Hướng tới xây dựng Thủ đô phát triển bền vững và định hướng đổi mới sáng tạo
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, chiều 11-3, các đại biểu đã thảo luận tại tổ đối với 5 chương trình công tác toàn khóa số 02, 05, 06, 07 và 09.
Phấn đấu đến năm 2025 GRDP đạt 7,5-8%
Theo dự thảo Chương trình số 02-CTr/TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025″, do Phó chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải trình bày, mục tiêu của TP trong giai đoạn 2021-2025 là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nỗ lực cao nhất để phục hồi lấy lại đà tăng trưởng, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép – vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; tạo bước chuyển căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Quang cảnh hội nghị.
TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 7,5-8%. Cơ cấu kinh tế năm 2025: Dịch vụ 65-65,5%, công nghiệp và xây dựng 22,5-23%, Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4-1,6%; Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1-3,2 triệu tỷ đồng (giá hiện hành, tăng 13,5-14,5%/năm); Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%; Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân: 7-7,5%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP: 30%; Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong GRDP: 17%; Giá trị sản phẩm công nghệ cao trong GRDP chiếm hơn 70%; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao: 70%; Điện thương phẩm đầu người: 3.700 Kwh/người; Kim ngạch xuất khẩu: 20,470 tỷ USD; Số lượt khách du lịch vào năm 2025: 35-39 triệu lượt người (khách quốc tế 8-9 triệu lượt).
Để đạt được các chỉ tiêu đề ra, 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ được TP tập trung, bao gồm: Xây dựng các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô.
Video đang HOT
Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 60-62%
Tại buổi thảo luận, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông đã trình bày dự thảo Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025″. Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2025 phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; đến năm 2030 Hà Nội trở thành thành phố “xanh – thông minh – hiện đại”; đến năm 2045 Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Về các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu đạt được đến hết năm 2025, trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tỷ lệ đô thị hóa đạt 60-62%; các tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch phân khu đô thị, hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện và hoàn thành phê duyệt hoặc điều chỉnh các quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn đều đạt 100%. Đồng thời, sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch – kiến trúc – xây dựng – phát triển đô thị.
Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị.
Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển cho Thủ đô
Trình bày dự thảo Chương trình 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025″, Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết: TP phấn đấu đến năm 2025, một số chỉ tiêu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đứng đầu cả nước và trong nhóm đầu của Đông Nam Á.
Cụ thể, giá trị sản phẩm công nghệ cao trong GRDP chiếm trên 70%; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp trên 50% vào tăng trưởng GRDP; tốc độ tăng năng suất lao động trên 7%; tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt 70%; tỷ trọng kinh tế số chiếm trên 30% GRDP, đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo chiếm 70% tổng đầu tư; hơn 40% sản phẩm của Thành phố được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của Hà Nội; cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị Thành phố, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, xây dựng Thành phố thông minh; phấn đấu cung cấp dịch vụ công mức độ 4 đủ điều kiện, đạt 100%, tích hợp 60% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia; phấn đấu dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố dẫn đầu cả nước vào năm 2025, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2030 và thuộc nhóm dẫn đầu ở châu Á vào năm 2045.
Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Ngày 11-11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua việc bổ sung nội dung vào kỳ họp thứ 10, với 88,8% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Ảnh: QUANG KHÁNH
QH cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với 89,21% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
Nghị quyết nêu rõ: Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức ại hội ại biểu toàn quốc lần thứ XIII của ảng, bầu cử QH khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp; là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết của ảng, QH. Mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2021 là: Tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh, phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng và công trình trọng điểm quốc gia. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh, phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững đất nước; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế...
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đối với đồng chí Chu Ngọc Anh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với đồng chí Lê Minh Hưng.
Sau đó, các đại biểu QH thảo luận tại tổ về: Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
ề cập dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) và một số đại biểu đồng tình với việc phải sửa Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề bất cập trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mặc dù dự thảo luật này được sửa đổi bổ sung, song còn những vấn đề cần phải điều chỉnh. Trong đó, việc lập mạng lưới quy hoạch giao thông phải bảo đảm phù hợp phương án giao thông vận tải dài hạn; Nhà nước phải định hướng cho thị trường giao thông vận tải phát triển, cạnh tranh lành mạnh; hoạt động vận tải phải đưa vào quy hoạch chặt chẽ. Hơn nữa, việc hướng dẫn tổ chức giao thông rất quan trọng, song trong dự thảo Luật này lại chưa đề cập. Do vậy, các đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần có quy định, hướng dẫn tổ chức giao thông bảo đảm chặt chẽ, nên để Bộ Giao thông vận tải quy định thống nhất trong toàn quốc.
ề cập Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, một số đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật này có điểm mới là quy định giao cho lực lượng công an giao thông một số quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, hiện nay, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xe kinh doanh vận tải, tình trạng xe dù, bến cóc xuất hiện, gây lộn xộn, bát nháo trong thị trường vận tải; các vụ tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc ngày càng diễn biến phức tạp... Do vậy, Luật cần bổ sung thiết chế quản lý bảo đảm an toàn giao thông, như: quy định xử phạt nguội; công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt các vi phạm trật tự an toàn giao thông...
Biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam
Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, dưới sự điều hành của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH đã tiến hành công tác nhân sự. Sau khi nghe Báo cáo kết quả thảo luận ở oàn, nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu QH về đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ với Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đối với đồng chí Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với đồng chí Lê Minh Hưng, QH đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ đối với hai thành viên Chính phủ nêu trên bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, thay mặt QH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của đồng chí Chu Ngọc Anh và đồng chí Lê Minh Hưng trong nhiệm kỳ qua. Tin tưởng rằng, hai đồng chí sẽ tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mới theo phân công.
Liên quan công tác nhân sự, trong phiên làm việc tại hội trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị QH phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự đối với các chức vụ: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, đồng chí Huỳnh Thành ạt, Giám đốc ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Y tế; đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giới thiệu giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chiều cùng ngày, QH biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với 456 đại biểu tán thành (chiếm 94,61% tổng số đại biểu QH).
Thành ủy Hà Nội thông qua 10 Chương trình công tác lớn Ngày 11-3, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ ba xem xét, thông qua 10 chương trình công tác toàn khóa, tình hình phòng, chống dịch bệnh, kết quả phát triển kinh tế - xã hội hai tháng đầu năm và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên...