hơn chứ không phải để đỗ lỗi, bắt bẻ.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Đề xuất cho học sinh THCS học lên cao đẳng Thay vì học xong THCS phải qua trung cấp rồi lên cao đẳng, Thứ trưởng Lao động đề nghị cho học sinh nhảy cóc, bỏ qua giai đoạn trung cấp. Thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi sáng 15/11, đại biểu Lê Quân (Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, theo chỉ thị của Bộ Chính trị...