Hướng nghiệp từ gốc
Thời điểm học sinh lớp 9 và lớp 12 kết thúc thi học kỳ I cũng là lúc rộ nở các hoạt động tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp chuẩn bị cho mùa tuyển sinh 2021.
Ảnh minh họa/INT
Không chỉ tổ chức các chương trình tư vấn độc lập trực tuyến và trực tiếp, nhiều trường ĐH, CĐ, trung cấp còn phối hợp với các đơn vị truyền thông, doanh nghiệp, chuyên gia hướng nghiệp khởi động tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, Khám phá trường học… quy mô lớn ở các tỉnh thành khác nhau.
Điểm chung của các chương trình là thu hút đông đảo sự tham gia của học sinh và phụ huynh. Điều này chứng tỏ nhu cầu thông tin về hướng nghiệp rất lớn và các chương trình đã phần nào mang đến nội dung bổ ích, thỏa cơn khát cho những ai quan tâm. Thế nhưng, khách quan mà nói, dù giải quyết được một phần nhu cầu của phụ huynh, học sinh song các mô hình tư vấn đến hẹn lại lên này chỉ giải quyết được phần ngọn của công tác hướng nghiệp.
Thực tế cho thấy nhiều năm qua, dù các trường học, tổ chức, đơn vị nỗ lực mở các chương trình tư vấn, đưa trường học đến thí sinh nhưng cách làm này vẫn chưa tạo được hiệu quả như mong muốn. Một khảo sát gần đây của dự án giáo dục đại học được Ngân hàng Thế giới tài trợ cho kết quả khoảng 60% sinh viên các trường đại học nước ta phải đào tạo bổ sung, trong đó có nhiều trường hợp phải thay đổi ngành học do chọn nhầm nghề, không phù hợp năng lực và sở thích cá nhân.
Video đang HOT
Tình trạng chọn nghề theo phong trào, nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không quan tâm nghề đó có phù hợp với mình, có gắn với nhu cầu xã hội không là một thực tế cho thật. Hướng nghiệp chưa phù hợp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, tiền bạc của người học mà còn tác động xấu đến chất lượng nhân lực, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hướng nghiệp hiệu quả, bền vững phải đi trước tuyển sinh một bước, phải làm từ gốc. Thế nhưng, trong nhà trường phổ thông hiện nay, để xây cái gốc cho vững lại gặp quá nhiều rào cản. Hiện, không có biên chế chính thức làm công tác tư vấn/hướng nghiệp, thường công tác này do giáo viên chủ nhiệm hoặc một vài bộ môn kiêm nhiệm.
Thiếu đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thực tế ngành nghề, thông tin thị trường lao động để định hướng cho học sinh nên chất lượng tư vấn chưa bảo đảm. Tình trạng thiếu các phương tiện, tài liệu tham khảo cập nhật về nghề nghiệp và thị trường lao động… khá phổ biến. Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn cũng chưa mặn mà phối hợp với trường học trong việc giúp học sinh “cận cảnh” trải nghiệm nghề nghiệp… Tâm lý phụ huynh, học sinh và xã hội nói chung vẫn có những phân biệt về thầy – thợ.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra nhiều bài toán mới cho thị trường lao động, đòi hỏi công tác tư vấn hướng nghiệp phải đặt trước tuyển sinh, cần làm căn cơ từ gốc chứ không cố sửa ngọn.
Trong Chương trình GDPT 2018, giáo dục hướng nghiệp được quan tâm từ bậc tiểu học, tích hợp vào nội dung giáo dục của một số môn học, hoạt động giáo dục như tự nhiên và xã hội, khoa học, Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm.
Ở cấp THCS, giáo dục hướng nghiệp tiếp tục được tích hợp vào các môn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong hai năm học cuối cấp. Ở cấp THPT, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện ở tất cả môn học và hoạt động giáo dục.
Định hướng trong chương trình đã rõ nhưng để giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả, thực tế cho thấy chỉ mỗi sự nỗ lực của nhà trường phổ thông là chưa đủ. Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác hướng nghiệp ngay từ gốc rất cần sự sát cánh, chung tay của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động – việc làm; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; cơ quan nghiên cứu dự báo nguồn nhân lực và nghề nghiệp; cơ quan truyền thông và phụ huynh, học sinh!
Học đại học thế nào để không thất nghiệp?
"Lời khuyên dành cho cha mẹ" giải đáp phần lớn thắc mắc của các bậc phụ huynh và học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề, và lên kế hoạch phát triển sự nghiệp.
Có rất nhiều cuốn sách viết về giáo dục, hướng nghiệp, nhưng cuốn sách "Lời khuyên dành cho cha mẹ" của Giáo sư John Vu là một trong những cuốn sách súc tích, tập hợp đầy đủ thông tin, có những chia sẻ sâu sắc để các bậc phụ huynh và các bạn trẻ có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình.
Trong cuốn sách này, Giáo sư John Vu có những lời chia sẻ chung với các bậc phụ huynh về vấn đề lựa chọn ngành học, giúp con định hướng tương lai, chuẩn bị du học... Ông giải đáp các câu hỏi đa dạng từ phụ huynh: Có nên để con nối nghiệp; Làm thế nào có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp của con?; Tại sao con tôi phải vào đại học trong khi có rất nhiều người tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp?
Cuốn sách cũng đề cập đến nhiều vấn đề về nghề nghiệp trong tương lai cũng như chia sẻ kinh nghiệm học tập ở các trình độ cao, duy trì việc học suốt đời, các website học tập miễn phí và uy tín...
Với vấn đề lựa chọn ngành học, Giáo sư John Vu cho rằng, đối với các bậc phụ huynh và cả các em học sinh, điều quan trọng nhất là cần xem xét sở thích năng lực, và nhu cầu thị trường của nghề nghiệp. Việc chọn trường phải chắc chắn giúp các em học sinh đạt được các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong tương lai lâu dài.
Bên cạnh đó, vì trong tương lai tất cả mọi người đều sẽ phải ứng phó với những thay đổi của thị trường, theo Giáo sư, mỗi người trẻ phải nâng cao năng lực học tập, học hỏi đúng kỹ năng thị trường cần và ý thức rằng mọi kỹ năng đều sẽ thay đổi theo thời gian.
Lấy ví dụ, Giáo sư John Vu viết: "Chẳng hạn, trong các năm từ 2000 đến 2008, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, đầu tư chứng khoán là các ngành thu hút nhiều sinh viên có hoài bão; nhưng chỉ vài năm sau, thị trường chứng kiến nhiều ngân hàng công ty tài chính nộp hồ sơ xin phá sản. Sinh viên cần được chuẩn bị để đi theo xu hướng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường toàn cầu".
Với vấn đề du học đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm, Giáo sư John Vu tiết lộ, mỗi năm con số sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học Mỹ thường vượt quá con số 1 triệu. Tuy vậy, các ngành được các sinh viên lựa chọn phổ biến nhất vẫn là khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM).
Và điều lưu ý nhất đối với các du học sinh chính là chọn đúng trường, chọn đúng ngành học chất lượng. Bởi ở Mỹ, không phải trường đại học nào cũng tốt mà có những trường đại học vì lợi nhuận cung cấp những chương trình giáo dục kém chất lượng, thậm chí bằng giả nhưng hứa hẹn nhiều về học bổng, về điều kiện xét tuyển dễ dàng...
Đặc biệt, giống như nhiều cuốn sách viết riêng cho người trẻ Việt Nam khác như "Khởi hành", "Kết nối", "Bước ra thế giới", trong "Lời khuyên dành cho cha mẹ", Giáo sư John Vu tiếp tục nhấn mạnh tiềm năng của việc theo đuổi ngành công nghệ thông tin.
Giáo sư dành toàn bộ phần cuối cùng của cuốn sách để giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngành học công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Trong đó, ông chia sẻ những lý do phụ nữ nên học ngành công nghệ thông tin, việc làm khi học khoa học máy tính, tương lai của nghề phát triển phần mềm, cũng như việc học tiếp lên thạc sĩ chuyên nghiệp hoặc thạc sĩ nghiên cứu ở những lĩnh vực này.
"Lời khuyên dành cho cha mẹ" là một cuốn sách rất thực tế, giàu thông tin và chứa đựng lời khuyên sâu sắc, tầm nhìn rộng mở về tương lai và giáo dục. Sách là cuốn cẩm nang chỉ đường cho các bạn trẻ và các bậc phụ huynh trong việc xác định bản thân, bồi dưỡng phẩm chất, định hình và xây dựng nền tảng giáo dục vững chắc cho tương lai của mỗi người.
Câu chuyện giáo dục: Sinh viên bị buộc thôi học và câu chuyện hướng nghiệp Dư luận xã hội luôn chú ý, băn khoăn về việc sinh viên (SV) bị buộc thôi học khá nhiều ở các trường đại học, cao đẳng. Học sinh cần được tư vấn, định hướng nghề nghiệp càng sớm càng tốt - NGỌC DƯƠNG Hằng năm, mỗi trường đại học có khoảng vài trăm SV tự nguyện thôi học hoặc bị buộc thôi...