Hướng đến một nền giáo dục thực chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế

Theo dõi VGT trên

PGS Lê Công Sự: “Nhiệm vụ của giáo dục bắt đầu từ nhu cầu thực tiễn, còn mục đích giáo dục nhất thiết phải hướng tới phục vụ mọi vấn đề cấp thiết của cuộc sống”.

“Học thật, thi thật, nhân tài thật” là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành giáo dục và đã được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn quyết tâm thực hiện trong chiến lược hành động nhiệm kỳ 2021 – 2025 của toàn ngành.

Hướng đến một nền giáo dục thực chất cũng chính là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Công Sự – giảng viên Trường Đại học Hà Nội nhấn mạnh, giáo dục phải luôn thay đổi theo cuộc sống, một chương trình, giáo trình, một phương pháp giáo dục dù có hay như thế nào cũng không thể đứng mãi với thời gian. Bởi vậy, nền giáo dục hiện đại phải tương thích với con người và tư duy sáng tạo, phù hợp với nhu cầu cuộc sống và nền sản xuất hiện đại, đồng thời cũng phải đảm bảo tính lý tưởng và tính nhân văn.

Hướng đến một nền giáo dục thực chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế - Hình 1

Phó Giáo sư Lê Công Sự cho rằng, nền giáo dục hiện đại phải tương thích tư duy sáng tạo, phù hợp với nhu cầu cuộc sống và nền sản xuất hiện đại, đồng thời cũng phải đảm bảo tính lý tưởng và tính nhân văn. (Ảnh: NVCC)

Sản phẩm giáo dục là những con người, thế hệ người cụ thể, mà con người là vốn quý nhất, là lực lượng lao động hàng đầu của xã hội. Vấn đề ở chỗ, phải tạo nên nguồn lực con người có chất lượng cao, làm việc có hiệu quả – một nguồn lực như vậy chỉ xuất phát từ một nền giáo dục đúng cả về nội dung, chương trình lẫn phương pháp và mục đích – đó là một nền giáo dục thực chất.

Giáo dục thực dụng và những mục tiêu quan trọng

Theo Phó Giáo sư Lê Công Sự, để đối phó với những hiểm họa toàn cầu về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái, sự gia tăng dân số, nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch bùng phát và nghèo đói đang diễn ra, đưa nhân loại đến viễn cảnh chung sống hòa bình, giáo dục tương lai trước hết phải là một nền giáo dục thực dụng.

Thực hiện giáo dục thực dụng là “học bằng làm” (Learning by Doing), người dạy phải có nhiệm vụ hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế của hoạt động giáo dục hiện đại.

Như nhận định của triết gia – nhà giáo dục người Mỹ John Dewey: “Giáo dục chính là bản thân cuộc sống”, nhiệm vụ của giáo dục phải bắt đầu từ nhu cầu thực tiễn, còn mục đích giáo dục nhất thiết phải hướng tới phục vụ mọi vấn đề cấp thiết của cuộc sống.

Chương trình, nội dung các môn học trong nhà trường từ bậc tiểu học đến cao học phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống hiện tại (cái đang là) và tương lai (cái sẽ là) mà không quá thiên về hoài niệm quá khứ (cái đã là).

Hướng đến một nền giáo dục thực chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế - Hình 2

Giáo dục thực dụng đòi hỏi việc dạy và học phải có tính hiệu quả cao, không dạy thừa và không học thiếu. (Ảnh minh họa)

Các nhà hoạch định và quản lý giáo dục phải được đào tạo một cách căn bản những kiến thức môn Tương lai học (Futurology), từ đó mới có cơ sở dữ liệu hoạch định chiến lược giáo dục cho các bậc tiểu học và trung học, vì các bậc học này không chỉ cần kiến thức vận dụng hiện tại mà chủ yếu là phải cập nhật những kiến thức chuẩn hành trang cho cuộc hành trình đi tới tương lai vài chục năm tới.

Thêm vào đó, trong xã hội ngày nay, sự lão hóa tri thức diễn ra một cách nhanh chóng, nên cần thiết phải giảng dạy những tri thức mang tính đón đầu.

Giáo dục thực dụng đòi hỏi việc dạy và học phải có tính hiệu quả cao, không dạy thừa và không học thiếu, không dạy và học một cách tràn lan. Tính hiệu quả thể hiện không chỉ trong nội dung dạy và học mà còn ở sự sắp xếp thời gian biểu giảng dạy và học tập. Do vậy, cần sử dụng thời gian dạy – học một cách tối đa, rút ngắn thời gian đào tạo một cách tối thiểu, nhưng chung cuộc vẫn phải đạt kết quả mong muốn.

“Hoa Kỳ là quốc gia có nền giáo dục thực dụng do vậy họ đã đạt được những thành quả kinh tế, khoa học công nghệ to lớn, mặc dù ở đó không có sức ép về thời gian học tập nhiều như ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Mô hình trường lớp hay không gian giáo dục phải đi trước thời đại, hoạch định chiến lược theo phương thức đón đầu thực tiễn dựa trên cơ sở dự báo về dân số và phát triển, nghĩa là khuôn viên trường học phải theo hướng mở, có thể phát triển rộng thêm trong tương lai khi dân số tăng trưởng.

Nếu không làm được như vậy, sẽ gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, vì luôn phải ở trong tình trạng cơi nới lớp học, dời địa điểm trường học đi nơi khác. Thiết bị trường học phải được đầu tư theo phương thức hướng nghiệp, đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, học tập chứ không dạy và học lý thuyết suông”, Phó Giáo sư Lê Công Sự nêu quan điểm.

Một nền giáo dục mở cho tất cả mọi người

Theo Phó Giáo sư Lê Công Sự, giáo dục thực dụng không đồng nghĩa với học lệch, mà trái lại đề cao giáo dục toàn diện trên tinh thần sáng tạo và tư duy độc lập hay một nền giáo dục mở.

Thực tế cho thấy, bất kì ở thời đại nào thì sản phẩm của giáo dục vẫn là con người. Trong xã hội tương lai, nếu không hội đủ các giá trị cơ bản, con người sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thải khỏi guồng máy sản xuất hiện đại, dễ bị rơi vào cảnh thất nghiệp. Do vậy, cần triển khai một nền giáo dục mở theo hướng liên thông các giá trị, các loại kiến thức và năng lực, là nền giáo dục cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác. Nền giáo dục này phải đảm bảo sự phát triển bền vững xã hội và tạo ra những công dân toàn cầu có tính năng động, tích cực, biết tự xử lý linh hoạt mọi tình huống xảy ra bất trắc mà không cần chờ đợi mệnh lệnh ban hành từ phía người quản lý.

Video đang HOT

Nếu giáo dục truyền thống thiên về truyền thụ kiến thức một cách thụ động thì giáo dục hiện nay cần hướng tới phát triển tư duy sáng tạo, khơi dậy tiềm năng trong con người để họ có thể đưa ra những tri thức mới, rút tri thức từ trong (con người) ra, chứ không phải đưa tri thức từ bên ngoài (giáo viên) vào.

Bên cạnh các năng lực sáng tạo, tưởng tượng, phát minh và sáng chế, người học cần được đào tạo để có sự tự tin, bản lĩnh vững vàng, khả năng lãnh đạo và tự định hướng, tự đảm bảo cuộc sống sung túc, tự quản và đặc biệt là có năng lực giao tiếp tốt. Một nền giáo dục như vậy tất yếu sẽ đào tạo ra những con người hội đủ các thông số: IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), CQ (chỉ số sáng tạo), AQ (chỉ số thành tích), PQ (chỉ số đam mê).

Hướng đến một nền giáo dục thực chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế - Hình 3

Giáo dục hiện nay cần hướng tới phát triển tư duy sáng tạo, khơi dậy tiềm năng trong con người để người học có thể đưa ra những tri thức mới. (Ảnh minh họa: UKA Bình Thạnh)

Năng lực tư duy sáng tạo là tiền đề của tư duy độc lập, không bắt chước, sao chép hay làm theo ý tưởng người khác mà phải biết tạo ra cái mới trong khoa học và cuộc sống. Nhật Bản và Hoa Kỳ là những quốc gia đi đầu trong giáo dục tư duy độc lập, ở đây cho ra đời những sản phẩm khoa học công nghệ phong phú với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau.

Tư duy độc lập là cơ sở lý luận và phương pháp luận để hình thành tư duy phản biện – một hình thức đặc thù của tư duy dựa trên phân tích và đánh giá thông tin đã có theo cách nhìn khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của thông tin. Những thập kỷ gần đây, qua nghiên cứu tình hình xã hội hiện đại, các nhà giáo dục đã đi đến quan điểm thống nhất rằng, trường học các cấp nên chú ý và tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện.

Một nền giáo dục mang tính toàn cầu

Giáo dục thực chất phải là một nền giáo dục mang tính toàn cầu và hướng tới chung sống hài hòa với tự nhiên.

Thập niên đầu thế kỷ XXI, toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng chủ đạo chi phối đời sống nhân loại trên mọi phương diện từ kinh tế đến chính trị, văn hóa. Để có một nền giáo dục toàn cầu thì việc chia sẻ tri thức giữa các quốc gia là điều cần thiết.

Trong thời đại ngày nay, biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường không còn là sự cảnh báo mà đã trở thành hiện thực. Nhân loại đang phải gánh chịu nhiều mất mát, đau thương từ sự đáp trả của thiên nhiên. Do vậy, chung sống hài hòa với tự nhiên là yêu cầu cấp thiết của cuộc sống.

Điều này đòi hỏi nền giáo dục thực chất cần phải trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của môn Đạo đức sinh thái. Đạo đức sinh thái có nguồn gốc trực tiếp từ “Đạo đức ngưỡng mộ sự sống” do triết gia, nhà thần học Đức – người đạt giải Nobel hòa bình (1954) – Albert Schweitzer đề xuất. Theo đó “cái thiện là những gì phục vụ cho việc giữ gìn và phát huy sự sống, cái ác là những gì hủy diệt hoặc cản trở sự sống… Đạo đức là thái độ có trách nhiệm vô hạn đối với tất cả những gì đang sống” .

Hướng đến một nền giáo dục thực chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế - Hình 4

Giáo dục thực chất phải là một nền giáo dục mang tính toàn cầu và hướng tới chung sống hài hòa với tự nhiên. (Ảnh minh họa)

Về phương diện lịch sử, “Đạo đức sinh thái” hình thành trong quá trình con người tác động vào tự nhiên, khai thác từ giới tự nhiên những dạng nguyên – nhiên liệu thô cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đạo đức sinh thái phản ánh quan hệ một chiều nghĩa là chỉ có con người chủ động quan hệ, tác động lên giới tự nhiên, tự giác tạo ra các nguyên tắc, chuẩn mực giá trị phục vụ lợi ích, để từ đó, tự điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ với tự nhiên.

Do vậy, để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích lâu dài, đòi hỏi con người phải có ý thức cao về môi trường sinh thái, và do đó cần thiết phải đưa “Đạo đức sinh thái” vào trường học như một môn học cơ bản có tính bắt buộc ở tất cả các cấp. Nội dung môn học được xây dựng tùy thuộc vào trình độ nhận thức và khả năng hành động xã hội của người học. Nếu không làm vậy, việc học sẽ trở nên phiến diện, khiếm khuyết, không mang tính thực tiễn và giá trị nhân sinh.

Ngoài ra, giáo dục thực chất cần đề cao giảng dạy, học tập ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Trong thời đại ngày nay, để hòa nhập với một thế giới công nghệ cao đòi hỏi mỗi “công dân mạng” phải tự trang bị cho mình ngoại ngữ với tư cách là một phương tiện giao tiếp.

Bởi vì, ngôn ngữ thông dụng trên internet chính là tiếng Anh, hiện nay tiếng Anh đang trở thành phương tiện giao tiếp quốc tế và truyền bá khoa học.

“Thực tế cho thấy các quốc gia nói tiếng Anh đa phần có tiềm lực kinh tế, nên cũng dễ dàng phát triển mạnh về phương diện văn hoá, khoa học…để tiếp nhận văn hoá – khoa học của cộng đồng nói tiếng Anh, không còn sự lựa chọn nào khác ngoài phải tự học tập, sử dụng thành thạo ngôn ngữ này trong giao dịch quốc tế.

Kinh nghiệm các nước giảng dạy đại học bằng tiếng Anh như Ấn Độ, Singapore, Cộng đồng châu Âu cho thấy, muốn phát triển thương mại, ngân hàng, du lịch, muốn tiếp cận nhanh công nghệ thông tin, muốn đứng đầu trong lĩnh vực lập trình phần mềm và chung cuộc, muốn hội nhập kinh tế quốc tế, hòa cùng làn sóng toàn cầu thì không còn cách nào khác ngoài trau dồi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh”, thầy Sự khẳng định.

Về phương châm xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, cần phải tham khảo quan điểm của nhà tư tưởng Ấn Độ – Jidu Krishnamurti, đó là phương châm giáo dục phải bắt nguồn từ cuộc sống và hướng tới cuộc sống sinh động, nội dung giáo dục phải phản ánh ý nghĩa đích thực của cuộc sống hiện thời.

Trên bình diện thực tế, chúng ta thấy, ý nghĩa cuộc sống dường như có giá trị như nhau ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi thời đại; bởi vì cuộc sống hoàn toàn bình đẳng đối với mọi người, nên giáo dục đúng theo nghĩa chân chính cũng cần phải mang những giá trị phổ quát toàn nhân loại, đó là hình thành các giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Nếu làm được như vậy, giáo dục đã thực hiện chức năng dân chủ của nó.

Phó Giáo sư Lê Công Sự khẳng định, một nền giáo dục thực chất được xây dựng bởi nhiều thành tố khác nhau, trong đó nhân lõi chính là nội dung và phương châm giáo dục. Bởi vì, nội dung giáo dục quyết định chất lượng sản phẩm đào tạo, tức nguồn lực con người; còn phương châm giáo dục quyết định tính thực tiễn, giá trị đích thực của giáo dục.

Xây dựng một nền giáo dục thực chất là điều kiện tiên quyết trong mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ sâu rộng, mạnh mẽ như hiện nay, giáo dục Việt Nam đang có nhiều cơ hội để học hỏi các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, tiếp nhận những tri thức hiện đại.

Bên cạnh những thuận lợi thì nền giáo dục nước ta vẫn còn những khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất, sự thiếu đồng đều về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên… Trong đó, khó khăn rào cản lớn nhất đó là chúng ta đang thiếu một triết lý và phương châm giáo dục đúng nghĩa. Điều này đòi hỏi các trường đại học sư phạm phải gánh vác trách nhiệm trước xã hội; với tư cách là cơ sở đào tạo các thế hệ người thầy, trường sư phạm phải là nơi hội tụ lực lượng trí tuệ ưu tú nhất của xã hội, là trung tâm nghiên cứu giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục làm “hoa tiêu” cho nền giáo dục thực chất của nước nhà, làm được như vậy giáo dục Việt Nam mới hy vọng thoát khỏi những khó khăn hiện tại, cất cánh và đuổi kịp giáo dục quốc tế trong tương lai.

Trường THPT chuyên: Cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần tiếp tục nhìn nhận sự phát triển của trường chuyên trong đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, là khâu quan trọng trong phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Trường THPT chuyên: Cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo - Hình 1

Mô hình trường Trung học phổ thông chuyên đã giúp phát hiện và bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi, giành được nhiều giải thưởng quốc tế . (Ảnh: TTXVN)

Trong những năm qua, có thể nói, việc phát triển mô hình trường Trung học phổ thông chuyên đã trở thành cú hích, đóng góp chung vào sự nghiệp đổi mới giáo dục-đào tạo.

Chất lượng giáo dục của các trường chuyên đã phần nào trở thành những điển hình, có vai trò tiên phong cho các trường Trung học phổ thông khác học tập.

Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến trái chiều, băn khoăn về hiệu quả của mô hình này cũng như coi việc ra đời của trường chuyên chỉ để bồi dưỡng học sinh giỏi đi ứng thí, giành giải thưởng, huy chương...

Mới đây, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án "Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020," đa số ý kiến từ các chuyên gia, các địa phương, nhà trường đều khẳng định sự cần thiết của trường Trung học phổ thông chuyên trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Song, trong giai đoạn phát triển mới, cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo để các trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài, đào tạo tinh hoa cho đất nước.

Không phải nơi đào tạo "gà nòi"

Sau 10 năm thực hiện Đề án "Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020," hệ thống trường chuyên đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng giáo dục và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Hệ thống trường chuyên được củng cố và phát triển từ 68 trường chuyên năm 2010 tăng lên 77 trường năm 2020, đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một trường chuyên, có nơi có 2 trường chuyên phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của địa phương.

Quy mô học sinh đã tăng, tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2,7% số học sinh Trung học phổ thông trên toàn quốc.

Các trường chuyên được đầu tư, nâng cấp thành các trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 là 60 trường (năm 2010 có 21 trường); 15 trường trọng điểm quốc gia phát triển, trở thành hình mẫu của các vùng.

Ông Phạm Duy Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn chia sẻ sau 10 năm, Trường Trung học Phổ thông chuyên Bắc Kạn từ một trường quy mô nhỏ, đã thay đổi gần như toàn bộ với đầy đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng ngoại ngữ, phòng đa năng...

Số lượng học sinh của trường so với năm 2010 đã tăng đến 50%. Chất lượng đào tạo chuyển biến tích cực, trong đó, học sinh giỏi quốc gia tăng dần qua các năm.

Cũng trong điều kiện còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn, ông Lưu Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cho biết Trường chuyên của tỉnh mới được thành lập hơn 10 năm nên so với mặt bằng chung của cả nước, kết quả và quy mô còn khiêm tốn nhưng đây thực sự là hình mẫu của các trường trên toàn tỉnh.

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu đã được xây dựng, nâng cấp, củng cố; chất lượng giáo dục và bồi dưỡng học sinh có nhiều tiến bộ; chất lượng đội ngũ cũng được nâng lên...

Nhìn lại kết quả sau 10 năm phát triển của Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk), bà H'Yim Kđoh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho hay với những nỗ lực của trường chuyên, kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong những năm qua của tỉnh xếp thứ hạng đáng tự hào trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước.

So với 10 tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, thành tích học sinh giỏi của tỉnh Đắk Lắk luôn giữ vững ở những vị trí tốp đầu.

Trường THPT chuyên: Cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo - Hình 2

Trao thưởng cho các học sinh đỗ điểm cao nhất các lớp chuyên khối 10 tại Lễ khai giảng của Trường THPT chuyên Chu Văn An, thành phố Lạng Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, trường chuyên cần khẳng định được vị trí, vai trò của mình, thực sự là môi trường đào tạo tinh hoa theo đúng nghĩa. Trường chuyên không phải nơi đào tạo "gà nòi" mà phải đào tạo nhân tài có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, có ước mơ, đam mê, hoài bão...

Khẳng định đề án phát triển trường chuyên là một chủ trương rất tốt, Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ nhờ có Đề án phát triển trường chuyên, từ một lớp A0, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập được 3 trường chuyên.

Các trường chuyên trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Học sinh của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên dẫn đầu cả nước về giải thưởng quốc tế. Cũng nhờ Đề án này, nhiều địa phương, kể cả địa phương khó khăn đã có giải thưởng quốc tế.

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, trường chuyên cần phải thể hiện rõ triết lý đặt ra. Đây không phải chỉ là nơi bồi dưỡng học sinh để có giải thưởng mà là nơi tạo nguồn cán bộ chủ chốt, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Học sinh tốt nghiệp từ trường chuyên có nhiều em điểm cao nhưng lại gặp các vấn đề như ngoại ngữ không tốt, thiếu các kỹ năng, khó hòa nhập. Muốn đào tạo nhân tài, không phải tập trung "luyện" cho học sinh giỏi một môn để đi thi thố mà trước hết, phải đào tạo toàn diện, trong đó, chú trọng kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học.

Tiếp đến phải có môi trường để khơi dậy, nuôi dưỡng đam mê, khát vọng. Đây là điểm cốt yếu trong việc đào tạo, bồi dưỡng người tài.

Tăng cường giáo dục toàn diện

Là người gắn bó với việc triển khai đề án phát triển trường chuyên từ những ngày đầu tiên, ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng mục tiêu của trường chuyên là thống nhất với cả hệ thống nhưng trường chuyên có vai trò dẫn dắt đi đầu, là nơi sáng tạo dành cho những người sáng tạo nhất.

Nhờ có hệ thống trường chuyên, các tỉnh miền núi khó khăn mới phát hiện, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.

Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, thời gian qua, hệ thống trường chuyên đã có nền tảng đào tạo tốt, nhưng chưa có tiếng nói đầy đủ. Hệ thống trường chuyên cần phải có thống kê để biết học sinh chuyên thành người như thế nào, ra đời phục vụ đất nước ra sao, từ đó, định hướng phát triển chương trình giáo dục riêng.

Trường chuyên phải làm những việc mà trường khác không làm được. Muốn làm được như vậy, không nên áp dụng một chương trình cứng với trường chuyên, bởi nếu để chương trình cứng sẽ dễ ổn định, trường chuyên không phải để ổn định mà để phát triển.

Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có định hướng phát triển trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn tiếp theo.

Đồng thời, có cơ chế huy động các nguồn lực vào phát triển trường chuyên để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang bị dạy học hiện đại, bồi dưỡng giáo viên...; tăng cường kết nối hơn nữa giữa trường chuyên với các trường đại học hàng đầu.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hương mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng cơ chế chung để đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, có chính sách đãi ngộ, thu hút với giáo viên các trường chuyên.

Hàng năm, Bộ cũng nên tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các trường chuyên; tổ chức trại hè hay các hoạt động tương tự để học sinh trường chuyên có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Trường THPT chuyên: Cần đổi mới mô hình và triết lý đào tạo - Hình 3

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: TTXVN phát)

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần tiếp tục nhìn nhận sự phát triển của trường chuyên trong đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, là khâu quan trọng trong phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, câu chuyện học thật, thi thật, nhân tài thật cần triển khai đầu tiên phải là ở các trường Trung học phổ thông chuyên.

Bộ trưởng cũng đề cập tới áp lực tuyển sinh trường chuyên mà ở đó, không ít phụ huynh còn chưa suy nghĩ thấu đáo, còn chạy theo trường chuyên vì mong muốn của bản thân, dẫn tới học sinh có lựa chọn không phù hợp.

Nếu vào học không phù hợp sẽ là nỗi khổ của học sinh, nỗi vất vả của thầy cô và nỗi lo của xã hội. Phải tránh tiêu cực trong tuyển sinh, tránh "ngồi nhầm trường." Nhân tài không phải là câu chuyện của nhiều người nên phải có cách thức phù hợp.

Một trong những phương hướng phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn tiếp theo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động của trường chuyên phù hợp với xu thế thời đại mới.

Cụ thể, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo ngoài việc phát triển giáo dục mũi nhọn cần tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh, đổi mới quản lý tổ chức hoạt động của nhà trường để các trường chuyên trở thành hình mẫu về phát huy quyền, trách nhiệm tự chủ chuyên môn của nhà trường và giáo viên; vai trò tự chủ của học sinh/tập thể học sinh gắn với các câu lạc bộ khoa học của học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng Khung chương trình nâng cao cho các trường chuyên trên cơ sở phát triển Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với điều kiện và mục tiêu của từng trường chuyên nhằm thực hiện giáo dục toàn diện và phát huy cao nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của từng học sinh./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024
Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe
10:12:07 17/11/2024
Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?
07:45:25 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên hành động đặc biệt trên sân khấu Chung kết MU 2024, khán giả phản ứng

Sao việt

11:35:35 17/11/2024
Tại đêm chung kết Miss Universe 2024, Kỳ Duyên đã khép lại hành trình của mình khi chỉ dừng chân ở top 30. Mặc dù có màn trình diễn tự tin, tỏa sáng và khác biệt so với đêm bán kết nhưng Kỳ Duyên vẫn không thể tiến sâu vào top 12 chung ...

Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ

Trắc nghiệm

11:17:56 17/11/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán cuộc sống sang trang, đổi đời giàu có.Tử vi hàng ngày của 12 con giáp dự báo Chủ nhật 17/11/2024, tuổi Dần sẽ nhận được sự khích lệ

Amorim hoàn tất thủ tục gia nhập Man Utd

Sao thể thao

11:01:15 17/11/2024
Amorim đủ điều kiện để ra sân chỉ đạo ở trận MU gặp Ipswich Town tại Premier League vào ngày 24/11. Thực tế, ông đã có mặt tại Manchester vào ngày 11/11 để ra mắt ban lãnh đạo Quỷ đỏ .

Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe

Ẩm thực

10:22:03 17/11/2024
Dù hình thức không bắt mắt cho lắm nhưng loại rau củ này được ví là nhân sâm trắng vì có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể,

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

Netizen

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.

Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn

Góc tâm tình

09:22:43 17/11/2024
Nghe tôi chuẩn bị tái hôn với 1 doanh nhân thành đạt, mẹ chồng kéo họ hàng tới quấy phá với đủ chiêu trò khác nhau.

Lên Tà Xùa săn... mây

Du lịch

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.