Huyện Ba Vì tăng cường bảo đảm an toàn bán trú cho học sinh
Ngành Giáo dục huyện Ba Vì ( Hà Nội) đang áp dụng nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn bán trú cho học sinh năm học 2022-2023.
Cô trò Trường Mầm non Chu Minh (Ba Vì, Hà Nội) chuẩn bị vào bữa ăn trưa tại trường.
Tất cả vì sức khỏe của học sinh
Trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại, ông Phùng Ngọc Oanh – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho hay, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các nhà trường luôn là ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo huyện Ba Vì.
Lãnh đạo ngành Giáo dục Ba Vì yêu cầu các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức cho học sinh, các thông tin về an toàn thực phẩm (ATTP). Đồng thời, nâng cao kiến thức về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm góp phần phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Trong đó nhấn mạnh đến nội dung “5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn” theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Theo ông Nguyễn Đức Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, cần huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng và an toàn. Vận động, tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về ATTP.
“Đặc biệt, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại trường học, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống… Phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở, trường học, đơn vị không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Đức Anh nhấn mạnh.
Công tác chế biến, bảo quản và vận chuyển thức ăn của trẻ phải đảm bảo đúng các quy định.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Phòng GD&ĐT Ba Vì cũng yêu cầu các trường học cần lựa chọn, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn. Vệ sinh cá nhân trong phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh qua đường thực phẩm. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh trường học, phòng chống các bệnh truyền nhiễm; chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong trường học.
Video đang HOT
Tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm
Ghi nhận tại Trường Mầm non Chu Minh (huyện Ba Vì), cô Phương Thị Bích Liên – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học này toàn trường có 15 phòng học với tổng số 402 học sinh. Công tác nuôi và dạy trẻ từ đầu năm được thực hiện theo đúng kế hoạch của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội. Cơ sở vật chất của trường vẫn còn một số khó khăn về điện ở khối 4 tuổi.
Toàn trường có 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác bán trú có phần mềm tính lượng dinh dưỡng cho trẻ để cân đối trong tuần. Nhà trường luôn tuân thủ các chỉ đạo của cấp trên về ATTP ngay từ khâu hợp đồng thực phẩm, ký, giờ giao nhận có đủ thành phần, khâu chế biến thực hiện đúng quy trình. Thức ăn được chế biến nóng sốt và được bố trí theo mùa để trẻ ăn ngon miệng. Phòng bếp có mành chắn côn trùng.
Trẻ được đổi món liên tục trong tuần để đảm bảo đủ dinh dưỡng theo định lượng có sẵn.
Cũng theo cô Liên, công tác phối hợp giữa nhà trường với hội phụ huynh được thực hiện chặt chẽ. Phụ huynh học sinh rất nhiệt tình trong trao đổi với giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ huynh nhận thức còn chưa cao nên chưa sát sao với con em mình. Còn lại đa số phụ huynh luôn đồng hành cùng các cô phòng chống dịch cho trẻ. Trường cũng tổ chức các cuộc thi về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Bố mẹ trẻ và cô giáo còn tìm vật liệu tái chế để làm đồ dùng, đồ chơi cho học sinh.
“Theo kế hoạch dự kiến, nhà trường sẽ được huyện đầu tư xây dựng để mở rộng thêm khoảng 5.000 m2. Trong tháng 10/2022, Ban quản lý dự án huyện sẽ khởi công. Hiện tại, sĩ số trẻ/lớp đủ số lượng theo đúng điều lệ trường mầm non. Khối Nhà trẻ có 80 trẻ/3 lớp, mỗi lớp không quá 30 trẻ và có 2 cô giáo. Công tác bán trú luôn đảm bảo đúng quy trình và chất lượng bữa ăn nên phụ huynh rất yên tâm khi gửi con tại trường” – cô Phương Thị Bích Liên cho hay.
“Các nhà trường phải kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào và các khâu từ chế biến, bảo quản, vận chuyển. Tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Tuyệt đối cấm các cơ sở không đảm bảo các điều kiện về ATTP hay giấy chứng nhận về ATTP cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn sẵn cho các nhà trường có tổ chức bán trú. Nhà trường và chính quyền cần giải quyết tình trạng hàng rong không đảm bảo ATTP quanh cổng trường để đảm bảo sức khỏe học sinh” – Trưởng Phòng GD&ĐT Ba Vì Phùng Ngọc Oanh thông tin thêm.
Học sinh nào có nhu cầu cũng có thể mượn SGK, không phân biệt điều kiện gia đình
Mua SGK cấp vào thư viện trường cho HS mượn là đề xuất được các trường ủng hộ nhưng làm thế nào để số sách được cấp có thể sử dụng lâu dài?
Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất phương án trích 3.500 tỷ đồng năm đầu tiên để mua sách giáo khoa các cấp đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, hàng năm bổ sung khoảng 20%.
Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của nhiều trường học, mong muốn sớm triển khai. Bởi với học sinh trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vừa qua thì kinh phí để mua sách giáo khoa cũng là một gánh nặng không nhỏ.
Thiết kế cần hạn chế các phần bài tập ghi trực tiếp vào sách
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì, Hà Nội, hoàn toàn ủng hộ với đề xuất này.
Theo ông Oanh, mặc dù là một huyện ở Thủ đô, nhưng Ba Vì vẫn có những khu vực kinh tế khó khăn, vậy nên việc đưa sách vào thư viện cho học sinh mượn là một đề xuất vô cùng hữu ích.
Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp "cào bằng" bởi lẽ, mỗi khu vực lại có thu nhập kinh tế khác nhau.
"Tôi ủng hộ phương án mua sách đưa vào thư viện đáp ứng nhu cầu mượn của một bộ phận phụ huynh nghèo, chưa có điều kiện mua sách cho con", ông Oanh nói.
Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì
Bên cạnh đó, ông Oanh cũng cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghiên cứu để có bộ sách giáo khoa tương đối ổn định, có tính chất dài lâu, còn nếu sau mỗi một năm học lại chỉnh sửa, lại bổ sung, lại thay đổi sách thì các em học sinh các năm sau có muốn cũng không sử dụng lại được sách đã mua sắm đưa vào thư viện những năm trước.
Do đặc thù của môn học, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống, đối với một số sách giáo khoa - nhất là sách giáo khoa Toán, Tiếng Anh cấp Tiểu học, các tác giả đã đưa vào những dạng bài tập trắc nghiệm và những bài tập với "câu lệnh" ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng như: Điền/viết vào chỗ chấm hoặc ô trống; lựa chọn đúng/sai; nối, khoanh, vẽ, đánh dấu, tô màu... Học sinh thường làm trực tiếp vào sách những dạng bài này.
Theo ông Oanh, nghiên cứu sách giáo khoa của một số nước tiên tiến trên thế giới cũng có thiết kế các dạng bài tập với hình thức như trên.
Với sách dùng chung, nếu giáo viên không hướng dẫn ngay từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ có thói quen viết trực tiếp vào sách giáo khoa, người học sau không thể sử dụng lại được, gây lãng phí.
"Do vậy, tôi cho rằng cần thiết kế làm sao nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách, gây lãng phí. Muốn vậy, phải bắt đầu từ khâu biên soạn, thiết kế sách giáo khoa để học sinh không có chỗ viết vào", ông Oanh nói thêm.
Thầy Nguyễn Văn Toán - nguyên Hiệu trưởng của Trường Trung học cơ sở Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội cũng cho rằng không nên dàn trải việc mượn sách với tất cả các khu vực bởi sẽ vừa lãng phí, vừa không tập trung vào đúng đối tượng có nhu cầu mượn.
"Việc đầu tư, cấp sách giáo khoa cho mượn nên có trọng điểm, tập trung từng thời điểm, ví dụ năm nay tập trung phân chia cho khu vực này, thì năm sau sẽ tập trung phân chia cho khu vực khác. Sẽ có những địa phương nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn hơn, phân chia dàn trải sẽ khó mà đủ cho tất cả các khu vực, các địa phương được", thầy Toán nói.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có hướng dẫn cụ thể việc phân chia sách mượn đến những đối tượng nào. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp của các trường sẽ phải có trách nhiệm tìm hiểu, phân loại đúng các nhóm học sinh có nhu cầu để cho các em mượn sách.
Thầy Nguyễn Văn Toán cũng cùng quan điểm: sách giáo khoa hiện tại thường có các phần để điền, làm bài tập nhanh, khác với trước kia. Theo kinh nghiệm giảng dạy của mình, thầy Toán cho rằng, việc thiết kế như vậy mặc dù giúp các em làm bài tập nhanh trong sách nhưng lại hạn chế khả năng trình bày của học sinh. Vậy nên cần có thay đổi thiết kế để giúp các em vừa trình bày được tốt hơn mà lại tránh lãng phí để cho các em học sinh các năm sau dễ dàng dùng lại được sách của các khóa trước.
Học sinh cần có cam kết bảo quản sách được mượn
Cũng đồng tình với chủ trương mua sách cho học sinh mượn, nhưng thầy Phạm Quốc Việt - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đội Bình, Ứng Hòa, Hà Nội lại bày tỏ quan điểm cho rằng cần có giải pháp để học sinh nào có nhu cầu cũng có thể mượn được.
"Mượn sách giáo khoa thì nên chia sẻ bình đẳng, bất kỳ học sinh nào có nhu cầu cũng có thể mượn, không phân biệt về kinh tế. Mặt khác, việc cho mượn sách giáo khoa sẽ giúp các em được rèn luyện tính cẩn thận, giữ gìn tài sản chung", thầy Việt chia sẻ.
Mặc dù biết, khi triển khai cho học sinh mượn sách giáo khoa thì nhà trường, thầy cô cũng như bộ phận thư viện sẽ nhiều công việc hơn, nhưng nhà trường sẽ tìm cách khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em, đồng thời việc này sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục nói chung, tạo ra các bài học về sự chia sẻ, giữ gìn tài sản chung cho các em nói riêng.
Nhiều ý kiến từ các cơ sở giáo dục mong muốn đề xuất mua sách giáo khoa đưa vào cho học sinh mượn sớm được thực hiện. Ảnh minh họa: Phạm Linh
Theo thầy Việt, phải tính đến triển khai thực hiện ở các trường một cách cụ thể: trước khi học sinh mượn sách thì cần phải ký cam kết, khi mượn sách còn nguyên vẹn thì đến khi trả cũng phải còn nguyên như vậy. Nếu không bảo quản được thì cần báo lại với gia đình và nhà trường để kịp thời có biện pháp xử lý, tránh trường hợp sách không được bảo quản, các lứa học sinh sau không có sách để học.
Thầy Phạm Quốc Việt cũng cho biết thêm, hàng năm, nhà trường cùng các thầy cô cũng có vận động quyên góp từ các tổ chức xã hội, các phụ huynh, các học sinh ủng hộ sách cũ giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn trong trường, để các em có sách học nhưng chưa đáp ứng được hết nhu cầu của học sinh cần được hỗ trợ sách. Vì vậy, thầy và trò nhà trường đều mong đề xuất này sớm được thực hiện.
Ba Vì (Hà Nội) tổ chức chung khảo hội thi 'Giai điệu tuổi hồng' Ngành Giáo dục huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức chung khảo hội thi 'Giai điệu tuổi hồng' năm học 2022-2023. Chung khảo hội thi 'Giai điệu tuổi hồng" ngành giáo dục huyện Ba Vì năm học 2022-2023 . Theo ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng Phòng GD&ĐT Ba Vì cho biết, hội thi "Giai điệu tuổi hồng" là một trong những...