‘Huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển phong trào bơi lội, phòng chống đuối nước’
Nhân dịp này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thanh Tùng (ảnh), Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao về vấn đề này.
- Không chỉ là môn thể thao, bơi lội còn là một kỹ năng sinh tồn quan trọng mà nhiều người, đặc biệt trẻ nhỏ cần biết để phòng tránh tai nạn đuối nước. Ông có thể chia sẻ đôi điều về góc độ này?
Quảng Ninh là tỉnh có đường bờ biển dài hơn 250km, chia làm nhiều lớp, với hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ. Trong toàn tỉnh, ở 13 địa phương là hệ thống ao, sông, hồ khá dày, phân bố xen lẫn vào khu dân cư. Với đặc điểm địa lý này đã cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng bơi lội đối với mỗi người dân, nhất là đối tượng thanh thiếu niên trên địa bàn.Có một thực tế vẫn luôn tồn tại trên địa bàn tỉnh, dù những năm gần đây, tình hình tai nạn thương tích trẻ em tuy có giảm về số vụ so với những năm về trước nhưng số trẻ em tử vong vẫn còn cao. Chính vì thế mỗi dịp hè về, dịp nghỉ học, học sinh không phải đến trường, nhu cầu vui chơi giải trí, dã ngoại, đặc biệt là bơi lội, tắm mát, nhất là vào những ngày hè nóng bức tăng cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tích, đuối nước và cũng là nỗi lo của các bậc phụ huynh, cơ quan chức năng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến là do thiếu sự giám sát, chủ quan của người lớn và một phần quan trọng là do các em không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng bảo đảm an toàn, xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Nếu trẻ em biết kỹ năng bơi lội, cứu đuối thì hoàn toàn có thể tránh được những tai nạn thương tâm như vậy.
- Từ thực tế đó cần làm gì và triển khai ra sao để nâng cao lượng người rèn luyện những kỹ năng này, thưa ông?
Thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung và phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng, căn cứ Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, Sở VH-TT cùng các sở, ngành chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, kế hoạch thường niên về Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em. Trong đó, quan tâm tới việc xây dựng hạ tầng, xã hội hóa các bể bơi đồng thời với việc dạy bơi, đào tạo, hướng dẫn công tác cứu đuối.
Giảng dạy kỹ năng thực tế tại bể bơi là cách làm của Đông Triều và nhiều địa phương trong tỉnh, góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Đồng thời, để tăng cường hiệu quả trên diện rộng, chúng tôi đề cao công tác phối hợp liên ngành với các ngành GD&ĐT, LĐ-TB&XH tổ chức dạy bơi, phổ cập bơi cho trẻ em; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lặn, cứu đuối; lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa tại khu dân cư; tăng cường kiểm tra việc thực hiện cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch.
Ở góc độ địa phương, phát huy mọi nguồn lực để phổ cập, giúp người dân tiếp cận dễ hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 150 bể bơi lớn nhỏ, tổ chức hàng trăm lớp học bơi/năm cho trẻ em. Trong đó, nổi lên một số địa phương tiêu biểu như: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái… Đặc biệt là TX Đông Triều với 21/21 xã, phường đã có bể bơi di động (đặt tại các trường THCS, tiểu học trên địa bàn); 5 bể bơi cố định, lắp ghép tại các doanh nghiệp (Khu vui chơi giải trí Tân Việt Bắc, Công viên Hà Lan – Công ty TNHH Hà Lan, Trung tâm VH-TT phường Xuân Sơn, Trung tâm VH-TT thị xã; điểm du lịch Quảng Ninh Gate).
- Rõ ràng từ số liệu, thực tế trên cho thấy, Đông Triều và một số ít địa phương tiêu biểu có cách làm hay, khác biệt thu hút trẻ nhỏ, học sinh và nhiều thành phần tham gia. Ông có thể chia sẻ vài kinh nghiệm, cách làm hay từ cơ sở?
Ngoài các địa phương như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí…, Đông Triều là địa phương phát triển, phổ cập môn bơi ở góc độ giáo dục kỹ năng và phát triển môn thể thao. Môn bơi từ lâu đã trở thành truyền thống và hàng năm địa phương duy trì tổ chức giải bơi truyền thống. Cả 2 yếu tố này bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Đặc biệt gần đây, TX Đông Triều đã linh hoạt, có cách làm hay trong huy động tối đa mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực để bộ môn bơi phát triển, trong đó nổi bật là xã hội hóa, gắn giáo dục với rèn luyện kỹ năng môn thể thao này.
Hằng năm, Đông Triều đều tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên về Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em. Thị xã đã triển khai các quy hoạch dành quỹ đất và nguồn lực đầu tư cho các công trình văn hóa, thể thao, trong đó đặc biệt quan tâm hệ thống bể bơi phục vụ nhu cầu bơi cho các em học sinh vào dịp hè. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có khu Trung tâm VH-TT thị xã có diện tích quy hoạch 130.579m2, tổng mức đầu tư kinh phí trên 100 tỷ đồng (tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách thị xã 50%). Đặc biệt năm 2017, phát động xã hội hóa 21 “bể bơi cho em” trên địa bàn toàn thị xã, trị giá trên 7 tỷ đồng.
Hiện nay, các bể bơi lắp ghép được đặt tại các trường THCS, tiểu học trên địa bàn và đưa vào sử dụng việc dạy học, tập bơi cho học sinh và thiếu niên nhi đồng trong toàn thị xã. Vừa dạy kỹ năng, phát triển môn thể thao, chính người học bơi, VĐV bán chuyên này được thể hiện khả năng ở các giải bơi truyền thống địa phương và cả cấp tỉnh tổ chức thường niên. Điều này vừa tạo khí thế vui tươi, đoàn kết trong nhân dân vừa góp phần thúc đẩy môn bơi, phát lộ nhiều tài năng thể thao. Có thể nói, từ kỹ năng tới môn thể thao, không ít VĐV đã được thể hiện mình, đem về vinh quang từ các giải trong nước và quốc tế.
- Cùng với việc rèn các kỹ năng bơi lội, tổ chức giải bơi phong trào được coi là “đòn bẩy” trong việc lan tỏa phong trào bơi lội và phòng chống đuối nước. Ông đánh giá sao về vấn đề này?
Quả thật vậy! Hàng năm, UBND tỉnh luôn có những văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tham gia những hội bơi, khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của phong trào bơi. Điều này cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo của cấp ủy, sở, ban, ngành trong toàn tỉnh. Từ động lực then chốt ấy mà những giải bơi phong trào có thế mạnh, lâu đời như: Hội bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng được khôi phục và duy trì thường niên.
Bên cạnh những địa phương có thế mạnh về bơi lội như: Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều thì hiện nay một số địa phương đã và đang làm tốt công tác dạy bơi cho thanh thiếu niên như: Ba Chẽ, Cẩm Phả. Đồng thời, một số đơn vị, doanh nghiệp đã và đang có cách làm riêng để thúc đẩy những giải bơi phong trào phát triển trong khối cơ quan, LLVT và toàn dân.
Đứng trên góc độ là người có chuyên môn, cá nhân tôi nhận thấy các giải đấu là sân chơi để phát hiện những VĐV tài năng cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, hội bơi phong trào còn là “chất xúc tác” mạnh mẽ trong việc lan tỏa phong trào bơi lội và phòng chống đuối nước một cách hiệu quả.
Tổ chức các giải bơi cấp tỉnh và cấp địa phường thường xuyên là cách làm hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào bơi lội, phòng chống đuối nước.
- Ngoài yếu tố then chốt là cơ sở vật chất, cơ quan quản lý hay các địa phương có cách nào để thu hút trẻ nhỏ, nâng cao ý thức và tiếp cận môn bơi nhiều hơn so với những trò chơi, thú vui khác?
Thời đại công nghệ số, trẻ em có rất nhiều thú vui bên cạnh những hoạt động thể chất. Để hướng các em vào những chương trình học thể thao, hay học bơi vào mỗi dịp hè, cá nhân tôi nghĩ cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường. Chính cha mẹ, giáo viên sẽ là người truyền thụ cho các em về lý do, ích lợi, sự bổ ích mà các bộ môn thể thao nói chung và môn bơi nói riêng mang lại.
Song song với đó, địa phương cần xây dựng nhiều bể bơi, tổ chức nhiều lớp học bơi để khuyến khích học sinh tham gia luyện tập môn thể thao bổ ích này. Sự ra đời của những bể bơi công cộng, lớp học bơi hè sẽ tạo “đòn bẩy” để thanh thiếu niên hào hứng tham gia phong trào bơi lội.
- Trên cơ sở các thành quả trên, thời gian tới cơ quan quản lý có giải pháp, cách làm nào để thúc đẩy hơn nữa phong trào?
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng công tác tuyên truyền vận động tại các khu dân cư, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể để tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em.
Tiếp tục tham mưu cho tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, Kế hoạch về dạy bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2030. Mở các lớp tập huấn bơi, phòng chống cứu đuối cho các cán bộ cơ sở, hướng dẫn viên, cộng tác viên, nhân viên và người dân tại các địa phương, các tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp, người dân có các ngành nghề kinh doanh gắn với môi trường nước. Từ đó, họ là những hạt nhân tích cực trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng, lắp đặt bể bơi tại các trường học, khách sạn, nơi công cộng; dạy bơi cho trẻ em. Xác định rõ công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi gia đình và toàn xã hội.
Cùng với đó, mỗi địa phương ngoài nguồn lực của nhà nước, cần đẩy mạnh việc xã hội hóa, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, con người cho công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Đó là những công việc phải triển khai tốt trong hiện tại và tương lai để đưa bơi lội được phổ cập đến mọi đối tượng học sinh, hạn chế tối đa những tai nạn đuối nước thương tâm, nhất là trong dịp hè khi học sinh có thời gian dài tham gia rất nhiều hoạt động, vui chơi dưới nước.
- Xin cảm ơn ông!
Bình Phước: Kẻ sát hại ông lão bán vé số cướp tiền, vàng lãnh án chung thân
Biết ông lão bán vé số hay đeo vàng, Tùng sát hại nạn nhân để cướp vàng, tiền mang đi trả nợ, tiêu xài cá nhân và đánh bạc.
Sau 1 ngày nghị án, sáng 3.6, TAND tỉnh Bình Phước tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (30 tuổi, ngụ Bình Phước) mức án chung thân về tội giết người và 9 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hình phạt là chung thân. Tùng đã sát hại ông lão bán vé số, cướp tài sản trong vụ án từng gây xôn xao dư luận.
Giết ông lão bán vé số cướp tiền, vàng: kẻ thủ ác lãnh án chung thân
Theo cáo trạng, Nguyễn Thanh Tùng biết ông Vũ Đình Ngọc (68 tuổi), người bán vé số dạo tại TX.Bình Long, thường đeo nhiều nhẫn vàng nên Tùng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 4 giờ ngày 7.2.2021, Tùng mang theo con dao, chạy xe máy đến núp tại đoạn đường vắng người thuộc ấp Phú Lạc (xã Thanh Phú, TX.Bình Long), đợi ông Ngọc đi bán vé số ngang qua.
Nguyễn Thanh Tùng tại phiên tòa sơ thẩm ngày 2.6. Ảnh HOÀNG GIÁP
Đến khoảng 5 giờ cùng ngày, khi thấy ông Ngọc đi xe đạp chạy ngang qua, Tùng cầm đoạn tre tầm vông đuổi theo đánh nhiều cái khiến ông Ngọc ngã ra đường. Mặc cho ông Ngọc kêu la, Tùng tiếp tục đánh và khống chế, kéo ông Ngọc xuống ruộng. Khi thấy ông Ngọc bỏ chạy, Tùng đuổi theo và đè nạn nhân xuống đất, khống chế, tháo toàn bộ số vàng trên người (2 chiếc nhẫn vàng 5 chỉ, 1 chiếc nhẫn vàng 3 chỉ) và 1 giỏ xách có số tiền hơn 1,5 triệu đồng, sau đó tẩu thoát.
Đến sáng cùng ngày, người dân đi đường phát hiện ông Ngọc tử vong nên đã trình báo cơ quan Công an.
Còn Tùng điều khiển xe máy qua tỉnh Bình Dương và Tây Ninh bán hết số vàng vừa trộm được 68,7 triệu đồng, sau đó gửi xe tại Trung tâm y tế H.Tân Châu (Tây Ninh) rồi thuê xe taxi về nhà. Có tiền, Tùng mua 1 chiếc xe máy tại TX.Bình Long, trả nợ cho một số người quen và mang đi đánh bạc. Đến ngày 16.2.2021, Tùng bị bắt.
TP.HCM: Giải cứu thành công một người nghi ngáo đá định nhảy lầu Một người nghi ngáo đá có ý định nhảy lầu được lực lượng chức năng kịp thời giải cứu đưa xuống đất an toàn. Theo thông tin ban đầu, trưa ngày 31.5, một nam thanh niên có biểu hiện không bình thường, nghi ngáo đá, trèo trên nóc nhà dân trên đường Nguyễn Kim (P.6, Q.10), có ý định nhảy lầu xuống phía...