Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất ‘khát’ nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ngành tuyển sinh kém, thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm
Cuối tháng 9/2022, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng hệ thống xác nhận nhập học, nhiều ngành học chỉ tuyển được vài sinh viên. Đơn cử như Trường ĐH Mỏ – Địa chất tuyển 3.080 chỉ tiêu cho 42 ngành. Riêng ngành Kỹ thuật địa vật lý (điểm chuẩn 18) có 20 chỉ tiêu. Nhưng khi kết thúc thời gian xác nhận nhập học đợt 1, chỉ có 1 thí sinh xác nhận trong số 5 sinh viên trúng tuyển.
PGS.TS Nguyễn Đức Khoát – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ – Địa chất cho biết, số thí sinh đăng ký ngành này 2 năm trở lại đây đều chỉ khoảng 5 thí sinh trở xuống. Tương tự, đại diện Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Trường ĐH Hùng Vương (TPHCM) cho hay, chỉ có 9 thí sinh xác nhận nhập học trên 13 thí sinh trúng tuyển ngành Quản lý bệnh viện. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh ngành này là 122. Còn với Trường ĐH Tây Nguyên mùa tuyển sinh 2022, nhiều ngành cũng chỉ có 3 đến 6 thí sinh xác nhận nhập học, như ngành Lâm Sinh (3), Chăn nuôi (6), Công nghệ sinh học (5), trong khi chỉ tiêu tuyển sinh từ 40 đến 60. Đây cũng là những ngành học có điểm chuẩn thấp nhất trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay, từ 15 – 16 điểm (tính cả điểm ưu tiên).
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 có 45/420 ngành đào tạo ĐH tuyển sinh kém. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển sinh kém trong đợt 1 năm 2022 này cũng tuyển sinh kém trong 2 năm gần đây. Thống kê cũng cho thấy, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực: Nông lâm nghiệp và thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển sinh kém trong đợt 1 năm 2022 này cũng tuyển sinh kém trong 2 năm gần đây. Phần lớn cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu là trường tư thục, chưa khẳng định được uy tín, thương hiệu. Bên cạnh đó một số trường công lập, phân hiệu không có lợi thế về địa điểm và lĩnh vực đặc thù. Hầu hết ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Lưu tâm việc hướng nghiệp và mở ngành mới
Theo bà Nguyễn Thu Thủy, kết quả tuyển sinh của các cơ sở đào tạo phụ thuộc vào sự lựa chọn trường, chọn ngành của thí sinh và chiến lược tuyển sinh của mỗi trường. Do bối cảnh kinh tế – xã hội thay đổi, nhất là của thị trường lao động, cùng với sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường và chọn ngành của thí sinh có dịch chuyển mạnh trong những năm gần đây. Nhiều trường nếu không nhận biết kịp xu hướng này và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong chiến lược phát triển, đổi mới ngành và chương trình, phương pháp đào tạo, truyền thông và quảng bá tuyển sinh… sẽ không thu hút được thí sinh vào trường.
Ngược lại, một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng thất bại trong tuyển sinh các ngành mới. Nhiều ngành đào tạo truyền thống có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế – xã hội của đất nước, nhưng chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước để thu hút người học.
Trước mỗi mùa tuyển sinh ĐH, cao đẳng, với học sinh THPT câu hỏi chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở. Đây là thời điểm các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến phát triển bản thân sau này. Vì vậy, tư vấn hướng nghiệp có vai trò quan trọng giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.
Khi định hướng nghề nghiệp, học sinh sẽ cần xác định được một số yếu tố quan trọng đó là sở thích, đam mê, tính cách, năng lực, nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít học sinh đến khi sắp tốt nghiệp phổ thông rồi vẫn không biết mình thích nghề nào? Không hiểu mình hợp với ngành nào? Không hiểu phải học gì để làm một nghề nào đó. Vì vậy, các hoạt động hướng nghiệp và trải nghiệm nghề nghiệp từ sớm sẽ giúp ích cho các em rất nhiều.
Chương trình Giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10 năm nay. Một trong những mục tiêu là đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Nếu làm tốt hướng nghiệp ngay từ trong trường phổ thông sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm trái ngành trái nghề của sinh viên ra trường.
An Giang: Hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật
Trẻ em khuyết tật là đối tượng cần nhận được sự quan tâm, chia sẻ nhiều nhất của xã hội. Công tác hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang thời gian qua luôn được thực hiện, giúp các em hòa nhập cộng đồng, tự chủ hơn trong cuộc sống, tự nuôi sống được bản thân, trở thành người có ích cho xã hội sau này. Để công tác này thực sự hiệu quả, Trường Cao đẳng Nghề An Giang phối hợp Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Ngày hội hướng nghiệp hòa nhập, với sự tham gia của học sinh khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Tại ngày hội, các em tham gia trải nghiệm chế tạo robot đi bộ, tổ chức cuộc đua kỳ thú… Đồng thời tham quan, tìm hiểu môi trường học tập, nghiên cứu ngành nghề mà Trường đang đào tạo, học bổng và cơ hội việc làm… Đặc biệt, các em rất thích thú khi được tham quan xưởng thực hành nghề, để hiểu rõ hơn về ngành nghề mình mong muốn theo học.
Sôi nổi Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022
Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022, do Trường Cao đẳng Nghề An Giang tổ chức, thu hút gần 1.000 học sinh các trường THPT và THCS trên địa bàn tỉnh tham gia.
Tại ngày hội, các học sinh đã được lãnh đạo trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tư vấn, định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.
Tại không gian tư vấn, các học sinh được lãnh đạo các khoa Trường Cao đẳng Nghề An Giang cung cấp thông tin về phương thức xét tuyển, tiêu chí xét tuyển, thời gian đào tạo; giải đáp thắc mắc xoay quanh các chương trình học, lộ trình học tập theo từng ngành học, lợi thế khi theo học tại trường, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, tổ chức tham quan các xưởng thực hành, ký túc xá của trường để các em có cái nhìn tổng quan nhất về ngành nghề và điều kiện sinh hoạt tại trường.
Ngoài tư vấn tại gian hàng, nhà trường còn tổ chức các trò chơi dân gian hoạt náo thu hút các nhóm học sinh hăng hái tham gia. Đặc biệt, hội thi tay nghề đã mang đến những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ, khi nhiều học sinh không ngần ngại thể hiện năng khiếu và sở thích của mình với các nghề, như: Cơ điện tử, lắp đặt thiết bị cơ khí, điện lạnh, may thời trang, quản trị khách sạn - nhà hàng...
Trường Cao đẳng nghề An Giang tư vấn hướng nghiệo cho học sinh
Với ước mơ trở thành một người thợ cơ khí giỏi, em Chau Kim Sanh (học sinh lớp 12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THPT tỉnh An Giang) đã dành nhiều thời gian tham quan xưởng thực hành để tìm hiểu về chương trình đào tạo nghề cơ điện tử cùng các chính sách hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số. "Sau khi tham gia ngày hội, tham quan trường, em thấy Trường Cao đẳng Nghề An Giang là một trong những trường dạy nghề có cơ sở vật chất được đầu tư khá tốt, chất lượng đào tạo uy tín và môi trường học tập năng động. Các thầy, cô giáo cũng như các anh, chị sinh viên đều rất nhiệt tình tư vấn, giúp em hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo và môi trường học tập tại trường. Em sẽ cố gắng đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới để có thể trở thành một trong những tân sinh viên khóa mới của trường".
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nghề An Giang, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và các doanh nghiệp đã tổ chức buổi tọa đàm với các học sinh. Các chuyên gia tư vấn đã cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đồng thời, chia sẻ về việc làm, nghề nghiệp và chế độ chính sách về giáo dục nghề nghiệp, học nghề xuất khẩu lao động; cơ hội việc làm khi ra trường; nhu cầu và dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề trong thời gian tới.
Em Đồng Nguyễn Thảo Nguyên (học sinh lớp 9, Trường THCS Quốc Thái, huyện An Phú) hào hứng chia sẻ: "Em dự định sẽ học nghề quản trị nhà hàng - khách sạn, sau khi học hết lớp 9. Điều mà em quan tâm nhất là ngoài các chính sách hỗ trợ học phí, chi phí ở ký túc xá thì việc học văn hóa THPT trong thời gian học nghề có được hay không. Khi đến ngày hội, em được các thầy cô tư vấn tận tình, giúp em hiểu rõ hơn nghề mình muốn theo học".
Còn em Quách Bửu Huy (học sinh lớp 12A3, Trường THPT Châu Thị Tế, TP. Châu Đốc) cho biết: "Đến ngày hội, em và các bạn được các thầy cô giải đáp hầu hết các thắc mắc, hiểu rõ hơn về ngành sắp chọn, cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em thích nhất là ngành điện dân dụng, nên sẽ đăng ký học ngành này tại Trường Cao đẳng Nghề An Giang, sau khi tốt nghiệp THPT".
Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề An Giang Nguyễn Ngọc Minh cho biết: Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022, nhằm tạo điều kiện để các học sinh THCS, THPT trực tiếp tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp, được tiếp cận với các thiết bị của những ngành, nghề và môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi. Đồng thời, khám phá bản thân, định hướng đúng ngành nghề phù hợp bản thân, điều kiện kinh tế gia đình cũng như nhu cầu xã hội, thông qua tọa đàm, giao lưu và tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Qua đó, gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh với các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh trong công tác phân luồng, hướng nghiệp và tuyển sinh cho học sinh...
Đến GV chủ nhiệm còn rối về phương thức xét tuyển, sao hỗ trợ được cho học trò Thầy Vũ Khắc Ngọc: 'Đến giáo viên chủ nhiệm lớp 12 còn lơ mơ, không hiểu phương thức tuyển sinh thế nào thì làm sao hỗ trợ, định hướng được cho học sinh?' Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo dự kiến tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm...