Hướng dẫn mẹ cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế
Chỉ cần thực hiện đúng cách cho trẻ sơ sinh bú thì sữa mẹ sẽ về nhiều cũng như em bé có thể bú thoải mái mà không bị gò bó hay khó chịu.
Mọi người đều nghĩ rằng, việc cho con bú là bản năng của người mẹ và hết sức đơn giản. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện đúng cách cho trẻ sơ sinh bú nhằm giúp trẻ thoải mái hơn, không bị sặc,… thì không phải ai cũng biết rõ.
Tất cả em bé sơ sinh đều có bản năng tự tìm vú mẹ để bú sữa. Những hành vi này sẽ có trong 1 đến 2 giờ đầu sau sinh và kéo dài đến 3 tháng sau đó. Các dấu hiệu của việc trẻ muốn bú sữa mẹ có thể bao gồm:
- Xoay đầu sang các bên để tìm vú mẹ.
- Nút lưỡi và chép miệng như đang bú.
- Quằn người, rúc tìm ngực mẹ.
- Cho tay vào miệng.
Nếu trẻ khóc quấy nhiều là dấu hiệu đòi ăn muộn do bé thấy đói. Chính vì vậy, mẹ nên quan sát kỹ để tìm các tín hiệu và cho trẻ ăn sớm hơn, giúp trẻ không bị đói.
2. Nhu cầu bú mỗi ngày của trẻ sơ sinh
Mỗi trẻ có số cân nặng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó số lần bú và lượng sữa cần ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, theo như các chuyên gia đã nghiên cứu, hầu hết trẻ sơ sinh đều cần bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Mỗi cữ bú nên cách nhau 2 tiếng đến 3 tiếng tùy thuộc vào bé bú sữa mẹ hay sữa công thức.
Lúc mới chào đời, dạ dày của bé chỉ chứa được khoảng 5 đến 7ml sữa do kích thước chỉ bằng quả anh đào. Đến ngày thứ 3 sau sinh, kích thước dạ dày sẽ lớn tương đương quả óc chó và có thể chứa được tối đa 27ml sữa. Sau 1 tháng, kích cỡ dạ dày sẽ tương đương quả trứng gà, có thể chứa từ 80 đến 150ml sữa.
Kích thước dạ dày của trẻ (Ảnh: Internet)
Sau khi trẻ được 3 tháng tuổi, lượng sữa mỗi lần bú được có thể tăng lên 90 đến 150ml sữa, tương đương với 600 đến 900ml sữa mỗi ngày. Thời gian trung bình mẹ cho bé bú nên kéo dài 20 đến 30 phút mỗi cữ bú. Ít nhất là 10 phút cho mỗi bên ngực. Điều này là do 10 phút đầu tiên bé chỉ bú được chủ yếu là nước, trong khi sữa mẹ tiết ra sau đó mới mang nhiều dưỡng chất. Khi bé lớn hơn, khoảng sau 6 tháng tuổi thì thời gian bú cũng sẽ ngắn hơn, chỉ cần từ 5 đến 10 phút cho mỗi cữ bú.
Việc cho trẻ bú đêm cũng cần tùy theo nhu cầu. Vì việc bú bữa đêm sẽ làm bé thức giấc giữa chừng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
3. Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng
Trong khoảng thời gian đầu từ 2 tuần tới 1 tháng, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi cho bé bú. Phải mất khá nhiều thời gian để có thể tìm được tư thế cho bé bú ổn định và phù hợp với thể trạng của cả mẹ và bé. Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách giúp đảm bảo nguồn sữa cho bé được cung cấp tốt. Ngoài ra thực hiện đúng cách cho trẻ sơ sinh bú còn giúp mẹ tránh cảm giác đau khi cho con bú, đau núm vú hay nứt ở vú.
Để cho bé bú, mẹ cần mặc quần áo dễ chịu và thoải mái. Vị trí phù hợp để cho bé bú là khi cả con và mẹ đều thấy thoải mái, không bị căng cơ hay gò bó khó chịu. Khi trẻ tìm được đúng vị trí thoải máu, bé sẽ mở miệng và bắt đầu bú. Lúc này mẹ cần để bé chủ động càng nhiều càng tốt và đặt bé sao cho toàn thân bé là một đường thẳng.
Video đang HOT
Các tư thế cho bé bú đúng cách (Ảnh: Internet)
Dù mẹ cho bé bú ở tư thế nào, hãy cố gắng giữ bé ở 1 bên tay, tay còn lại nâng và giữ vú. Đặt ngón tay cái lên phần trên, phía sau khu vực quầng vú và lòng bàn tay phía dưới vú cách xa quầng vú. Tay bạn nên nhẹ nhàng nâng đỡ vú và hình thành một hình chữ “C” xung quanh vú. Cố gắng không thay đổi hình dạng vú theo bất kỳ cách nào.
4. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú đúng cách
Mẹ sẽ biết được khi nào trẻ sơ sinh bú đúng cách khi thấy các dấu hiệu dưới đây bao gồm:
- Trẻ ngậm bắt vú đúng. Môi của bé hướng ra phía ngoài, trong khi đó núm vú cần phải nằm hoàn toàn trong miệng của trẻ. Hai hàm của trẻ sẽ cặp vào phần phía trên của vú chứ không chỉ là núm vú. Lưỡi của bé chụm quanh đầu vú, má chụm tròn và quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới.
Tư thế ngậm bắt vú đúng ở trẻ (Ảnh: Internet)
- Đầu và thân trẻ cần phải nằm ở trên cùng một đường thẳng. Khi bú mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú. Thân trẻ cần được đặt sát người mẹ và toàn bộ người trẻ được nâng đỡ.
Trẻ chỉ bú có hiệu quả khi nuốt chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp. Mẹ có thể nhìn hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt. Lưu ý khi trẻ vẫn muốn bú, mẹ không nên cố dừng bé lại. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu, không cho trẻ ăn hay uống thứ gì khác ngay cả nước lọc để trẻ phát triển tốt nhất.
5. Dấu hiệu bé đã bú đủ
Nhận biết dấu hiệu bé đã bú đủ no là một chuyện không hề đơn giản với những bà mẹ mới sinh con lần đầu. Tuy nhiên những dấu hiệu này rất rõ ràng và mẹ có thể nhận biết ngay chỉ cần chú ý quan sát. Dưới đây là những dấu hiệu bé đã bú đủ như:
- Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau mỗi lần cho bé bú.
- Phân của trẻ có màu vàng và mềm.
- Bé đi tiểu đều đặn. Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu. Nước tiểu không có mùi hôi lạ thường.
- Bé sẽ vui vẻ, thoải mái và hài lòng sau khi được bú đủ no.
- Cân nặng của trẻ tăng lên một cách đều đặn sau khoảng 2 tuần đầu tiên sau sinh.
Một lưu ý nhỏ trong quá trình cho trẻ sơ sinh bú là nếu thời gian bú của trẻ ngắn hơn so với bình thường. Điều này là bình thường vì còn tùy thuộc vào bầu ngực của mỗi mẹ. Mỗi một người sẽ tạo ra khối lượng sữa khác nhau và bé có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng chỉ trong vòng vài phút khi bú. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm miễn là cần đảm việc cho con bú đúng cách cũng như không bỏ qua cữ bú nào.
6. Một số lưu ý về việc cho trẻ bú
Bên cạnh các dấu hiệu hay cách cho trẻ sơ sinh bú, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trong vài giờ đầu sau sinh, mẹ sẽ có một lượng sữa non. Sữa non là rất quý giá và có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Chính vì vậy, mẹ hãy cố gắng hết sức có thể để tận dụng cho bé bú nguồn sữa này càng sớm càng tốt.
- Mẹ có thể dựa vào nhu cầu của bé để cho bé bú, không nhất thiết phải tuân theo tiêu chuẩn khuyến cáo nếu như bé không muốn. Ép bé bú liên tục có thể khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi và khiến bé bỏ bú.
- Trong 2 tuần đầu sau khi sinh, bé có thể bị giảm cân sinh lý do cơ thể bé chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Thông thường, bé có thể giảm trung bình từ 140gr đến 200gr và sẽ trở lại mức cân nặng bình thường sau 10 đến 12 ngày. Chính vì vậy nếu bé có bị sút cân trong giai đoạn này khi bú mẹ, mẹ cũng không nên quá lo lắng.
- Tã của trẻ có thể chỉ hơi ẩm trong những ngày đầu sau sinh. Sau đó vài hôm, tã của trẻ sẽ ướt hơn nếu bú được nhiều. Nếu tã của trẻ ướt mẹ cần phải thay ngay để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm. Trung bình mỗi ngày mẹ có thể thay từ 8 đến 10 chiếc tã.
- Bên cạnh việc cho bé bú đúng cách, mẹ cũng cần chú ý tăng cường chất lượng sữa và dinh dưỡng để giúp mẹ khỏe mạnh. Mẹ cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bữa ăn nên có đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung đầy đủ DHA, EPAm sắt, iode đều đặn.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ không nên bỏ qua
Việc hiểu biết những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, đầy đủ là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số những lưu ý mẹ không nên bỏ qua nếu muốn trẻ phát triển khỏe mạnh.
Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, mẹ cần phải đặc biết lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh do ở giai đoạn này bé vẫn còn rất non nớt. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc chăm sóc đúng cách trong những tháng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh nên nắm vững những lưu ý cần thiết để chăm sóc con khoa học, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
1. Lưu ý về chăm sóc rốn cho trẻ
Cuống rốn của trẻ sơ sinh là vết thương hở và rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng cuống rốn có thể biến chứng thành nhiễm trùng máu ở trẻ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, mẹ cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và tuân thủ các bước như sau:
- Rửa tay thật sạch, sát trùng tay với cồn 90 độ trước khi chạm vào rốn trẻ.
- Tháo băng rốn và gạc rốn một cách nhẹ nhàng.
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn để phát hiện những biểu hiện bất thường như viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu hay có mùi hôi...
- Lau sạch rốn với nước vô trùng, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
- Lau vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý. Sau đó che rốn bằng 1 lớp gạc mỏng hoặc để hở rốn.
- Lưu ý khi quấn tã cần quấn vùng dưới rốn để tránh cho phân hay nước tiểu dính vào vùng rốn.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Trong trường hợp khi quan sát vùng rốn của trẻ sơ sinh nếu phát hiện các dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ ở vùng rốn.
- Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.
- Vùng da quanh rốn sưng và đỏ tấy.
- Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.
- Bé sinh được 3 tuần nhưng rốn chưa rụng.
Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hay bôi bất kỳ thuốc gì khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Chăm sóc da cho bé
Do làn da của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ theo các lưu ý sau đây:
- Cho bé mặc quần áo có chất liệu vải mềm và cần cắt bỏ nhãn mác để tránh trầy xước da gây viêm nhiễm.
- Sử dụng xà phòng chuyên dụng dành riêng cho trẻ nhỏ để giặt đồ cho bé.
- Thay tã cho bé ngay sau khi tè hay ị. Cần lưu ý chọn các loại tã phù hợp về kích thước và có khả năng chống hăm, thấm nước tốt.
- Cần để bé tránh xa khỏi khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm do trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt.
- Sử dụng các sản phẩm sữa tắm và dầu gội đầu dành riêng cho trẻ, không gây cay mắt. Tránh các sản phẩm có chứa cồn hoặc có chứa các chất tẩy mạnh.
- Nên thoa kem dưỡng ở những vùng da bị khô hay bong tróc.
3. Theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ
Tình trạng vàng da sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây nguy hiểm nếu không được chẩn đoán kịp thời. Bởi vì vàng da có thể gây ra biến chứng dẫn đến các di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Vì vậy bạn cần đưa con đi khám ngay nếu bé thấy có dấu hiệu vàng da bệnh lý.
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời (Ảnh: Internet)
Nếu bé có các biểu hiện vàng da bệnh lý, bé cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Lưu ý, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng nó sẽ giúp các bậc phụ huynh theo dõi mức độ vàng da của bé dễ dàng hơn.
4. Cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch
Việc tiêm phòng đẩy đủ các loại vaccine sẽ giúp trẻ tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần tìm hiểu một cách rõ ràng trẻ cần tiêm những loại vaccine gì, thời gian tiêm chủng là bao giờ và tiêm như thế nào. Hãy cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng và cho trẻ tiêm phòng đầy đủ cũng như đúng lịch.
5. Theo dõi nhiệt độ của trẻ
Theo dõi nhiệt độ là cách tốt nhất để để có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt và có cách chăm sóc phù hợp. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 - 37,5C. Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5C, cần ủ ấm cho bé ngay. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5C, bạn nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, vớ và cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.
Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38C, bé đã bị sốt. Bạn cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng đã được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè Để nhiệt độ phòng không phù hợp, quấn quá nhiều lớp tã hay tắm chưa đúng cách là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh của nhiều ông bố, bà mẹ. Bệnh nhi 14 ngày tuổi tới khám tại Bệnh viện Bưu điện trong tình trạng toàn thân bị mưng mủ. Em bé quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ...