Hướng đến lòng nhân ái
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng sống, nhiều trường phổ thông hiện nay còn chú trọng tổ chức các hoạt động cộng đồng, hướng học sinh đến các giá trị chân, thiện, mỹ, giàu lòng nhân ái, chia sẻ.
Không chỉ lồng ghép trong bộ môn giáo dục công dân, học sinh còn học cách trở thành người có ích thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm.
Niềm vui ngày chủ nhật
Cuối tuần qua, học sinh hai lớp 11A3 và 12A1, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5) đã có một ngày chủ nhật đáng nhớ với trải nghiệm làm đầu bếp, chuẩn bị 150 phần cơm cho người lớn tuổi và trẻ em tại một ngôi chùa ở quận Bình Tân. Trước đó, đêm giao thừa tết dương lịch, thời khắc nhà nhà sum họp chào đón năm mới thì 1 nhóm học sinh lớp 11A2 đã tổ chức đi phát quà cho người già, người có hoàn cảnh khó khăn mưu sinh dọc các tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố.
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1) tham gia “Tuần lễ hoạt động cộng đồng”
Chia sẻ về những việc đã làm, một thành viên lớp 12A8 bày tỏ: “Học cách cho đi không phải vì chúng em đã có quá nhiều mà bởi vì những việc làm nhỏ của chúng em có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác”. Học sinh này cho biết, tất cả hoạt động nhân ái các em tham gia đều được nhà trường ghi nhận.
Thực hiện 5 hành vi nhân ái, học sinh sẽ được 10 điểm bài kiểm tra 1 tiết môn giáo dục công dân. Tương tự, 10 hành vi nhân ái sẽ được tặng chứng nhận “Học sinh có hành vi nhân ái”, đồng thời được biểu dương trước toàn trường. Sau khi học sinh tốt nghiệp, nhà trường sẽ cấp một giấy chứng nhận học sinh đã tham gia hoạt động cộng đồng.
Giải thích về quy định này, ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, cho biết, nhằm giáo dục học sinh có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, nhà trường đã phát động phong trào “Mỗi ngày thực hiện một hành động nhân ái”.
Tùy theo điều kiện và khả năng của mình, mỗi học sinh có thể chọn một trong số các hoạt động như đến thăm các mái ấm tình thương, chăm sóc các cụ già neo đơn, tặng lương thực và nhu yếu phẩm cho người lang thang cơ nhỡ…
Video đang HOT
Cũng với mục đích đó, mới đây, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1) đã tổ chức “Tuần lễ hoạt động cộng đồng” với nhiều hoạt động như tổ chức cho học sinh vẽ trang trí nón lá, đan giỏ, làm chậu đất nung, gói và nấu bánh chưng, thêu khẩu trang vải, may sản phẩm thủ công để bán, gây quỹ từ thiện tặng người già và trẻ em tại các mái ấm, nhà mở.
Ngoài ra, tùy vào sở thích và năng khiếu, học sinh có thể tham gia làm đẹp cảnh quan trường thông qua các hoạt động như sơn chậu cây, trang trí ghế đá, trang trí thư viện, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ phục vụ cộng đồng…
Ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cho biết, bắt đầu từ năm học này, sau mỗi kỳ kiểm tra cuối học kỳ, học sinh toàn trường sẽ được tạo điều kiện tham gia các hoạt động cộng đồng nhiều ý nghĩa, thông qua đó giáo dục các em lối sống yêu thương, biết chia sẻ, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Gia đình, nhà trường cùng chung tay
Còn nhớ tại lễ tri ân và trưởng thành dành cho học sinh khối 12, Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5) hồi giữa tháng 7-2020, trong thư dặn dò gửi học sinh, các giáo viên đã gửi gắm thông điệp: “Trừ một số ít người sinh ra với sứ mệnh vĩ nhân thay đổi thế giới, còn lại đa số chúng ta là những người bình thường. Các em hãy nhớ lấy điều này để không bị áp lực bởi bản thân. Để không đặt ra những điều to lớn mà bỏ qua những khoảnh khắc đáng trân quý mà một người bình thường cần trải nghiệm”. Ai trong chúng ta cũng từng nghĩ sai, làm sai, từng nghĩ tới những từ “giá như”, “nếu như”, “ước gì”, “biết thế thì”…
Chính những cái sai đó dạy ta về cái đúng. Cái sai giúp ta lớn lên, trưởng thành và điềm tĩnh hơn. Vậy cho nên đừng dằn vặt nếu mình đã làm sai mà hãy học cách nhìn thẳng vào nó, chấp nhận nó và vượt lên nó. Hãy nhớ, tuổi trẻ có thể sai để được trưởng thành.
Ngoài ra, thông điệp còn nhắn nhủ học sinh hãy xây cuộc đời mình từ những điều nhỏ nhất, vì những cái nhỏ sẽ tích lũy theo năm tháng và tạo nên những cái lớn hơn. Hãy là một người bình thường nhưng là một người bình thường tử tế.
Trước đó, cô giáo Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (quận 7) từng gây bão mạng với bức “tâm thư” gửi học sinh cũng với nội dung mong các em trở thành những người bình thường tử tế. Giáo viên này chia sẻ, bản thân cô nhìn thấy nhiều người xung quanh đuổi theo những điều to tát, bị cuốn vào nhiều thứ, vội vàng, gấp gáp mà quên trân trọng những điều bình thường đẹp đẽ trong cuộc sống. Giáo viên này nhắn gửi đến học sinh: “Kỳ tích không tự nhiên xuất hiện, nó là phần nổi của tảng băng trôi mà phần chìm là bao nỗ lực, khó khăn, bao thất bại, sai lầm ta phải trả, cho một thành công nào đó”.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, dạy học sinh trở thành người bình thường tử tế có khó không? Câu trả lời được ông Đỗ Minh Hoàng khẳng định là rất khó. Bởi nếu dạy chữ đòi hỏi các thầy, cô vất vả một phần thì rèn nhân cách tốt cho học sinh đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn gấp bội. Nhưng chỉ cần nhà trường và gia đình cùng chung tay cố gắng, những chồi non tương lai của đất nước sẽ trở thành những người tử tế, sống có ích cho cộng đồng.
Làm thế nào khơi gợi hứng thú học Toán cho học sinh?
Học sinh được hướng dẫn cách học Toán chủ động, có thể trải nghiệm thực tiễn thông qua các trò chơi để thấy tính ứng dụng, yêu thích môn này.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Bá Khang - Viện Công nghệ châu Á và Tiến sĩ Hoàng Lê Minh - Trưởng khoa Công nghệ thông tin Đại học Văn Lang vừa có buổi trò chuyện về chủ đề "Học Toán để làm gì?" trong khuôn khổ "Ngày hội Toán học mở 2021", diễn ra tại trường Quốc tế Nam Mỹ UTS.
Chương trình xoay quanh các lo lắng của các bậc phụ huynh và học sinh trong hành trình chinh phục môn Toán. Trong khuôn khổ ngày hội còn các hoạt động trải nghiệm, sân chơi thử thách khả năng Toán học.
Phương pháp dạy Toán nên thực tiễn, sinh động
Theo Phó giáo sư Đỗ Bá Khang, quan trọng nhất là tạo được động lực và sự yêu thích cho con trẻ. Nhà trường và phụ huynh nên tạo điều kiện để con tham gia những hoạt động thú vị, sân chơi và cuộc thi cọ xát để các em cảm thấy tiến bộ từng ngày và nỗ lực được mọi người ghi nhận.
Đồng quan điểm với Phó giáo sư, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường Quốc tế Nam Mỹ UTS cho rằng, không nên coi điểm số là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực của học sinh. Vượt lên trên các công thức, Toán giúp các con được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
"Thay cho các bài kiểm tra máy móc, cha mẹ và thầy cô cần 'toán học hóa' cuộc sống, đưa tình huống thực tiễn vào trong lớp học. Đây cũng chính là phương pháp giảng dạy môn Toán mà thầy trò trường UTS đang áp dụng", cô Ngọc Lan nói.
Buổi chia sẻ là hoạt động nằm trong khuôn khổ "Ngày hội Toán học mở 2021" với chủ đề "Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn - Mathematics for a Better World" do Đại học Văn Lang kết hợp với VIASM - Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức ngày 17/1. Ảnh: Đăng Quang.
Nhiều hoạt động trải nghiệm môn Toán
Học sinh được trực tiếp trải nghiệm hoạt động ứng dụng Toán học đa dạng tại khuôn viên Quốc tế Nam Mỹ UTS. Các khái niệm, định luật Toán trở nên gần gũi, sinh động thông qua loạt trò chơi, thử thách vui nhộn, bám sát các tình huống thực tế.
"Ngày hội Toán học mở 2021" là sân chơi cho học sinh các cấp với nhiều hoạt động thực nghiệm Toán học thú vị. Ảnh: Đăng Quang.
Các trò chơi thu hút được nhiều bạn nhỏ tranh tài phải kể đến như xây tháp bằng mì Ý, đo chiều cao của cây mà không cần đốn cây... Không gian triển lãm origami với nhiều tác phẩm có hình thù bắt mắt cũng rất đông học sinh tham quan. Các em còn tìm hiểu lịch sử ra đời của origami và cách người Nhật áp dụng lý thuyết hình học vào môn nghệ thuật này.
Xây tháp bằng mì Ý là một trong những hoạt động được họ sinh yêu thích nhất tại sự kiện. Ảnh: Đăng Quang.
Điểm nhấn của ngày hội là khu vực trải nghiệm ứng dụng Toán học vào lĩnh vực khác như STEM, Vật lý, Hóa học... Các nhóm học sinh háo hức như được bước vào "thế giới Disneyland" tìm hiểu ứng dụng của môn học này trong công nghệ thông tin và tham gia đấu trường robot - điều khiển các con robot đa năng bằng máy tính bảng.
Thử độ nhanh tay, nhanh mắt và khả năng tính toán với game máy tính do học sinh UTS lập trình thử thách người tham gia. Các mô hình lego mô phỏng sáng kiến bảo vệ môi trường giúp các bạn nhỏ khám phá khả năng ứng dụng của Toán học trong công nghệ tự động hóa và ảnh hưởng tích cực tới môi trường.
Phần thi "Rung chuông vàng" bằng tiếng Anh với các câu hỏi Toán học là sân chơi sôi động, đòi hỏi các em phải tư duy. Ảnh: Đăng Quang.
"Ngày hội Toán học mở năm 2021" mang tới cách tiếp cận mới mẻ và hiện đại với môn học thường được xem là khô khan. Các ứng dụng thiết thực và giải pháp công nghệ cao được thể hiện qua mô hình bắt mắt thu hút và khơi dậy niềm yêu thích của học sinh với môn Toán. Phụ huynh được tìm hiểu thêm những lĩnh vực ứng dụng mới, từ đó có cơ sở định hướng và tạo động lực cho con em.
Mô hình lego "Tạo năng lượng điện - khí đốt - phân bón hữu cơ từ rác thải nhà cao tầng" là tác phẩm của bạn Huỳnh Gia Huy và Nguyễn Hoàng Bách, học sinh lớp 10 trường UTS, do thầy Lê Trần Hồng Phúc hướng dẫn được học sinh quan tâm. Ảnh: Đăng Quang.
Đừng coi Giáo dục công dân là môn phụ Nếu nói một môn học là chính hay phụ nó tùy thuộc quan điểm của từng người, nhưng có rất nhiều người đã khẳng định đây không phải là môn phụ, là môn rất đáng học. "Cuộc sống con người ta có những ngã rẽ khá bất ngờ, ngày xưa tôi không nghĩ mình sẽ theo nghề giáo nhưng khi học cấp 3...