Hướng ra nào cho môn lịch sử?: Học lịch sử cũng chính là tìm về bản sắc

Theo dõi VGT trên

Học lịch sử dân tộc là để hiểu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, hiểu lý do tồn tại của dân tộc, từ đó biết rút kinh nghiệm trong quá khứ, sống tốt trong hiện tại và kiến tạo tương lai

Chương trình giáo dục phổ thông mới gây chú ý nhiều trong thời gian qua về môn lịch sử. Theo đó, ở cấp THCS, học sinh (HS) sẽ học môn lịch sử bắt buộc và sẽ được trang bị kiến thức cơ bản, cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến hiện đại. Riêng về lịch sử Việt Nam, chương trình bảo đảm HS được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện.

Cần cung cấp kiến thức nền cơ bản

Chỉ nói riêng về lịch sử Việt Nam, ngay cả đối với người lớn, để hiểu toàn diện và đầy đủ là chuyện rất khó, huống chi là lứa tuổi của các em bậc THCS. Với những “tham vọng” như trên, liệu chương trình càng thêm nặng không, lứa tuổi 11-14 có thể tư duy như người lớn được không?

Còn ở bậc THPT, chương trình mới bố trí môn lịch sử nằm trong tổ hợp xã hội và thuộc môn tự chọn. Ở bậc này, nếu HS chọn học môn lịch sử, thì sẽ được học theo các chuyên đề có nội dung chuyên sâu, giúp HS hiểu sâu sắc hơn các nội dung cơ bản đã được học ở cấp THCS. Trên thực tế, việc học chuyên sâu các vấn đề lịch sử thì phải ở tầm sinh viên chuyên ngành lịch sử. Ở lứa tuổi THPT, sự chín chắn trong suy nghĩ chưa đạt tới, kiến thức nền chưa đủ, bắt các em phải “chuyên sâu” lịch sử, như vậy có phải thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn chăng?

Vậy nên, ở bậc phổ thông, HS cần được cung cấp những kiến thức nền cơ bản nhất để sau bậc phổ thông, các em sẽ bước vào chuyên sâu ở những chuyên ngành khác nhau. Đối với môn lịch sử cũng vậy, các em cần được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử Việt Nam. Từ cấp 1, có thể cho các em tiếp cận lịch sử Việt Nam thông qua những câu chuyện đơn giản về các nhân vật lịch sử (như kể chuyện đời xưa vậy). Từ lớp 6 đến 12, có thể bố trí môn lịch sử trải dài một cách có hệ thống, đơn giản, dễ hiểu, để mỗi năm HS sẽ được học một giai đoạn của lịch sử dân tộc. Rồi ở bậc đại học, bất kỳ chuyên ngành nào, ở năm đầu cũng nên có môn đại cương lịch sử Việt Nam. Bởi khi bước vào đại học, các em bước vào lứa tuổi trưởng thành, chín chắn hơn trong suy nghĩ, các em sẽ tiếp cận lịch sử với một tâm thế hoàn toàn khác, được giúp xâu chuỗi lại toàn bộ lịch sử dân tộc một cách có bài bản, hệ thống.

Hướng ra nào cho môn lịch sử?: Học lịch sử cũng chính là tìm về bản sắc - Hình 1

Học sinh lớp 10 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP HCM) trong giờ học môn lịch sử Ảnh: Tấn Thạnh

Video đang HOT

Gió càng mạnh, gốc phải càng sâu

Môn lịch sử thuộc về môn học không cho thấy kết quả rõ ràng ngay lập tức, mà cần có thời gian và sẽ cho kết quả một cách không ồn ào. Chúng ta cần nhắc lại với nhau rằng học lịch sử dân tộc là để hiểu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, hiểu lý do tồn tại của dân tộc, hiểu vì sao mình lại như thế trong hiện tại, từ đó biết rút kinh nghiệm trong quá khứ mà sống tốt trong hiện tại và kiến tạo tương lai. Lịch sử dân tộc góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, dạy cho chúng ta biết yêu nước non, thương giống nòi. Lịch sử dân tộc giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một nước – một sự phát triển có tiếp nối chứ không phải một sự phát triển bỏ gốc bỏ nguồn.

Làn sóng toàn cầu hóa trên thế giới ngày càng mạnh. Ở thời đại số, ranh giới của các nền văn hóa bỗng trở nên vô cùng mong manh. Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn bản sắc của mỗi dân tộc trở nên vô cùng cấp thiết. Chúng ta cần nhắc lại với nhau rằng bản sắc của một dân tộc được hình thành không phải một ngày một bữa, mà phải được tích lũy theo dòng chảy của lịch sử dân tộc. Bởi thế mà học lịch sử cũng chính là tìm về bản sắc.

Cũng có lập luận cho rằng dù là môn tự chọn nhưng nếu HS thấy có ích thì sẽ chọn để học. Nhìn vào thực tế, ai cũng thấy lâu nay môn lịch sử là môn mà HS ít mặn mà. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước, tình hình tuổi trẻ và lịch sử dân tộc cũng không có gì khả quan. Thế nhưng, nếu cách dạy, giáo trình môn lịch sử còn chưa thu hút được tuổi trẻ thì chúng ta cải cách, đổi mới cách dạy cách học, không thể để những công dân của đất nước mờ mịt lịch sử dân tộc.

Cũng có ý kiến cho rằng chương trình mới là theo đúng xu thế quốc tế. Xin khẳng định ý kiến này không đúng bởi bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hóa hiện là xu thế chung của nhân loại. Thực tế đã cho thấy những nước nghèo, kinh tế kém phát triển, khi mở cửa làm ăn với thế giới, đã phải đối mặt với sự tấn công ào ạt của các yếu tố văn hóa ngoại lai và phải khổ sở bảo tồn bản sắc dân tộc. Câu chuyện “sức mạnh mềm” đã trở nên quá quen thuộc trong thế giới hiện tại. Như vậy, nếu các quốc gia có nền kinh tế mạnh chú ý đến lịch sử dân tộc chỉ 1, thì những nước có nền kinh tế yếu hơn phải quan tâm đến lịch sử dân tộc đến 10. Khi cơn gió toàn cầu hóa càng mạnh thì cái gốc dân tộc phải càng sâu và chắc..

Xếp một môn học thuộc dạng bắt buộc, ngoài những cái khác, nó còn cho thấy vị trí quan trọng của môn học đó trong hệ thống giáo dục của một nước và tư duy giáo dục của một quốc gia.

TS lịch sử văn hóa LÊ HỒNG PHƯỚC, Phó trưởng Khoa Ngữ văn Pháp Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP HCM

Hướng ra nào cho môn lịch sử?

Giải pháp cần làm là tinh gọn kiến thức, triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cấp lớp nhằm đem lại hứng thú cho HS chứ không phải là trao việc học hay không môn Lịch sử cho HS lựa chọn

Nhìn vào chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), môn lịch sử tuy là môn bắt buộc nhưng đã bị tích hợp với môn địa lý. Thời lượng 42 - 45 tiết cho một học kỳ.

Cần thời gian để thẩm thấu

Điều dễ nhận thấy với thời lượng như trên, để tải hết lượng kiến thức vừa lịch sử thế giới vừa lịch sử Việt Nam theo dạng thông sử thì rõ ràng để học sinh (HS) được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện là điều không thể.

Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc nằm ở nhiều hoạt động giáo dục nhưng cái mọi người có thể nhìn thấy ngay, rõ nhất và gần gũi nhất là thông qua môn lịch sử. Việc học lịch sử hay nói rộng hơn là giáo dục tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc cần nhiều thời gian và phải được xem là cả một quá trình lâu dài trong suốt cuộc đời HS.

Bởi khác các môn khoa học tự nhiên, lịch sử muốn đi vào lòng người học thì cần có thời gian thẩm thấu. Ở lứa tuổi THCS, lịch sử nên dạy là những câu chuyện lịch sử về danh nhân, về đất nước... hơn là cố gắng nhồi nhét theo dạng thông sử.

Do chương trình quá dài, giáo viên cũng khó trong việc triển khai các phương pháp giảng dạy mới nên cuối cùng việc dạy chạy cho xong chương trình sẽ làm môn lịch sử tiếp tục là nỗi ám ảnh với các em ở bậc THCS. Từ ám ảnh đó, lên bậc THPT, các em sẽ không chọn môn lịch sử để học.

Hướng ra nào cho môn lịch sử? - Hình 1

Cần tinh gọn kiến thức, triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đem lại hứng thú cho học sinh với môn lịch sử (ảnh minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trong khi đó, ở bậc THPT, các em có đủ tri thức để tổng quát các kiến thức lịch sử và từ kiến thức tổng quát đó, các em tự rút ra những bài học mà lịch sử để lại cho dân tộc, cho chính bản thân mình thì tiếc thay lịch sử lại trở thành môn tự chọn. Có nghĩa là việc giáo dục lịch sử có khả năng bị đứt đoạn ngay lứa tuổi quan trọng nhất để hình thành tư duy đúng đắn về lịch sử.

Triển khai phương pháp dạy phù hợp

Theo chương trình phổ thông mới, lịch sử là môn bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Cấp tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 3, giáo dục lịch sử được thực hiện trong các môn học tự nhiên và xã hội với tổng thời lượng cho cả 3 năm học là 210 tiết (so với chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 chỉ có 140 tiết); ở lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn lịch sử và địa lý là môn học bắt buộc.

Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn lịch sử và địa lý, là môn học bắt buộc ở tất cả các lớp, từ 6 đến 9, với tổng số 420 tiết, trong đó 50% thời lượng dành cho phân môn lịch sử. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Ở cấp THPT, lịch sử được bố trí là một môn học trong tổ hợp khoa học xã hội.

Ở giai đoạn này, HS bắt buộc phải học 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm 3 môn học: lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm 3 môn học: vật lý, hóa học, sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm 4 môn học: tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật), trong đó mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn học.

Điểm yếu nhất của bộ môn lịch sử trong trường phổ thông hiện nay là chương trình quá dài và ôm đồm dẫn đến người dạy lẫn người học đều cảm thấy mệt mỏi. Giải pháp cần làm là tinh gọn kiến thức, triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cấp lớp nhằm đem lại hứng thú cho HS chứ không phải là trao việc học hay không cho HS lựa chọn hay phân tán ra các môn khác như giáo dục quốc phòng hay giáo dục địa phương.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các nền văn hóa của nhiều nước lớn trên thế giới đang xâm nhập một cách mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn với giới trẻ, đặc biệt là HS, thì việc bắt buộc học lịch sử là một yêu cầu cấp thiết.

Lịch sử phải là môn bắt buộc trong suốt chương trình phổ thông. Điều này sẽ thể hiện chương trình giáo dục phổ thông coi trọng yếu tố giáo dục con người, biết trân trọng lịch sử dân tộc, quý trọng quá khứ và tinh thần tự hào dân tộc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
1 Anh trai nghi đã có bạn gái nhưng vẫn nhiệt tình "xào couple" với 1 sao nam, phản ứng sau đó mới sốc?
13:25:45 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rich kid Chao lên clip 5s "xử đẹp" bình luận khiếm nhã về vòng 1

Netizen

17:42:26 08/11/2024
Mới đây trên trang TikTok cá nhân, rich kid Chao (tên thật là Nguyễn Châu Anh, sinh năm 2003) gây chú ý khi dành hẳn clip đáp trả bình luận của antifan. Theo đó, người này có bình luận chê bai ngoại hình

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 15: Hai nữ sinh cùng phòng ký túc xá bị cả trường đồn yêu nhau

Phim việt

17:25:52 08/11/2024
Nga khẳng định luôn mình và Linh đúng là một cặp. Có phải cô nàng Nga lắm chiêu đang cố tình thử thách sự tinh tế và tình cảm của hai anh chàng dành cho Linh?

Australia: Máy bay của hãng hàng không Qantas hạ cánh khẩn cấp sau tiếng nổ lớn

Thế giới

17:17:22 08/11/2024
Trên mạng xã hội X, Sở Cứu hỏa thành phố thông báo hiện sân bay Sydney đang phối hợp cùng lực lượng cứu hỏa hàng không dập tắt đám cháy gần đường băng số ba.

Trương Ngọc Ánh nhớ cảnh quay ám ảnh trong 'Áo lụa Hà Đông'

Sao việt

17:15:38 08/11/2024
Sau 18 năm, cảm xúc của Trương Ngọc Ánh về Áo lụa Hà Đông vẫn nguyên vẹn. Đây là tác phẩm tạo tiếng vang trong sự nghiệp diễn xuất của cô.

Demi Moore chia sẻ về cảnh 'nóng' với Margaret Qualley trong 'The Substance'

Hậu trường phim

17:01:35 08/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance theo chủ nghĩa nữ quyền, để lộ toàn bộ cơ thể của Demi Moore và Margaret Qualley.

Biến phòng tắm có diện tích nhỏ trở nên sang xịn, đầy đủ tiện nghi được nhiều gia chủ ưa chuộng

Sáng tạo

16:56:04 08/11/2024
Phòng tắm là một không gian không thể thiếu trong mỗi căn nhà. Dù nhà ở có diện tích rộng hay hẹp thì không gian này vẫn luôn được chú trọng và bố trí đầy đủ các thiết bị cần thiết.

100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất

Sao châu á

16:49:21 08/11/2024
Ngày 8/11, dư luận Trung Quốc chấn động trước việc Diệp Kha - bạn gái Huỳnh Hiểu Minh - bị bóc phốt rát mặt trên MXH Trung Quốc.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

Tin nổi bật

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.