Hút mỡ: Những điều chưa biết
Hút mỡ là phương pháp phổ biến từ những năm 60 của thế kỷ XX, thực hiện bằng cách đưa ống hút vào vùng mỡ xác định lấy ra khối mỡ dư.
Ảnh minh họa: internet
Mục đích là phục hồi vòng 2 sau sinh, lấy lại độ thon gọn và săn chắc; lấy bớt mỡ thừa sau mang thai; khắc phục tình trạng da chảy xệ, rạn nứt; tạo nguồn nguyên liệu cho cải thiện các vết nhăn, nám, khuyết xương, sẹo lõm; nguồn nguyên liệu thay thế cho chất làm đầy; nguồn tạo ra tế bào gốc nhanh và nhiều nhất so với tế bào máu cuống rốn, tủy xương…
Tuy nhiên, đi cùng tiến trình hút mỡ là một quy trình bắt buộc mà người đi thực hiện cần biết, gồm:
1. Khám và giải thích cho bệnh nhân rõ: hút mỡ khác với giảm cân, vì:
Có hai vùng mỡ trong cơ thể: mỡ dưới da và mỡ bao quanh các tạng (mỡ sa), mỡ sa có khối lượng gấp ba lần mỡ dưới da.
- Hút mỡ: là lấy đi phần mỡ thừa ở dưới da vùng bụng, đùi, lưng, cánh tay nhằm tái lập hình dáng cơ thể, chứ không lấy mỡ quanh các tạng.
- Giảm cân: là phẫu thuật can thiệp làm teo nhỏ dạ dày hoặc tăng thể tích dạ dày giả tạo, tạo cảm giác no.
Như vậy, cần giải thích cho bệnh nhân mục đích của hút mỡ là chỉ tạo hình dáng thon thả trở lại chocân đối.
2. Mỡ hút ra có thể lưu trữ qua ngân hàng mô. Việc nuôi cấy này có thể phục vụ cho chính bệnh nhânvề sau.
3. KHÔNG nên hút mỡ quá nhiều trong một lần mà NÊN hút nhiều lần.
Video đang HOT
4. Thực hiện xét nghiệm nhằm xác định: bệnh nhân đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật hút mỡ: chức năng gan, thận, tim, phổi, các bệnh nhiễm trùng. Nếu có những bệnh này dễ biến chứng về sau như chảy máu, tắc mạch do mỡ, ngưng tim, suyhô hấp…
5. Phẫu thuật bắt buộc tiến hành tại bệnh viện có phòng mổ có thể:
Gây tê – tiền mê: có lợi hơn gây mê, bởi vì cơ không bị nhão nên việc hút mỡ không xuyên qua cơ, hạn chế tai biến.
Gây mê: dễ tắc mạch. Bác sĩ chọn phương pháp này vì nó làm bệnh nhân không cảm giác đau, dễ làm nhưng đẩy nguy cơ về phía bệnh nhân nhiều hơn.
Khối lượng mỡ hút ra không quá 1/25 đến 1/30 trọng lượng cơ thể. Nếu vượt quá sẽ gây rối loạn điện giải (natri, kali, canxi…) dẫn đến khó thở, tức ngực, dẫn đến triệu chứng tim, phổi, cân bằng toan-kiềm nội gây tử vong.
6. Nếu kết hợp với bơm mỡ thì mỡ thừa được hút ra phải được xử lý qua máy ly tâm lạnh, quay với tốc độ 2.500 – 3.500 vòng/một phút.
Mỡ khi muốn chuyển lên làm đầy cho ngực, mông thì mỗi bên nhận không vượt quá 80ml mỡ hạt. Nếu nhận hơn số lượng sẽ gây hoại tử, dẫn đến nhiễm trùng, vón cục…
Tuy nhiên, dù có những xét nghiệm kỹ lưỡng vẫn có những nguy cơ như chảy máu, tắc mạch do mỡ, nhiễm trùng, rối loạn… có khả năng dẫn đến tử vong, vì thế buộc phải thực hiện ở bệnh viện mới có phương tiện hồi sức cấp cứu.
Theo Alobacsi
Những nguy cơ thường trực khi động dao kéo
Sốc với thuốc gây tê, gây mê, bị ung thư hoặc thậm chí tử vong là những rủi ro bạn phải chịu nếu định làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
Ngành phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phát triển, giúp con người trở nên đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống. Công nghệ biến "vịt" thành "thiên nga" giờ đây đã trở nên rất phổ biến và việc nhờ dao kéo can thiệp đã không còn xa lạ, hay quá xa xỉ với nhiều người.
Dù vậy, những công nghệ tiên tiến nhất cũng khó có thể đảm bảo tỷ lệ 100% thành công, không biến chứng cho mọi ca phẫu thuật. Một khi đã lên bàn phẫu thuật, đụng đến dao kéo... thì mọi nguy cơ đều có thể xảy ra.
Mi Ok Ku - một trong những "thảm họa" phẫu thuật thẩm mỹ.
Phẫu thuật thẩm mỹ thất bại sẽ tạo ra những dung nhan "ma chê quỷ hờn".
Phẫu thuật thất bại: Trong mọi nguy cơ của việc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, thì nguy cơ phẫu thuật thất bại với hiệu quả không như mong muốn, "lợn lành thành lợn què" là nguy cơ dễ thành hiện thực nhất. Mối lo này luôn thường trực và có thể thấy ngay sau khi ca phẫu thuật hoàn thành. Việc phẫu thuật cho "đầu ra" không như ý, dù là nhỏ nhất, từ cặp môi không đỏ như ý muốn, đến cặp ngực bị lệch... đều có thể xảy ra. Những lời hoa mỹ như phẫu thuật thành công đến hoàn hảo và đẹp mãi cùng thời gian chỉ tồn tại trong những mẩu quảng cáo.
Chảy máu/tụ máu: Chảy máu là hiện tượng có thể xảy ra sau thời gian kết thúc phẫu thuật thẩm mỹ khoảng vài tiếng đồng hồ và có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, nguy cơ chảy máu trong, tụ máu trong khó phát hiện ngay sau khi phẫu thuật hoàn thành, nhưng lại rất nguy hiểm đến tính mạng. Từ những biểu hiện vết thâm tím dưới da ban đầu mà người bệnh nhân rất dễ chủ quan, sự tích tụ máu dưới da có thể dẫn đến việc bị tê, sưng, viêm, nặng hơn thì hoại tự, xuất huyết, vỡ mạch máu...
Nhiều nguy cơ dễ xảy đến với người phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn trong mọi cuộc phẫu thuật, tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ, với đặc thù hay phải cấy ghép vào cơ thể nhiều thứ, phẫu thuật thẩm mỹ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Đặc biệt, vài tiếng sau khi phẫu thuật, do đặc tính các vết thương mở, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Dấu hiệu của việc nhiễm trùng là sốt, vết mổ tiết dịch có mùi, bị viêm hoặc sưng.
Hiện tượng tiết dịch: Hiện tượng này cũng tương tự như việc bị tụ máu, thường xảy ra trong những ca phẫu thuật cắt bỏ, hút các chất ra ngoài cơ thể. Thông thường, các bác sĩ sẽ khác phục việc này bằng cách lắp ống để dịch tiết ra ngoài, nhưng đôi khi không thể giải quyết hết vấn đề này. Triệu chứng của hiện tượng tiết dịch trong cơ thể là bị phù nề, lên cân, sưng tấy...
Sẹo, đau đớn về thể xác, phù nề... là những vấn đề mà bệnh nhân phải đối mặt.
Sẹo: Những vết sẹo là mặt trái của các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mà mọi bệnh nhân quyết định thực hiện nhờ dao kéo chỉnh sửa sắc đẹp đều phải đối mặt. Dù công nghệ phẫu thuật ngày càng được nâng cao, các ca phẫu thuật ngày càng được giảm thiểu việc để lại sẹo, nhưng không phải lúc nào cũng có thể xóa mọi dấu vết.
Hoại tử: Hoại tử là dấu hiệu của việc bị "chết" một phần trên cơ thể do việc giảm lượng máu cung cấp cho các mô bị ảnh hưởng, và dẫn đến tế bào bị chết. Các ca phẫu thuật thông thường hiếm khi dẫn đến hoại tử, nhưng một số loại phẫu thuật như phẫu thuật mặt, tạo vòng eo... có nguy cơ dẫn đến hoại tử cao.
Tổn hại về thần kinh: Dù hiếm khi xảy ra, nhưng phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể gây ra những tổn thương về thần kinh, với những biểu hiện đầu tiên là cảm giác tê hoặc ngứa ngáy liên hồi, sau đó có thể dẫn đến chứng suy yếu hoặc bại cơ. Nguy cơ này có thể đến với những ca phẫu thuật mang tính chất tái tạo, phục hồi.
Dao kéo can thiệp càng nhiều, các mối nguy hiểm càng cao.
Phản ứng với thuốc gây tê/gây mê: Mọi ca phẫu thuật thẩm mỹ đều cần đến thuốc gây tê và gây mê. Đại đa số các bệnh nhân đều có thể tiếp nhận các loại thuốc này, nhưng có một số ít gặp phản ứng với thuốc này và dẫn đến những nguy hiểm về tính mạng ngay khi ca mổ mới chỉ bắt đầu.
Những căn bệnh nan y và sự suy giảm của các cơ quan nội tạng: Theo thống kê, phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là các loại phẫu thuật chỉnh sửa, nâng, thu hẹp, cấy ghép... đều có khả năng dẫn đến bệnh ung thư cho người thực hiện phẫu thuật. Những cuộc phẫu thuật làm đẹp như bơm silicon, tắm trắng, tẩy da... có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
Bên cạnh đó, dù không phải là đối tượng trực tiếp của các ca phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng việc bị "đụng chạm", tác dụng phụ của các loại thuốc... cũng sẽ khiến các cơ quan nội tạng như gan, phổi, tụ... bị ảnh hưởng về lâu dài.
Người bệnh phẫu thuật thẩm mỹ dễ chịu những tổn thương về tâm lý.
Tổn thương về tâm lý: Những người thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ với mục đích để mình đẹp và tự tin hơn, nhưng ngược lại, phẫu thuật thẩm mỹ cũng dễ dàng dẫn đến những tổn thương về tâm lý. Việc ngại không muốn người khác biết mình dao kéo, luôn thấp thỏm lo lắng các yếu tố nhân tạo bị hỏng hóc, phải thường xuyên nhờ đến thuốc và trị liệu để duy trì tác dụng của phẫu thuật... rất dễ dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng về tâm lý, lâu dài có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.
Tử vong: Trước khi đến với công cuộc làm đẹp nhờ dao kéo, không ai nghĩ đến những "cuộc phẫu thuật mang tính chất cải tạo nhan sắc, hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề về sức khỏe" lại có thể dẫn đến những cái chết thương tâm. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, khi đã đụng đến dao kéo, dù là bất cứ lý do gì, nguy cơ tử vong vẫn tiềm tàng.
Những nguy cơ từ phẫu thuật thẩm mỹ có thể xảy ra với mọi bệnh nhân, không có ngoại lệ. Trước khi lên bàn mổ với mục đích để mình đẹp hơn, các bệnh nhân luôn phải lường trước mọi tình huống có thể đến với mình. Tuy nhiên, việc duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu những nguy cơ phát sinh khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Những người không hút thuốc, có chế độ uống khoa học, tránh ăn nhiều dầu, mỡ... sẽ giúp giảm các biến chứng khi phẫu thuật, thời gian liền sẹo nhanh hơn... Dù vậy, tìm hiểu, nắm rõ sức khỏe của bàn thân là điều mà mỗi một người cần phải làm trước khi đến với phẫu thuât thẩm mỹ
Theo Zing
Những rủi ro khi phẫu thuật thẩm mỹ Giải phẫu thẩm mỹ giúp "sửa lỗi của tạo hóa", nhưng cũng không ít rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Nguy cơ khi gây mê, gây tê ThS-BS Lê Tấn Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Răng Hàm Mặt TP.HCM, cảnh báo: Liều thuốc gây mê, gây tê - bước đầu tiên của cuộc mổ thẩm...