Huawei yêu cầu nhà mạng Mỹ trả 1 tỷ USD cho bằng sáng chế
Huawei cho hay Verizon đã sử dụng 238 bằng sáng chế của họ và yêu cầu nhà mạng Mỹ trả khoản tiền 1 tỷ USD cho việc này.
Theo New York Times, Huawei đã cáo buộc nhà mạng Verizon trong một lá thư, cho rằng nhà mạng Mỹ đã sử dụng 238 bằng sáng chế của họ.
“Chúng tôi tin rằng công ty sẽ nhìn thấy được lợi ích của việc cấp giấy phép trong danh mục bằng sáng chế của chúng tôi”, nội dung trong một bức thư khác Huawei viết cho Verizon vào ngày 29/3.
Huawei đã bị cấm cửa ở thị trường smartphone Mỹ trong nhiều năm, vì thế công ty đang tìm kiếm doanh thu từ các bằng sáng chế.
Huawei yêu cầu nhà mạng Verizon trả 1 tỷ USD cho bằng sáng chế. Ảnh: NY Times.
Verizon không mua bất kỳ sản phẩm nào từ Huawei nhưng công ty phụ thuộc vào hơn 20 nhà cung cấp sử dụng công nghệ của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Các bằng sáng chế liên quan đến những thiết bị mạng và công nghệ không dây. Huawei tuyên bố nhà mạng Mỹ phải chi hơn 1 tỷ USD để trả cho các bằng sáng chế này.
Người phát ngôn của Verizon, ông Richard Young, cho biết công ty chưa có bình luận nào về bức thư của Huawei. “Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Huawei đều có ý nghĩa đối với toàn bộ ngành công nghiệp của chúng tôi”, ông Young nói.
Huawei là một trong những công ty lớn nhất của Trung Quốc và có ảnh hưởng trên toàn cầu. Đây là thương hiệu smartphone lớn thứ hai thế giới sau Samsung, một trong những nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu về mạng 5G.
Huawei đang đối mặt với khủng hoảng sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Giữa tháng 5, Mỹ công bố đưa Huawei vào “danh sách đen”. Theo sau đó, hàng loạt đối tác lớn như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và ARM… tuyên bố “nghỉ chơi” với hãng công nghệ Trung Quốc.
Lệnh “cấm vận” xuất hiện trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế lên hàng hóa của nhau trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài nhiều tháng qua.
Mỹ cho rằng điện thoại thông minh và thiết bị mạng lưới viễn thông của Huawei được chính phủ Trung Quốc sử dụng với mục đích gián điệp. Tuy nhiên, Huawei phủ nhận cáo buộc này.
Công ty đã gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền ông Trump là vi hiến.
Theo Reuters, kiến nghị của công ty trung Quốc được gửi tới Tòa án quận Đông Texas hôm 28/5. Đây là bản bổ sung cho đơn kiện Huawei đã gửi lên tòa án quận Texas từ hồi tháng 3. Khi đó công ty Trung Quốc yêu cầu xem xét tính hợp hiến ở điều khoản 899 của NDAA 2019.
Bắc Kinh đã cảnh báo những công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Dell rằng họ sẽ đối mặt với sự trừng phạt nếu hợp tác với chính quyền Donald Trump cấm bán công nghệ cho công ty Trung Quốc.
Theo zing
Vị thế của Mỹ trong cuộc đua 5G khi cấm cửa Huawei
Giới chuyên gia nhận định Mỹ sẽ không bị thụt lùi trong cuộc đua mạng 5G nếu Huawei vẫn tiếp tục bị cấm tham gia thị trường Mỹ.
Mỹ không bị thụt lùi dù vắng Huawei
Theo kênh CNBC, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cùng truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo rằng Mỹ sẽ không thể hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu thế giới trong cuộc đua tới chuẩn mạng viễn thông 5G hay còn gọi thế hệ mạng di động thứ 5, nếu tiếp tục cấm Huawei tham gia thị trường Mỹ.
Phía Trung Quốc lập luận rằng việc thiếu vắng Huawei sẽ làm giảm sự cạnh tranh, đội giá thiết bị phần cứng 5G và làm trì hoãn sự phát triển của công nghệ tốc độ cao quan trọng này.
Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu hồi tháng 11-2018 cảnh báo việc Mỹ tiếp tục cấm Huawei tham gia thị trưởng Mỹ sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thụt lùi trong cuộc đua mạng 5G.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc tháng trước cho hay châu Âu cũng sẽ tụt lại phía sau trong cuộc đua 5G nếu Huawei cũng bị cấm ở đó.
Một gian hàng Huawei tại triển lãm di động toàn cầu ở Barcelona, Tây Ban Nha năm 2019.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định rằng những tuyên bố trên không hoàn toàn đúng. Theo các chuyên gia, các đối thủ tầm cỡ của Huawei gồm Nokia, Ericsson và Samsung có thể đón đầu sự trì trệ đó.
"Ngay cả khi Huawei bị loại trừ vĩnh viễn khỏi Mỹ, các đối thủ của nó như Nokia, Ericsson, Verizon và AT&T sẽ đảm bảo Mỹ được cung cấp đầy đủ. Tốc độ là khó có thể bị ảnh hưởng ở Mỹ trong kịch bản này", chuyên gia Vinod Nair tại công ty tư vấn và đầu tư Delta Partners có trụ sở Singapore nói với CNBC.
Ai thế chỗ Huawei?
Huawei thành công lớn ở Trung Quốc, châu Âu và nhiều thị trường mới nổi khác. Tuy nhiên, các sức ép chính trị lên Huawei gia tăng trong những tháng gần đây, với một số nước như Úc và Nhật Bản nối gót Mỹ cấm hãng viễn thông này tham gia mạng 5G trong tương lai.
Tận dụng thời cơ, các đối thủ của Huawei đã sẵn sàng bắt đầu thế chỗ khi nhà tiên phong mạng 5G của Trung Quốc vắng mặt.
Hồi tháng 1, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc thông báo hãng này sẽ cung cấp cho nhà mạng Verizon của Mỹ một số thiết bị dành cho 5G. Năm ngoái, công ty viễn thông AT&T của Mỹ thông báo Samsung, Ericsson và Nokia sẽ cũng cấp phần cứng cho mạng 5G của hãng.
"Có ba lựa chọn thay thế đáng kể: Nokia, Ericsson và Samsung. Hai lựa chọn đầu tiên là hiển nhiên. Mạng Samsung đã gia tăng thị thần sau những thách thức cho Huawei. Samsung có một lượng khách hàng nhất định ở Hàn Quốc sử dụng cơ sở hạ tầng 5G và là người hưởng lợi đáng kể ở Mỹ", ông Shaun Collins, Giám đốc điều hành hãng nghiên cứu công nghệ CCS Insight, cho hay.
Châu Âu thận trọng
Dẫu vậy, Huawei, nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, được như vậy một phần nhờ cung cấp các giao dịch tài chính thuận tiện thông qua các ngân hàng, bán thiết bị rẻ hơn và triển khai mạng tương đối nhanh.
Những yếu tố trên đã trở thành điểm hấp dẫn đối với nhiều hãng viễn thông khác, đặc biệt ở châu Âu.
Mỹ có bị thụt lùi trong cuộc đua mạng 5G khi cấm cửa Huawei? Ảnh: GETTY
Theo ông Nair, nếu Nokia, Ericsson và Samsung tập trung các nỗ lực vào những thị trường, nơi Huwei vắng mặt thì những quốc gia khác có thể chịu thiệt hại khi triển khai 5G.
"Các thị trường châu Á nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng nếu các đối thủ của Huawei chuyển sự chú ý của họ sang Mỹ và các nền kinh tế lớn của châu Âu sẽ lấp khoảng trống này", ông Nair nói với CNBC.
Trong khi Mỹ đã cấm Huawei, các quốc gia ở châu Âu tỏ ra thận trọng hơn bất chấp sức ép từ Mỹ. Đức là một ví dụ. Đức cho hay nước này chưa sẵn sàng cấm Huawei hay bất cứ nhà cung cấp thiết bị mạng cụ thể nào.
Nick Read, Giám đốc điều hành hãng viễn thông châu Âu Vodafone, tháng trước cảnh báo rằng loại Huawei khỏi mạng 5G của châu Âu có thể là "sự phá vỡ khổng lồ" cho cơ sở hạ tầng quốc gia. Vodafone là một khách hàng lâu đời của Huawei và tiếp tục hợp tác với tập đoàn này.
Ngay cả Giám đốc điều hành của Ericsson, ông Borje Ekholm hồi tháng 2 cho hay cuộc tranh luận về Huawei đang gây ra "bất ổn", có thể làm trì hoãn sự phát triển của 5G ở châu Âu.
Chuyên gia Collins của CCS Insight chia sẻ quan điểm một số thị trường vắng Huawei có thể sẽ đối mặt với việc triển khai mạng chậm hơn.
Theo PLO
Năm 2019 có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của Huawei Huawei hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trên toàn thế giới, bị tẩy chay, giám đốc tài chính của công ty bị bắt giữ, không thể xâm nhập thị trường Mỹ... Trong những năm qua chúng ta đã thấy rất nhiều thương hiệu điện thoại thông minh nhanh chóng nổi lên và biến mất ngay sau đó, đơn cử như...