Hướng dẫn phân loại cao huyết áp chi tiết nhất
Cao huyết áp là căn bệnh khá phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và trị số huyết áp bác sĩ có thể phân loại cao huyết áp.
Việc phân loại này sẽ giúp cho quá trình điều trị và kiểm soát bệnh diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn.
1. Phân loại cao huyết áp theo nguyên nhân gây bệnh
1.1. Cao huyết áp nguyên phát – phân loại cao huyết áp chiếm 95%
Có đến khoảng 95% người bị cao huyết áp mà không rõ nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát. Đây là phân loại cao huyết áp được chẩn đoán sau khi bác sĩ nhận thấy huyết áp của bạn cao bất thường trong 3 lần khám trở lên. Và bác sĩ đã loại trừ tất cả các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp.
Bạn nên biết về Huyết áp cao là bao nhiêu?
Thông thường những người bị cao huyết áp nguyên phát không có triệu chứng. Nhưng bạn có thể bị đau đầu thường xuyên, mệt mỏi, chóng mặt hoặc chảy máu mũi. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đều tin rằng béo phì, hút thuốc, uống rượu, ăn kiêng và di truyền đều có liên quan lớn đến việc phát sinh bệnh cao huyết áp nguyên phát.
1.2. Cao huyết áp thứ phát
Khi một nguyên nhân gây tăng huyết áp được xác định thì tình trạng này được gọi là cao huyết áp thứ phát. Nguyên nhân phổ biến nhất gây cao huyết áp thứ phát chính là sự bất thường trong các động mạch cung cấp máu cho thận. Các nguyên nhân khác liên quan đến phân loại cao huyết áp này bao gồm:
- Tình trạng tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ hay còn gọi là chứng ngưng thở khi ngủ
- Các bệnh và khối u của tuyến thượng thận.
- Bất thường về hormone.
- Bệnh tuyến giáp.
- Tiêu thụ quá nhiều muối hoặc cồn trong chế độ ăn uống.
- Ảnh hưởng từ 1 số loại thuốc như ibuprofen (Motrin, Advil , và những loại khác) và pseudoephedrine ( Afrin, Sudafed, và những loại khác).
Video đang HOT
Tin tốt là nếu nguyên nhân gây bệnh được tìm ra, phân loại cao huyết áp thứ phát thường có thể được kiểm soát. (Ảnh Internet)
2. Phân loại cao huyết áp theo trị số huyết áp
2.1. Cao huyết áp tâm thu đơn độc (isolated systolic hypertension)
Trị số huyết áp được ghi bằng 2 con số. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, là áp suất tạo ra trong nhịp tim. Số thứ 2 là huyết áp tâm trương, là áp lực khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp bình thường được coi là dưới 120/80. Với phân loại cao huyết áp tâm thu đơn độc, huyết áp tâm thu tăng trên 140. Trong khi huyết áp tâm trương vẫn ở gần mức bình thường, dưới 90.
Phân loại cao huyết áp này phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi. Nó gây ra bởi sự mất tính đàn hồi của động mạch. Huyết áp tâm thu quan trọng hơn nhiều so với huyết áp tâm trương khi nói đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với người lớn tuổi.
2.2. Cao huyết áp ác tính
Phân loại cao huyết áp này chỉ xảy ra ở khoảng 1% số người bị tăng huyết áp. Nó phổ biến ở những người trẻ tuổi, đàn ông Mỹ gốc Phi và phụ nữ bị nhiễm độc tố trong thai kỳ.
Cao huyết áp ác tính xảy ra khi huyết áp của bạn tăng cực kỳ nhanh chóng. Nếu huyết áp tâm trương của bạn vượt quá 130, rất có thể bạn bị tăng huyết áp ác tính. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng bao gồm tê tay và chân, mờ mắt, lú lẫn, đau ngực và đau đầu.
Tăng huyết áp ác tính là phân loại cao huyết áp rất nguy hiểm, cần được cấp cứu khẩn cấp. (Ảnh Internet)
2.3. Cao huyết áp kháng trị
Nếu bác sĩ đã kê 3 loại thuốc hạ huyết áp khác nhau mà huyết áp của bạn vẫn quá cao, bạn có thể bị tăng huyết áp kháng trị. Hay gọi cách khác, đây là phân loại cao huyết áp kháng thuốc. Cao huyết áp kháng trị chiếm khoảng 20 – 30% tổng các trường hợp huyết áp cao.
Cao huyết áp kháng trị có thể liên quan đến di truyền. Nó phổ biến ở những người lớn tuổi, béo phì, phụ nữ, người Mỹ gốc Phi hoặc có bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
2.4. Cao huyết áp áo choàng trắng
Cao huyết áp áo choàng trắng là một phân loại cao huyết áp đặc biệt. Nó mô tả tình trạng huyết áp không ổn định. Thuật ngữ “không ổn định” có nghĩa là huyết áp thay đổi theo thời gian – một điều khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Nó có thể cảnh báo nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Hoặc chúng có thể chỉ là một phản ứng bình thường.
Thuật ngữ “cao huyết áp áo choàng trắng” xuất phát từ hiện tượng bệnh nhân có thể bị cao huyết áp khi đến khám tại phòng khám. Nhưng lại có huyết áp bình thường khi đo tại nhà. Theo thống kê, phân loại cao huyết áp này ảnh hưởng tới 30% dân số.
Vì huyết áp có thể thay đổi, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên ghi lại huyết áp của mình ít nhất ba lần khác nhau để chẩn đoán chính xác bệnh tăng huyết áp. Một gợi ý khác là lặp lại kết quả đo huyết áp cao sau 5 đến 10 phút.
Đột nhiên chảy nước miếng: Cảnh báo 3 căn bệnh đe dọa sức khỏe và tăng nguy cơ đột tử
Việc chảy nước miếng vốn rất bình thường với mọi người, nhưng nếu đột nhiên chảy quá nhiều, hãy thận trọng vì cơ thể đang mắc phải 3 loại bệnh tiềm ẩn sau.
Chảy nước miếng , hay còn gọi bằng chảy nước dãi, là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Chúng có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ động tác nuốt thức ăn và giúp phát âm dễ dàng hơn. Bình thường, nước bọt được tiết ra khi bị kích bởi mùi thức ăn hoặc những ý nghĩ liên quan tới ăn uống, đặc biệt là những món có tính kích thích như vị chua.
Chảy nước miếng vốn là chuyện bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh.
Tuy nhiên, có nhiều người dù không hề thèm ăn hay gì nhưng việc chảy nước miếng liên tục vẫn xảy ra. Tình trạng này đặc biệt nặng hơn trong lúc ngủ, khiến cả gối ướt đẫm và bốc mùi khó chịu sau khi dậy.
Theo Paula Barry - bác sĩ tại phòng khám Penn Family & Internal Medicine (Mỹ), chuyện chảy nhiều nước bọt thường không đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp thì chúng là dấu hiệu của bệnh tật. Vậy nên khi thấy việc này xảy ra với tần suất dày đặc, hãy thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ mắc 3 bệnh sau:
1. Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là hội chứng được các chuyên gia đánh giá băng cụm từ "sát thủ trong giấc ngủ". Ngưng thở khi ngủ là sự rối loạn trong khi ngủ, có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Một trong những triệu chứng ban đầu thường là chảy nước miếng nhiều và ngáy quá mức.
Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ sớm.
Tình trạng ngưng thở liên tục này làm cơ thể thường xuyên thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu ở phổi, tim, thận, tuyến tụy, não... rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ. Mặc dù không làm cơ thể tử vong ngay lập tức, nhưng hội chứng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Theo chuyên gia cho hay, nếu ngưng thở khi ngủ khoảng 5 lần/giờ là bình thường, 5 - 15 lần/giờ là mức nhẹ và 15 lần trở lên là rất nặng. Bạn nên thay đổi tư thế ngủ thành nằm ngửa xem có đỡ hơn không. Nếu chẳng có gì thay đổi thì phải đi khám ngay kẻo bệnh sinh nặng.
2. Do đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh
Có lẽ nhiều người đọc xong sẽ nghĩ 2 việc này chẳng hề liên quan gì cả. Nhưng có thể khẳng định rằng, việc chảy nước miếng quá nhiều thường là dấu hiệu báo trước đột quỵ , đặc biệt là vào buổi đêm. Nếu đột nhiên chảy nhiều nước miếng trong khi ngủ và lúc thức giấc, cười thì bị lệch kèm đau đầu nhẹ thì coi chừng, bạn đang có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Đột quỵ nhẹ trong đêm sẽ khiến bạn cười lệch sang một bên khi thức giấc, hãy để ý.
Bên cạnh đó, một vài loại rối loạn thần kinh như xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh liệt Bell hoặc bệnh Parkinson cũng gây nên chứng chảy nhiều nước miếng trong ngày. Trong trường hợp này mọi người không được coi thường, nên đến bệnh viện ngay lập tức để tiến hành các kiểm tra liên quan, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề trước khi đột quỵ và bệnh tật xảy ra.
3. Xơ cứng động mạch
Loại bệnh này thường gây nên chứng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não lẫn cơ bắp. Lâu ngày sẽ khiến khuôn mặt bị giãn ra và mất đi khả năng giữ nước bọt trong miệng. Với người già nói riêng thì xơ cứng động mạch còn làm họ nhai nuốt kém hơn, dẫn đến chảy nước miếng nhiều trong khi ngủ.
Thêm vào đó, xơ cứng động mạch có thể phát triển thành xơ vữa động mạch . Tình trạng này sẽ gây ra bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề lưu thông máu ở cánh tay và chân. Nếu không kịp thời chữa trị còn làm xuất huyết nội bộ, gây bệnh thận mãn tính và đe dọa tính mạng là điều không tránh khỏi.
Những triệu chứng sớm của loại bệnh này thường là chảy nhiều nước miếng, đau ngực, mất thị lực một bên mắt, khó nói chuyện, cao huyết áp... Khi thấy một trong các dấu hiệu trên thì đừng ngại đi khám, điều trị sớm sẽ ngừa vô vàn bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Một số cách để điều trị vấn đề chảy nhiều nước miếng
Như đã nói, không hẳn lúc nào chuyện chảy nước miếng cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu chẳng may mắc phải vấn đề khó nói này, chị em có thể tham khảo một vài biện pháp sau để cải thiện:
- Làm sạch xoang mũi để mũi không bị tắc, giúp nước bọt chảy xuống cổ họng mà không bị tràn ra ngoài. Hãy tắm bằng nước ấm và dùng một số loại tinh dầu để đường hô hấp được thông thoáng, khỏe mạnh.
- Thay đổi tư thế ngủ từ nằm nghiêng sang nằm ngửa, giúp nước bọt luôn ở trong miệng mà không lo tràn ra ngoài.
- Xem lại một số loại thuốc đang sử dụng, chẳng hạn như kháng sinh hay thuốc chống loạn thần có thể khiến nước miếng bị chảy ra nhiều hơn.
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không ngủ sau khi vừa ăn no xong, cố gắng không ăn nhiều và ăn ít thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu hóa.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng và không nhai nhiều kẹo cao su vì chúng tăng tiết nước bọt trầm trọng.
Béo phì không chỉ là vấn đề của ngoại hình Những người béo phì có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác liên quan tim mạch và xương khớp. Tìm đến tập luyện và ăn kiêng sau một thời gian dài để bản thân rơi vào tình trạng béo phì, nhiều người trăn trở ngoại hình đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, hình ảnh...