Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú
Người bệnh áp xe vú có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính dẫn đến đau kéo dài.
Việc xoa bóp và tập luyện giúp cải thiện trương lực cơ, giảm căng cơ, giải phóng tắc nghẽn… từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.
Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng vú. Đây là biến chứng thường gặp nhất do viêm vú ở phụ nữ đang cho con bú. Vú chứa các tiểu thùy vú, mỗi tiểu thùy này thông qua ống dẫn sữa đổ ra núm vú.
Các ống dẫn sữa có thể bị tắc bởi những yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu thông sữa như bầu vú không được làm trống đủ và đúng sau các bữa bú, nâng đỡ vú không đúng cách, sức ép của trang phục…
Hiện tượng này có thể gây ra phản ứng viêm không nhiễm trùng của mô vú. Bình thường trong sữa mẹ vẫn có vi khuẩn, khả năng gây bệnh của những vi khuẩn thường trú này bị ức chế bởi những yếu tố kiềm khuẩn có trong sữa mẹ.
Tuy nhiên, khả năng kiềm khuẩn của sữa mẹ sẽ giảm khi sữa bị ứ đọng. Do đó các vi khuẩn có thể phục hồi khả năng gây bệnh và dẫn đến tình trạng viêm vú nhiễm trùng hay còn gọi là áp xe vú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài thông qua các điểm tổn thương trên núm vú.
Các triệu chứng thường thấy của áp xe vú bao gồm:
Đau vú, v ú sưng, nóng, đỏ
Chảy dịch mủ ở núm vú
Có một khối hoặc vùng dao động có thể sờ thấy được ở vú
Có thể sốt, buồn nôn , nôn…
1. Vai trò của tập luyện và xoa bóp với người bệnh áp xe vú
Tập luyện chỉ được thực hiện khi tình trạng áp xe vú đã ổn định.
Phần lớn các trường hợp điều trị áp xe vú thường có kết quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh áp xe vú có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính dẫn đến đau kéo dài.
Việc xoa bóp và tập luyện giúp cải thiện trương lực cơ, giảm căng cơ ở vùng ngực và vai, có thể giải phóng tắc nghẽn, cải thiện lưu thông dòng sữa và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của vú, từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.
2. Hướng dẫn xoa bóp ngực đúng cách
Tiến hành xoa bóp ngực trong 20 phút theo thứ tự các bước như sau:
Bước 1: Bắt đầu với một bên ngực, đặt 4 ngón tay trên ngực và 4 ngón dưới chân ngực. Xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn chu vi ngực.
Bước 2: Một bàn tay đặt dưới chân ngực để nâng đỡ, sử dụng 3 ngón giữa của bàn tay còn lại ấn nhẹ nhàng và day tại chỗ theo vòng tròn. Lần lượt day ấn xung quanh toàn bộ bầu vú, di chuyển từ gốc ngực đến quầng vú.
Bước 3: Dùng ngón tay cái miết từ gốc ngực đến quầng vú. Khi miết đến quầng vú, ngón trỏ đặt ở phía đối diện của quầng vú, bóp nhẹ nhàng để vắt sữa.
Bước 4: Lặp lại các bước với ngực bên còn lại.
Xoa bóp ngực là biện pháp hiệu quả giảm đau do áp xe vú.
3. Hướng dẫn tập luyện cho người bệnh áp xe vú
Video đang HOT
Bài tập 1: Tập vận động vai
Động tác 1: Đặt bàn tay lên vai. Nâng khuỷu tay về phía trước và hướng lên cao ngang vai.
Động tác 2: Tay đặt lên vai. Nâng khuỷu tay sang hai bên và hướng lên cao ngang vai.
Động tác 3: Cánh tay áp xuôi dọc thân mình, gấp khuỷu tay về phía sau lưng, cố gắng chạm xương bả vai bên đối diện.
Động tác 4: Nâng khuỷu tay và đặt 2 bàn tay sau đầu, khuỷu tay chạm vào nhau trước mặt, sau đó từ từ đưa khuỷu tay ra ngoài sang hai bên, giữ tư thế này trong 10 giây, thở đều đặn và lặp lại động tác.
Động tác 5: Di chuyển nhanh bàn tay từ vai đến đầu.
Động tác 6: Đặt bàn tay lên vai. Xoay tròn khớp vai 10 lần và làm tương tự với chiều ngược lại.
Lưu ý: Mỗi động tác lặp lại 10 lần
Bài tập 2: Cầm tạ
Đây là một trong các bài tập dưỡng sinh theo Y học cổ truyền. Khi thực hiện bài tập dưỡng sinh, bạn cần chú trọng vào việc thở đúng cách.
Việc thở đúng cách trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong xoa dịu thần kinh, giảm stress, cung cấp oxy cho cơ bắp và cải thiện lưu thông tuần hoàn, giúp giảm đau trong quá trình phục hồi sau tập luyện.
Lưu ý tuyệt đối không nín thở trong quá trình tập luyện. Thực hiện bài tập từ 2 đến 6 lần theo thứ tự sau:
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai bàn tay nắm chặt.
Bước 1: Từ từ hít vào tối đa, đồng thời đưa hai tay lên trên và ra sau càng nhiều càng tốt.
Bước 2: Giữ hơi bằng cách liên tục hít thêm và dao động thân trước sau từ 2đến 6 lần.
Bước 3: Thở ra triệt để có ép bụng đồng thời hạ tay xuống và đưa ra sau càng nhiều càng tốt, người hơi ngả ra trước khoảng 30.
Bước 4: Giữ tư thế ép bụng triệt để 2 đến 3 giây.
Bước 5: Trở lại tư thế chuẩn bị.
Đưa hai tay ra sau đầu càng xa càng tốt giúp cung cấp oxy cho cơ bắp, giảm đau khi tập luyện.
Bài tập 3: Ưỡn cổ
Thực hiện bài tập từ 1 đến 3 lần theo thứ tự sau:
Tư thế chuẩn bị:Nằm ngửa, hai tay xuôi dọc theo thân, lòng bàn tay ngửa.
Bước 1:Từ từ hít vào tối đa. Sử dụng vùng chẩm và mông làm điểm tựa, ưỡn cổ và vai lên.
Bước 2: Cố gắng liên tục hít thêm. Đồng thời dao động vai theo phương ngang qua lại 4 lần.
Bước 3: Hạ vai, đồng thời thở ra triệt để ép bụng.
Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị.
4. Những lưu ý khi xoa bóp và tập luyện trên người áp xe vú
Bên cạnh việc xoa bóp và tập luyện, người bệnh áp xe vú cần tuân thủ các điều trị tiêu chuẩn theo chỉ định của bác sĩ bao gồm kháng sinh, rạch và dẫn lưu áp xe. Hầu hết các trường hợp được điều trị sẽ hồi phục trong vòng 2 – 3 tuần sau khi viêm vú.
Việc tập luyện nên được tiến hành khi vết thương đã ổn định, tức là sau phẫu thuật khoảng 2 tuần. Nên ưu tiên tập luyện vào buổi sáng, vì lúc này việc hoạt động sẽ khiến các tế bào tiêu thụ lượng oxy tối đa và tạo ra những thay đổi có lợi trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Do đó, tập luyện vào buổi sáng mang lại tác dụng hồi phục cao hơn so với khi tập luyện vào buổi chiều hoặc buổi tối.
Các bà mẹ đang cho con bú có thể xoa bóp ngực bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, nên ưu tiên xoa bóp ngực khoảng 15 – 30 phút trước khi cho con bú hoặc trước khi làm trống bầu sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Việc xoa bóp tại thời điểm này sẽ hỗ trợ tạo sữa gần với lịch ăn của bé và tạo điều kiện thuận lợi nhất để hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn ống dẫn sữa.
Trong trường hợp nhận thấy vú sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có các triệu chứng khác gợi ý viêm vú tái phát, nên tạm dừng tập luyện để đảm bảo sức khỏe, liên hệ với bác sĩ để nhận được các phương pháp điều trị tốt nhất.
Một số bài tập tốt cho người bệnh giời leo
Bệnh giời leo (zona thần kinh) là một bệnh do virus varicella - zoster gây ra. Bên cạnh việc điều trị người bệnh nên kết hợp tập luyện giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Virus gây bệnh zona thần kinh (giời leo) varicella-zoster cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster nằm ẩn trong các tế bào thần kinh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus có thể tái hoạt động và gây bệnh.
Bệnh giời leo thường biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức, dị cảm, nổi mụn nước dọc theo đường đi của dây thần kinh. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong một số trường hợp, bệnh giời leo có thể gây ra các biến chứng như đau thần kinh sau zona, liệt mặt...
1. Vai trò của tập luyện đối với bệnh giời leo
Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh giời leo. Các bài tập phù hợp có thể giúp:
Giảm đau : Tập luyện giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể sản xuất endorphin, một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên.
Tăng cường hệ miễn dịch: Tập luyện giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus varicella-zoster và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phòng ngừa biến chứng: Tập luyện giúp cải thiện chức năng thần kinh, giảm nguy cơ đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác.
Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần: Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, lạc quan hơn.
Các bài tập pilats nhẹ nhàng tốt cho người bệnh giời leo.
2. Các bài tập tốt cho người bệnh giời leo
2.1 Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn cấp tính của bệnh giời leo thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe. Một số bài tập phù hợp bao gồm:
- Đi bộ : Đây là một bài tập đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và nâng cao thể trạng. Nên đi bộ với tốc độ chậm và quãng đường ngắn, khoảng 10 - 15 phút mỗi lần, 2 - 3 lần mỗi ngày.
- Yoga : Yoga giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và linh hoạt. Yoga cũng có thể giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng. Nên tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp với người mới tập.
- Tập các bài tập nhẹ nhàng cho cơ bắp:Các bài tập nhẹ nhàng cho cơ bắp giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp. Nên tập các bài tập như: Cử tạ nhẹ, tập với dây kháng lực, tập pilates.
Các bài tập thở giúp làm giảm căng thẳng hỗ trợ điều trị giời leo.
Ngoài ra, người bệnh giời leo cũng có thể tập các bài tập thở sâu để giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị.
Cách tập thở như sau:
Bước 1- Chuẩn bị: Tìm một không gian yên tĩnh và thoáng đãng. Mặc quần áo thoải mái. Ngồi hoặc nằm trên một chiếc ghế hoặc giường, đảm bảo lưng được giữ thẳng.
Bước 2 - Tư thế: Đặt một tay lên bụng, tay kia lên ngực. Hãy chắc chắn rằng bạn thoải mái với vị trí này và có thể cảm nhận được sự di động của bụng và ngực khi bạn thở.
Bước 3- Thở bằng bụng
Hít thở sâu: Hít thở sâu qua mũi, phình bụng lên, ngực không di động. Điều này giúp tối đa hóa lượng oxy vào phổi.
Giữ hơi: Giữ hơi thở trong khoảng 2 - 3 giây.
Thở ra: Thở ra chậm qua miệng hoặc mũi, tùy thuộc vào sự thoải mái của bạn, đồng thời nhấn nhẹ bụng xuống để đẩy hết không khí ra khỏi phổi.
Bước 4 - Tập trung: Khi thực hiện bài tập thở, hãy tập trung vào hơi thở của mình, cố gắng loại bỏ mọi suy nghĩ sao nhãng khác. Hãy tưởng tượng mỗi lần bạn thở ra, bạn đang loại bỏ căng thẳng và đau đớn khỏi cơ thể.
Bước 5- Lặp lại: Lặp lại quy trình này từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Bạn có thể tăng thời gian tập luyện dần dần khi cảm thấy thoải mái hơn.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy choáng váng hoặc khó chịu khi thực hiện bài tập, hãy ngừng và thử lại sau. Luôn lắng nghe cơ thể và không ép bản thân quá mức.
Bài tập thở là một phương pháp hỗ trợ điều trị, không thay thế cho việc điều trị y tế. Hãy thảo luận với bác sĩ về mọi bài tập bạn đang thực hiện.
2.2. Giai đoạn ổn định
Giai đoạn ổn định là giai đoạn sau khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể tập luyện các bài tập mạnh hơn để tăng cường sức khỏe và phục hồi chức năng thần kinh. Một số bài tập phù hợp bao gồm:
- Tập thể dục nhịp điệu: Tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức bền và đốt cháy calo.
- Tập gym : Tập gym giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sức khỏe. Nên tập các bài tập với mức tạ nhẹ và tập trung vào các nhóm cơ chính.
- Chơi thể thao: Chơi thể thao giúp tăng cường sức khỏe, dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể. Nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: Cầu lông, bóng bàn hoặc tập yoga.
3. Những lưu ý khi tập luyện cho người bệnh giời leo
- Khởi động kỹ trước khi tập: Khởi động giúp làm nóng cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương.
- Tập luyện với cường độ phù hợp: Không nên tập luyện quá sức, cần lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của bản thân.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, cần ngừng tập luyện và nghỉ ngơi.
- Tập luyện khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm, không tập khi đang sốt hoặc có các triệu chứng nặng.
- Tập luyện trong môi trường an toàn, tránh tập luyện ở những nơi trơn trượt hoặc có nguy cơ té ngã. Uống nhiều nước trước và sau khi tập luyện. Nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập luyện.
- Tăng cường độ tập luyện dần dần, không nên tập luyện quá sức. Tập luyện theo hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh tập luyện sai tư thế và gây chấn thương.
- Thời điểm tập tốt nhất trong ngày cho người bệnh giời leo là vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ. Tránh tập luyện vào buổi trưa nắng nóng vì có thể khiến cơ thể mất nước và tăng nguy cơ say nắng.
Tập luyện là một phần quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh giời leo. Người bệnh giời leo nên tập luyện thường xuyên với cường độ phù hợp để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giời leo kiểm soát bệnh tốt hơn.
Cách tập luyện và massage cho người bệnh bỏng Bỏng (hay phỏng) là một dạng tổn thương bề mặt cơ thể nông hoặc sâu, không chỉ khu trú tại chỗ mà còn có thể gây ra rối loạn toàn thân. Các bài tập và massage giúp người bệnh giảm đau, giảm ngứa và nhanh lành vết thương. Bỏng có thể do một số nguyên nhân sau: - Bỏng do sức nóng: Sức...