Hướng dẫn quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 ở trường đại học
Mặc dù điểm thành phần của sinh viên được đánh giá theo điểm hệ 10 nhưng đa số các trường đại học đào tạo theo tín chỉ đều xếp loại học lực của sinh viên qua điểm hệ 4. Vậy quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 thế nào?
Quy đổi điểm hệ 10 sang hệ chữ để đánh giá điểm học phần
Theo Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành, các điểm thành phần của môn học được đánh giá theo thang điểm 10. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 2 điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 2 tín chỉ có thể chỉ có 1 điểm đánh giá.
Phương pháp, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương mỗi học phần.
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây:
- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm: A: từ 8,5 – 10,0; B: từ 7,0 – 8,4; C: từ 5,5 – 6,9; D: từ 4,0 – 5,4.
Các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập: Loại đạt không phân mức P: từ 5,0 trở lên; Loại không đạt F: dưới 4,0.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập: I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra; X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu; R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
Video đang HOT
Lưu ý về điểm kiểm tra, bảo vệ luận án online: Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần…
Cách quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 để đánh giá kết quả học kỳ, cả năm
Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây: A quy đổi thành 4; B quy đổi thành 3; C quy đổi thành 2; D quy đổi thành 1; F quy đổi thành 0.
Theo đó, có thể quy đổi điểm trung bình hệ 10 sang hệ 4 theo bảng sau:
Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy.
Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Tiêu chí đánh giá kết quả học kỳ, cả năm
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc từng năm học sẽ dựa trên kết quả các học phần của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:
Tổng số tín chỉ mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học.
Tổng số tín chỉ mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ.
Điểm trung bình mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.
Những trường hợp sinh viên bị buộc thôi học
Sinh viên bị buộc thôi học nếu điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học; dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học (theo niên chế) và số lần cảnh báo học tập vượt quá giới hạn (theo tín chỉ).
Ảnh minh họa
Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học. Quy chế này quy định một số nội dung trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ , cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập nếu tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng ký hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24.
Ngoài ra, sinh viên cũng được cảnh báo nếu điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học; dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba hoặc dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
Sinh viên bị buộc thôi học nếu số lần cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo hoặc thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định.
Đối với phương thức đào tạo theo niên chế , cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi và số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
Sinh viên bị buộc thôi học trong trường hợp: Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8; Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi; Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định.
Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Nhiều trường đại học ở TP.HCM tăng học phí gấp đôi ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), có mức học phí năm học 2021-2022 tăng mạnh so với các năm trước. Trong tiến trình các trường đại học thực hiện tự chủ, bao gồm tự chủ tài chính, học phí tăng nhanh, thậm chí tăng gấp đôi. Trong năm tới, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH...