Hướng dẫn cách bảo quản ngô
Ngô có theo mùa vụ, nhiều khi muốn ăn lại chẳng có. Bạn muốn mua về để dành ăn dần nhưng lại chưa biết cách bảo quản? Xin giới thiệu với bạn một số cách bảo quản bắp cực hiệu quả dưới đây.
Bảo quản cả bắp:
Bảo quản theo cách này tốt nhất vì phôi hạt vẫn cắm vào lõi, không khí ẩm và sâu mọt khó xâm nhập, thông thoáng nên không khí lưu thông dễ dàng, nhiệt độ và ẩm độ không tích tụ trong đống bắp. Bảo quản cả bắp còn làm tăng phẩm chất bắp vì chất dinh dưỡng từ lõi chuyển vào hạt. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có hạn chế như vận chuyển cồng kềnh, tốn bao bì và phương tiện vận chuyển, chứa đựng, khi sử dụng lại mất công tách hạt. Kho bảo quản cả bắp phải là kho thoáng, xung quanh có lót lưới sắt hoặc phên thưa, cách sàn mặt đất và tường 40 – 60cm. Nếu kho kín thì xung quanh tường có lót phên nứa cách mặt tường 20cm. Kho lớn thì cần đặt ống thông hơi. Bắp được bảo quản cần chọn những bắp tốt, thu hoạch xong bóc hết lá, phơi thật khô để thoát hết nước trong lõi và tiêu diệt mầm bệnh sâu mọt. Nếu số lượng bắp ít thì có thể buộc túm và gác trên gác bếp.
Bảo quản hạt rời:
Phương pháp này kém an toàn hơn vì phôi không được bảo vệ nên dễ hút ẩm và dễ bị nấm mốc, sâu mọt xâm nhiễm. Theo kinh nghiệm của ngành lương thực thì bảo quản kín là tốt nhất. Ở trong kho người ta làm những bức tường bằng trấu dày 20cm bao phủ lấy khối hạt. Trước khi đổ hạt, lót một lớp trấu dày như trên rồi rải thêm một lớp vôi dày khoảng 3 – 5cm, xong lót một lớp cót và đổ hạt lên trên. Sau khi đổ đầy hạt, san phẳng lớp mặt, trải cót lên và lại tiếp tục đổ một lớp vôi, một lớp trấu dày lên trên, úp kín bề mặt khối hạt. Phương pháp này giữ được hàng năm, không bị sâu mọt, nấm mốc và sinh vật khác phá hại. Trong điều kiện gia đình, với số lượng ít có thể dùng cót quây thành vựa làm hai lớp, lớp nọ cách lớp kia 20cm, ở giữa trải trấu khô sạch, đáy vựa cũng lót lớp trấu dày 20cm rồi trải cót hoặc bao tải sạch, sau đó đổ đầy hạt bắp để bảo quản.
Muốn đạt kết quả tốt khi bảo quản hạt bắp rời bằng phương pháp kín cần chú ý:
Video đang HOT
- Trước khi nhập kho, hạt bắp phải được phơi thật khô. Loại bỏ tạp chất và những hạt sâu mọt.
- Kho phải được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, lót trấu khô và chọn loại trấu to bản và trong đống trấu thỉnh thoảng bỏ thêm những bọc thuốc Basudin 10H nhỏ (khoảng 50 – 100g/bọc).
- Khi hạt chớm phát sinh sâu hại hoặc nấm bệnh thì cần đem phơi nắng ngay hoặc phun thuốc khử trùng.
Ngoài ra còn có thể bảo quản bắp bằng các bao tải, thuận tiện cho việc bảo quản, không tốn phương tiện chứa đựng. Bao tải được xếp theo khối hẹp, chạy dài, chiều rộng 3 -4 bao, chiều cao không quá 10 bao. Giữa các khối có chừa lối đi để kiểm tra dễ dàng. Bao tải đựng cần phơi khô, sạch sẽ.
Bảo quản bắp giống:
Có thể tiến hành theo những cách trên nhưng tuyệt đối không bảo quản kín. Kho bảo quản bắp giống phải đảm bảo ngoài việc chống ẩm, chống nấm mốc, sâu mọt, còn phải đảm bảo độ nảy mầm cao. Do đó kho phải thường xuyên thoáng mát và khô ráo. Nếu hạt giống bảo quản ở trạng thái hạt rời thì nên trộn lẫn với lá xoan khô để chống sâu mọt.
Theo VNE
[Chế biến] - Ngô luộc kiểu Tây
Vẫn là những hạt ngô căng mẩy và giòn ngọt, nhưng khi ăn, bạn còn thấy rõ vị béo ngậy của phô mai phảng phất hương thơm mát của bạc hà.
Nguyên liệu:
4 bắp ngô ngọt cắt đôi150g phô mai feta 2 thìa canh bơ mềm2 thìa cafe lá bạc hà băm nhỏ1;/4 thìa cà phê muối.Thực hiện:
Trộn đều phô mai với lá bạc hà, bơ và muối.
Cho ngô vào nồi, luộc chín.
Ngô chín, vớt ra để ráo nước rồi cho vào bát đựng hỗn hợp phô mai, lăn tròn để phô mai bám đều các hạt ngô.
Xếp ngô ra đĩa, trang trí bằng lá bạc hà và dùng nóng.
Chúc các bạn thành công!
Theo Amthucbonmua
Xuýt xoa ngô nướng bẹ ngoại thành Hà Nội Bắp ngô khi tuốt ra mềm, nõn, lại có mùi thơm ngòn ngọt. Hạt ngô dẻo, giữ được nước. Nếu có dịp ghé qua ga Tía (cách ga Giáp Bát 18 km), nơi có không gian khá yên tĩnh, với lối đi rợp bóng dừa, rặng liễu tuyệt đẹp, bạn nhớ vào một quán cóc ven đường bán món ngô nướng bẹ rất...