Hương vị thịt vịt gói lá bầu
Vịt là loại gia cầm được nuôi rất phổ biến trong mỗi gia đình của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài việc lấy trứng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau thì thịt vịt, lông vịt cũng góp phần không nhỏ trong việc phục vụ cho đời sống người dân quê.
Khách đến nhà không gà thì vịt. Từ lâu, người bình dân miền sông nước đã có nhận thức như vậy. Vịt, gà là những thứ thường dùng làm thịt chế biến các món ăn đãi khách khứa, bạn bè. Mỗi khi nhà có giỗ, chạp thịt vịt cũng góp phần không nhỏ trong các món ăn: lòng vịt xào khóm, thịt vịt xào gừng, vịt luộc trộn chuối ghém,… Và có một món dân dã lại hết sức độc đáo mà người dân miệt Sóc Trăng – Bạc Liêu hay chế biến: thịt vịt hấp lá bầu!
Giàn bầu bên sân nhà
Kêu tên như vậy, nhưng thành phần chính làm nên món ăn này không phải là thịt mà chủ yếu là xương. Đầu, giò, cánh, những miếng da cổ, … tất cả được đem bằm thật nhuyễn, rồi nêm nếm nước mắm, tiêu, hành, … cho vừa ăn. Có chỗ sang hơn thì thêm ít nấm rơm, nấm mèo hay củ hành tím, … vào để bằm chung.
Thịt bằm xong, để chờ thấm. Người ta ra giàn bầu sau nhà hái những lá vừa ăn, đem vào rửa sạch rồi gói thành những miếng hình vuông. Thịt vịt để gọn vào trong, trước khi khép lá lại, nhiều người cho thêm ít hột tiêu hay hột đậu phộng rang đã bóc vỏ.
Video đang HOT
Thịt gói xong, xếp lên xửng và bắc lên nồi nước hấp cách thủy. Hơi nước làm cho thịt, lá chín, mùi thơm lựng bốc lên. Gắp những miếng thịt vịt gói lá bầu hấp xếp ra đĩa.
Làm ít nước chấm bằng tương xay nhuyễn trộn với đậu phộng rang đâm nát, ít ớt, sả xắt nhỏ. Người ưa béo còn cho vào đây miếng nước cốt dừa vừa vắt. Cũng có người thích chấm với nước mắm chanh, ớt, tỏi đâm,…
Vị bùi của lá bầu kết hợp với vị ngọt của xương, thịt bằm, vị cay của tiêu, ớt, vị béo của mỡ, của nước cốt dừa hòa quyện làm cho món ăn vừa ngon miệng vừa thể hiện sự tổng hòa trong cách chế biến trong nghệ thuật ẩm thực dân gian.
Theo Dân Việt
Giản dị mà thân thương với món bánh đúc nóng cho ngày mát trời !
Hướng dẫn cách làm bánh đúc nóng cho ngày mát trời:
Bánh đúc vốn là thứ quà giản dị, thân quen mà thỉnh thoảng khi nghĩ đến lại thấy thèm ơi là thèm Nhất là vào lúc thời tiết mát mẻ như thế này, một bát bánh đúc mềm mềm, thơm thơm được chan cùng nước mắm chua ngọt nóng hôi hổi, thì quả thật quá tuyệt rùi. Thêm một chút thịt băm xào cùng chút mọc nhĩ nữa, món bánh đúc sẽ tròn vị hơn, ngon đáo để. Cách làm bánh đúc khá đơn giản, chủ yếu được làm từ nguồn nguyên liệu rất gần gũi thường ngày thôi, không phức tạp ở 1 khâu nào hết. Các nàng cùng tham khảo nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bột gạo tẻ: 200 gramThịt heo xay: 200 gramVôi trong: 50 gramMộc nhĩ: khoảng 40 gramHạt tiêu: 2 thìa, hành khô: 1 củ to, rau mùi ta: 1 mớGia vị gồm: 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa con bột canh, 3 thìa con đường, 2 thìa con giấm, một nhúm muối nhỏ
Phần thực hiện:
Bước 1: Vôi các nàng cho vào 1 chiếc bát tô, thêm vào đó 500 ml nước lã và khuấy đều. Sau đó, để khoảng 5 phút cho phần vôi lắng cặn xuống dưới đáy thì lấy nhẹ nhàng 100 ml nước vôi trong ở phía trên các nàng nhé
Bước 2: Hành khô đem bóc vỏ, đập dập. Mọc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, sau đó rửa sạch, thái chỉ. Cho chảo lên bếp, cho vào chảo 2 thìa dầu ăn, đợi dầu sôi thì các nàng trút hành khô vào phi thơm, sau đó cho thịt heo vào xào săn ( các nàng xào trên lửa lớn nhé để thịt heo không bị ra nước). Tiếp đó, cho thêm mọc nhĩ vào xào cùng (nếu muốn nhân được thơm và đặc biệt hơn, các nàng có thể thái nhỏ thêm 1/2 củ hành tây rồi cho vào xào cùng với phần nhân), thêm vào đó 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa bột canh, đảo đều, nêm thêm chút mỳ chính (nếu thích), đảo đều cho đến khi thịt săn lại là được
Bước 3: Trút 200 gram bột gạo tẻ vào nồi, cho thêm 500 ml nước lã, 100 ml nước vôi trong, 1 chút xíu muối để bánh thêm hương vị đậm đà, sau đó các nàng quậy đều đến khi bột đặc quánh lại (lưu ý quậy trên lửa nhỏ để bột không bị cháy các nàng nhé)
Bước 4: Nước chấm chua ngọt các nàng pha như sau: cho khoảng 300 ml nước lã vào nồi, thêm 1 thìa bột canh, 2 thìa con nước mắm ngon, 3 thìa con đường, 1 thìa hạt tiêu, 2 thìa giấm, khuấy đều và nếm thử rồi nêm lại gia vị cho vừa miệng, nếu thích vị chua hơn, các nàng có thể thêm chút nước quả quất (bỏ hạt), để lên bếp và đun cho đến khi hỗn hợp được hòa tan
Việc cuối cùng, các nàng chỉ việc múc bánh đúc ra bát, xúc thịt lên trên và chan phần nước mắm nóng hổi lên trên là chúng mình đã có ngay bát bánh đúc thơm ngon, tròn vị rồi đấy. Món bánh đúc này phải dùng nóng mới ngon, khi ăn, chúng mình rắc thêm chút rau mùi ta và ăn kèm ớt rất là ngon ấy. Chúc các nàng thành công và măm ngon nhé
.Theo iunauan
Chán xào hoặc kho, đem củ cải chế biến theo cách này, chỉ 5 phút có ngay món ngon Bánh củ cải có phần vỏ giòn, quyện mùi thơm của trứng, hành và một chút tiêu cay cay vô cùng hấp dẫn. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 1 củ cải trắng - 1 nắm hành lá - 2 quả trứng đất - 100g bột mì - 1 thìa muối - Nửa thìa hạt tiêu. Cách làm món trứng rán củ cải...