Hủy Đối thoại Shangri-La 2020 vì dịch bệnh COVID-19
Ban tổ chức sự kiện này hôm nay (28-3) thông báo Đối thoại Shangri-La 2020 sẽ không diễn ra vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 – Ảnh: MINDEF/CNA
Theo Đài Channel News Asia (CAN), Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (International Institute for Strategic Studies – IISS) cho biết đã đưa ra quyết định này sau khi tham vấn với nước chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị Singapore.
Thông cáo của IISS nêu: “Nhiều nước đã áp đặt các lệnh hạn chế đi lại để phòng dịch bệnh và điều này có thể vẫn còn hiệu lực tại thời điểm diễn đàn Đối thoại Shangri-la năm nay dự kiến sẽ diễn ra”.
Video đang HOT
“Căn cứ thực tế diễn đàn có sự tham gia của hơn 40 quốc gia, nhiều nước trong đó đã áp dụng những quy định hạn chế này, IISS quyết định hành động hợp lý duy nhất lúc này là thông báo tới các đại biểu và những bên liên quan khác rằng sự kiện sẽ không diễn ra năm nay”, thông cáo tiếp.
IISS cho biết thêm cơ quan nghiên cứu này sẽ tiếp tục công việc để hướng tới một Đối thoại Shangri-La “mạnh mẽ khác biệt” trong năm tới.
Bắt đầu tổ chức từ năm 2002, Đối thoại Shangri-La là diễn đàn quốc phòng được tổ chức thường niên tại Singapore. Năm nay, theo kế hoạch ban đầu, hội nghị này được lên lịch từ ngày 5 đến 7-6.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, cũng đã chia sẻ thông tin về việc hủy diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm nay trên tài khoản Facebook.
D. KIM THOA
Singapore 'cấm cửa' du khách
Singapore ban lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh vô thời hạn đối với tất cả hành khách lưu trú ngắn hạn, bắt đầu từ ngày 23/2.
"Do nguy cơ cao về những ca nhiễm nCoV ngoại nhập, tất cả hành khách lưu trú ngắn hạn sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore. Quyết định này còn nhằm duy trì nguồn lực để chúng tôi có thể tập trung vào người dân", thông báo của Bộ Y tế Singapore hôm nay cho hay.
Các biện pháp hạn chế đi lại cũng được siết chặt, khi chỉ những người cung cấp dịch vụ thiết yếu, như chăm sóc sức khỏe và vận chuyển, mới được phép nhập cảnh.
Hành khách trên đường băng qua eo biển Johor tới thị trấn Woodlands ở Singapore hôm 17/3, vài giờ trước khi Malaysia áp lệnh phong toả. Ảnh: Reuters
"Đây là những động thái vô cùng quan trọng, đặc biệt với một nền kinh tế nhỏ và mở như Singapore, trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này", Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore Lawrence Wong cho biết, nói thêm rằng các biện pháp sẽ giúp giảm số ca nCoV ngoại nhập.
Quyết định của Singapore được ban hành trong bối cảnh số ca nCoV ngoại nhập ở nước này tuần qua tăng đột biến. Gần 80% ca nhiễm mới trong ba ngày qua là từ nước ngoài. Singapore hiện ghi nhận hơn 430 bệnh nhân Covid-19, hai người chết và 140 người bình phục.
Thủ tướng Lý Hiển Long hôm qua đăng bài trấn an người dân trên Facebook, nhưng cũng cảnh báo về các ca tử vong trong những ngày tới. "Khi ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 xuất hiện, sẽ có thêm những người cần chăm sóc đặc biệt. Chúng ta phải tự chuẩn bị với việc có thêm mất mát", ông viết.
Trước Singapore, các quốc gia láng giềng Indonesia, Malaysia, Thái Lan đã áp đặt các biện pháp tương tự. Malaysia là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1.000 người nhiễm và 8 người chết. Indonesia là nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất khu vực, 38 ca trong số 450 người nhiễm.
Bắt người giúp việc nhúng tay trẻ vào nồi lẩu đang sôi Cảnh sát Singapore bắt giữ một người giúp việc 30 tuổi vì hành vi cố ý làm bỏng đứa trẻ 16 tháng tuổi do cô ta chăm sóc. Người giúp việc này bị bắt vào ngày 15-1 tại nhà của người chủ. Vụ việc làm dậy sóng mạng xã hội từ hôm 21-1, sau khi tài khoản Facebook tên Amy Low, 40 tuổi,...