Hương vị quê hương: Bánh chuối nếp thơm mùa đông phố Hội
Tan sở, bước chân tưởng đã đi mòn cả lối nhỏ phố cổ, chiều nay thoáng chốc ngỡ ngàng bởi hương thơm vừa lạ vừa quen – hương chuối nếp nướng.
Bánh chuối nếp nướng ngày đông ẢNH: THANH LY
Lần theo mùi hương, tôi tìm tới quầy nhỏ cuối phố, nơi những chiếc bánh chuối nếp đang nóng hổi trên tay cô bán hàng.
Ở Hội An, chuối nếp nướng là thức quà dường như để dành cho mùa đông vì chỉ xuất hiện khi gió bấc vừa tràn về. Chính tiết trời lành lạnh lại càng khiến người ta cảm nhận trọn vẹn hơn cái ngon trong từng chiếc bánh chuối. Nguyên liệu làm chuối nếp nướng vỏn vẹn chỉ ba thứ: nếp, chuối và nước cốt dừa.
Theo các bậc cao niên, xung quanh phố Hội diện tích đất ruộng, đất vườn còn nhiều là điều kiện lý tưởng để người dân phát triển nghề phụ gắn với cây lúa và các loại cây nông sản như đậu, mè, khoai, chuối, sắn. Rất nhiều món ăn, quà vặt truyền thống nổi tiếng được chế biến từ nguyên liệu vườn nhà như xí mà, bánh đậu xanh, xôi bánh dày…, và đặc biệt không thể thiếu bánh chuối nếp nướng. Nhưng có thể nói, ở “Hội An trăm vật trăm ngon” nhất thiết phải kể đến yếu tố con người. Đức tính chịu thương, chịu khó, tỉ mỉ cùng với đôi bàn tay khéo léo và trên cả là tấm chân tình của người dân với nghề đã tạo nên món quà tuyệt vời gửi đến du khách gần xa. Bánh chuối nếp nướng là điển hình cho sản phẩm tinh tế của các bà các chị phố Hội, từ khâu chọn chuối cho đến khi bánh chuối đượm nồng hương vị lửa than.
Video đang HOT
Để bánh thật ngon, thật thơm, phải trải qua 3 công đoạn tỉ mỉ, nấu xôi, bó bánh và nướng. Gạo nếp để nấu xôi chọn loại thơm, ngon, dẻo mang đi vo thật sạch, ngâm
với nước dừa qua đêm trước khi nấu. Xôi chín, mở nắp nồi còn nghi ngút khói thêm một ít nước dừa rồi nhanh tay dùng đũa đảo đều và đậy nắp thêm chừng năm phút thì có thể tắt bếp.
Riêng chuối, người ta chuẩn bị trước khi làm bánh cả tuần lễ. Chuối buồng trên cây vừa đủ độ già được cắt từng nải ủ với lá sầu đông cho nhanh chín. Chờ cho chuối chín muồi, vỏ bắt đầu mỏng, vị ngọt đã đọng, lúc này người ta chỉ cần tách vỏ, để nguyên trái làm bánh. Tiếp tục dàn mỏng xôi đã chín trên lá chuối rồi lần lượt bó với từng quả chuối thành những chiếc bánh xinh xinh.
Khâu cuối cùng là nướng bánh chuối nếp trên lửa than hồng. Nướng chuối tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu. Lửa than không “non” quá, mà cũng không “già” quá. Độ nóng vừa phải và đều sẽ cho bánh chuối chín vàng đẹp mắt, không bị nám đen mà cũng không khô cứng làm mất cái hương vị dẻo thơm, đậm đà.
Cách điểm trang bánh chuối nếp nướng trước khi gửi đến tay thực khách như một lần nữa khẳng định sự đảm đang, khéo léo của người phố Hội. Nhẹ nhàng gỡ từng lá chuối cháy sém ra khỏi bánh, cắt đều bánh thành từng khoanh tròn, cho nước cốt dừa nóng hổi tràn đều lên mặt bánh. Mới nhìn những thao tác và đĩa bánh cũng đủ thấy hấp dẫn rồi.
Bánh chuối nếp nướng quả là sự kết hợp một cách hoàn hảo giữa vị ngọt của nếp, chuối, vị bùi béo, nồng ấm của dừa, sự tảo tần, tinh tế của người phố Hội.
Thanh mát canh chua cá ngát
Nếu có một thứ canh chua mà đã ăn buổi trưa vẫn "không chừa" buổi tối thì chỉ có thể là canh chua cá ngát.
Món canh chua hoàn hảo TRẦN CAO DUYÊN
Vợ nói còn nửa ký trong tủ lạnh, chiều có ăn nữa không em nấu. Mình reo lên: "Ủa còn hả? Anh có thể từ chối nghe một bài hát. Nhưng không thể từ chối canh chua cá ngát".
Ở vùng nước ngọt, nước lợ, cửa lạch, cửa sông, vùng đầm lầy có vô số cá tôm cua sò ốc sinh sống. Khi tìm mồi, chắc phải cạnh tranh... không lành mạnh nên cá ngát trang bị cho mình ba cái ngạnh sắc nhọn. Một ở trên lưng. Hai cái ở hai bên mang. Khi làm cá, ai vô ý bị ngạnh đâm vào tay thì ôi thôi, sốt cao, đau nhức tới mức muốn khóc luôn.
Nhưng thằng bạn mình, người hay tếu táo tự xưng là... chuyên gia đầu ngành canh chua học, từng nhiều lần bị ngạnh cá đâm mà vẫn tỉnh bơ. Nó xin vôi ăn trầu xức vào vết thương để sát trùng rồi "chế tác" nồi canh chua một cách bình thường. Hỏi có làm sao không, nó nói nhằm nhò gì, bác sĩ phán "cơ địa" tao tốt lắm. Với lại, mấy chục năm ăn cá ngạnh và sẽ còn ăn tiếp thì lâu lâu để nó chích vài phát "trả thù" cũng công bằng thôi.
Cá ngát hay sống trong hang có nhiều ngách. Đói thì bơi ra chỗ nước chảy xiết săn mồi. Gặp con gì vừa miệng là đớp nhưng phải là mồi động, nghĩa là con mồi đang bơi. Có lẽ vì vậy mà dù cùng họ hàng với cá trê nhưng thịt cá ngát dai và thơm hơn nhiều. Cả hai đều có 4 đôi râu quanh miệng nhưng râu cá trê rất xấu vì sợi trồi sợi sụt. Còn bộ râu cá ngát đen trũi, dài và đều, rất hoành tráng. Ngư dân căn cứ vào râu nên hay khen cá ngát "đẹp trai". Làng mình có câu vè vui vui chọc các cô gái chưa chồng như vầy:
"Cá ngát râu dê/Cá trê râu... dương/Thục nữ không vấn thì vương/Anh cá tràu trụi lũi em thương nỗi gì?".
Làm cá ngát nhất thiết phải xát muối cho sạch nhớt. Cẩn thận hơn, có người còn chà chanh xung quanh thân cá để khử tiệt mùi tanh. Nếu cá lớn nên xắt khúc, ướp với mắm, muối, đường, hạt nêm... Cho cá vào chảo dầu đã phi hành tỏi tao sơ cho thịt cá săn lại trước khi đổ nước vào nấu canh. Vì là "canh chua" nên tổ hợp tạo ra vị chua phải được chăm chút kỹ lưỡng. Thường thì chỉ cần cặp đôi cà chín và me lột vỏ là đã có vị chua lý tưởng rồi. Nhưng tùy vùng miền và khẩu vị, có thể thay bằng lá giang với một ít măng chua. Cặp đôi nào cũng cho vị chua hoàn hảo cả, rất phù hợp với cái "tạng" của cá ngát.
Trước khi nêm nếm và bắc nồi canh xuống nhớ cho thêm vài nhúm giá đỗ, nắm bạc hà, vài ba miếng thơm, bẻ đôi trái ớt sừng thả vào cùng một ít rau mùi. Cái này thằng bạn gọi là... đội ngũ múa "yểm trợ" cho tiết mục canh chua thêm phần sống động. Bạn nói "nghề ăn cũng lắm lăn tăn", người sành canh chua sẽ cảm thấy nồi canh có gì đó thực sự "chưa tới" nếu thiếu một trong những phụ gia vừa kể.
Có khiêm tốn kiểu gì thì cũng phải nói thịt cá ngát thơm... bát ngát. Đó là chưa kể tới cái khoản ngọt, mềm của từng thớ thịt hai bên lườn cá. Gắp miếng cá xong, phải chọn đúng... điểm rơi là chén mắm nhĩ để hạ xuống mà kiếm chút mặn mà và chút nồng cay của ớt. Nước canh thì miễn bàn. Vị chua thanh mát hòa quyện với mùi thơm mộc mạc của rau quả tạo ra cái "thần thái" riêng của nồi canh.
Làng mình còn "tương truyền" một chuyện vui: Người trẻ ăn đầu cá ngát thế nào cũng bị người lớn "mời" ăn thêm cái tát vì cái tội... ăn hỗn. Là bởi bộ phận này có cái ngon rất đặc biệt, nên phải "dâng tiến" cho bậc cao niên. Mình bán tín bán nghi, hỏi một "trưởng lão" trong làng. Ổng nói đầu cá ngát mà nhỏ thì ăn cũng thường thôi. Nhưng đầu cá lớn cỡ nắm tay trở lên thì ngon phải biết!
Thơm nồng thịt nướng lá lốt ngày đông Đầu đông, tiết trời vừa chớm lạnh. Ngắt một nắm lá lốt xanh mướt sau những ngày mưa miên man, tôi và mẹ đem vào để cuốn thịt nướng. Từng giọt mỡ từ thịt chảy ra, quyện với mùi hương đặc trưng của lá lốt nhỏ từng giọt xuống bếp than, thơm nồng, làm tôi chợt nhớ lại những đám giỗ quê ngày...