Hươu hoang dã tại Mỹ có kháng thể SARS-CoV-2
Các nhà khoa học đã phát hiện kháng thể SARS-CoV-2 trong các cá thể hươu đuôi trắng hoang dã tại Mỹ, từ đó mở ra hướng điều tra mới về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Hươu đuôi trắng tại bang Wisconsin, Mỹ. Ảnh REUTERS
Trong thập niên qua, các nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phân tích mẫu máu của hơn 600 con hươu ở nhiều bang như Michigan, Illinois, New York và Pennsylvania và phát hiện rằng 40% trong số 152 con hươu được kiểm tra từ tháng 1.2021 đến tháng 3.2021 mang kháng thể SARS-CoV-2, virus gây bệnh Covid-19.
Trong đó, Michigan chiếm nhiều nhất với 67%, tiếp theo là Pennsylvania với 44%, New York với 31% và Illinois với 7%.
Hổ Sumatra ở Jakarta hồi phục sau Covid-19
Theo USDA, những con hươu có kháng thể cũng tập trung ở các quận nhất định vì gần một nửa trong số 32 quận được lấy mẫu không ghi nhận bất kì trường hợp nào.
Việc xuất hiện kháng thể có nghĩa là những con hươu có thể đã mắc virus và đã hồi phục. USDA cho biết chúng không có biểu hiện bệnh, vì vậy chúng có thể đã mắc bệnh không triệu chứng. Điều này khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng chúng chính là nguồn lây Covid-19.
Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng loài hươu dễ mắc virus trong phòng thí nghiệm và chúng có thể truyền bệnh cho nhau. Tuy nhiên, cho đến nay họ vẫn chưa biết liệu chúng có lây nhiễm trong tự nhiên hay không.
Nếu virus đang lây lan ở các loài động vật, nó có thể tiếp tục phát triển, trở nên trầm trọng hơn, phá tan những nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19, theo National Geographic.
Tuy nhiên, USDA cho biết: “Nguy cơ động vật lây lan SARS-CoV-2 sang người là rất thấp. Đồng thời, không có bằng chứng nào cho thấy con người có thể nhiễm Covid-19 khi ăn thực phẩm bị nhiễm bệnh, bao gồm cả thịt thú hoang dã”.
Trái lại, nhiều nhà nghiên cứu lại nghi ngờ rằng chúng đã bị lây nhiễm từ con người thông qua các hoạt động nuôi nhốt, nghiên cứu thực địa, công tác bảo tồn động vật hoang dã, du lịch hoang dã, cho ăn và săn bắn.
Số phận hẩm hiu của thú cưng được nhận nuôi trong đại dịch Covid-19
USDA cho biết cần phải tiếp tục và mở rộng giám sát động vật hoang dã để xác định tác động của SARS-CoV-2 ở những con hươu hoang dã. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho rằng điều quan trọng là phải tìm ra virus ở những động vật săn mồi và ăn xác thối có thể ăn thịt hươu.
Bộ không ban hành hướng dẫn mới, thay vào đó chỉ áp dụng các khuyến nghị hiện có của chính phủ về yêu cầu vệ sinh khi chế biến động vật, bao gồm nấu và bảo quản thịt đúng cách, cũng như làm sạch và khử trùng tất cả dao, bề mặt và thiết bị.
WHO: Vaccine bảo vệ người tiêm khỏi biến chứng từ chủng Delta
WHO cho biết những người tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 vẫn có thể nhiễm biến chủng Delta, nhưng vaccine bảo vệ họ khỏi trở nặng hoặc tử vong.
"Có nhiều báo cáo cho thấy trong nhóm đã tiêm chủng vẫn có trường hợp bị nhiễm, đặc biệt với biến chủng Delta. Phần lớn trong số này là ca nhẹ hoặc không có triệu chứng", tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 12/7.
Tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học chính của WHO, trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 12/7. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, bà cũng cho biết số ca nhập viện đang tăng lên ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu ở khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp và biến chủng Delta dễ lây lan.
Tại Mỹ, quan chức cho biết hầu như tất cả ca nhập viện và tử vong do Covid-19 gần đây đều ở những người không được tiêm chủng. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 75% người tử vong hoặc nhập viện vì Covid-19 sau tiêm vaccine đều trên 65 tuổi.
"Biến chủng Delta đang hoành hành khắp thế giới với tốc độ kinh hoàng, gây mức tăng đột biến mới về ca nhiễm và tử vong. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng gặp phải tác động như nhau", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thêm rằng biến chủng Delta đang lây lan nhanh chóng, lây nhiễm sang những người không được bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Swaminathan cảnh báo những người được tiêm chủng vẫn có thể mắc Covid-19 và truyền virus cho người khác, đó là lý do quan chức WHO kêu gọi mọi người tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
"Tuy nhiên, tiêm chủng chắc chắn làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện và tử vong", bà nhấn mạnh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng tạo ra ít virus hơn nhiều so với những người không được tiêm chủng, giảm nguy cơ truyền virus cho người khác. WHO cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu tác động của vaccine đối với khả năng lây truyền của virus.
Nhà khoa học vắc xin của Indonesia chết nghi do mắc Covid-19 Nhà khoa học dẫn đầu thử nghiệm vắc xin Sinovac ngừa Covid-19 của Trung Quốc tại Indonesia qua đời hôm 7/7, nghi do mắc Covid-19. Nhà khoa học vắc xin Indonesia Novilia Sjafri Bachtiar (Ảnh: Jakarta Post). Hãng tin Jakarta Post dẫn thông cáo từ công ty dược BioFarma của Indonesia xác nhận, nhà khoa học Novilia Sjafri Bachtiar, 50 tuổi, qua đời...